Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Bộ phim Mùa gió chướng?

NoName.703
11/07/2016 15:44:03
5.540 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
Phạm Văn Cao | Chat Online
13/07/2016 03:52:18
Mùa gió chướng là bộ phim truyện đầu tau của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến.
Kịch bản: Nguyễn Quang Sáng
Đạo diễn: Hồng Sến
Quay phim: Đường Tuấn Ba
Họa sĩ: Vĩnh Bảo
Nhạc sĩ: Hoàng Hiệp
Diễn viên: Thùy Liên, Lâm Tới, Lý Huỳnh, Minh Đáng, Bảy Ngọc, Huỳnh Nga, …

Mùa gió chướng,phim mùa gió chướng,Nguyễn Hồng Sến,đạo diễn Nguyễn Hồng Sến

Mùa gió chướng là bộ phim đen trắng dài 110 phút được đạo diễn Nguyễn Hồng Sến thực hiện dựa theo tiểu thuyết Mùa Gió Chướng của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, là cuốn tiểu thuyến nổi tiếng đương thời mô tả tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam chống lại sự đàn áp, ý đồ dời dân lập ấp của kẻ địch. Cuộc đấu tranh đó đã trải qua biết bao gian nan, thử thách, biết bao hy sinh mất mát. Nhưng cuối cùng đã đạt được thắng lợi hoàn toàn. Một cách nào đó, Mùa Gió Chướng khái quát cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Mùa gió chướng,phim mùa gió chướng,Nguyễn Hồng Sến,đạo diễn Nguyễn Hồng Sến

Mùa gió chướng năm ấy, trên cánh đồng nước mênh mông, có hai chiến sĩ quân giải phóng được trên cử từ Trung ương cục R về công tác tại một địa phương ở miền Tây Nam bộ. Đó là Năm Bờ (Minh Đáng) và Châu (Nguyễn Phúc). Họ đã nếm ngay sự săn đuổi của máy bay trực thăng Mỹ, song cuối cùng cũng đến được trạm giao liên nằm chơ vơ giữa đồng nước mênh mông. Tại đây Châu gặp và làm quen với cô giao liên xinh đẹp Bé Ba (Thúy An) để rồi ngày qua ngày giữa hai người hình thành một tình yêu sâu sắc.

Năm Bờ cũng vui mừng gặp lại người yêu là Sáu Linh (Thùy Liên) chỉ huy du kích tại địa phương. Tuy nhiên, niềm vui của họ chưa thật sự trọn vẹn vì cả hai phải chuẩn bị bắt tay vào cuộc chiến đấu chống càn của địch trong kế hoạch dồn dân lập ấp, tát nước bắt cá khiến cho cách mạng không còn có thể dựa vào nhân dân mà tồn tại.

Đại biểu cho lực lượng chống phá cách mạng là đại úy Long (Lý Huỳnh). Long thuộc gia đình địa chủ, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Vốn mâu thuẫn sâu sắc với cách mạng do bản chất giai cấp, Long điên cuồng diệt cộng, tích cực tổ chức các cuộc hành quân càn quét để không cho cách mạng có điều kiện thuận lợi bám rễ trong dân.

Trong trận càn ác liệt đó, Châu đã hy sinh để lại nỗi đau trong lòng Bé Ba và sự thương tiếc ở bà con. Sáu Linh may mắn thoát được đại úy Long phát hiện nhờ vào sự che chở và bảo bọc của dân làng. Tuy nhiên, sau cuộc chiến không cân sức đó, dân cũng bị địch lùa đi. Sáu Linh tiếp tục được sự chở che của bà con, cải trang qua mắt kẻ địch mà trà trộn vào tận ấp để chỉ đạo cơ sở hoạt động trước sự theo dõi gắt gao của bọn tay sai mật vụ, thiên nga.

Trong số các cơ sở nòng cốt của cách mạng có ông Tám Quyện (Lâm Tới), ông sống một thân một mình, đi lân la nhiều nơi để nắm tình hình, nhà ông còn là nơi hội họp bí mật của cán bộ. Một lần nọ, Năm Bờ và Sáu Linh gặp nhau tại đây nhưng bị chỉ điểm phát hiện, đại úy Long bao vây. Tám Quyện sau đó bị bắt khi chở Lâm Bờ định trốn.

Năm Bờ bị giam giữ còn Tám Quyện thì bị xử tử. Ông mất đi trước sự thương tiếc của dân làng, dấy lên làng sóng căm phẫn chống lại kẻ địch.

Được sự hậu thuẫn của một số phần tử phản chiến, Sáu Linh cùng các chiến sĩ và bà con đột nhập được vào nhà đại úy Long, bắt sống hắn, buộc hắn phải thả Năm Bờ và tuyên bố đầu hàng cách mạng. Không còn cách nào khác, đại úy Long phải chấp hành. Sau khi tiếng loa kêu gọi của đại úy Long vừa dứt, tình hình trong trại lính trở nên hỗn độn, nhất là khi số lính chống đối không chịu đầu hàng, gọi phi pháo và tàu chiến Mỹ ngoài khơi.

Chi khu bị pháo kích ác liệt cùng lúc với sức tiến công của quân giải phóng, đặt dấu chấm hết cho những ngày chống phá cách mạng cho đại úy Long và đồng bọn.

Trong niềm vui giải phóng, người ta thấy đại úy Long cúi mặt xấu hổ trước hạnh phúc đoàn viên của nhân dân nói chung và của Sáu Linh - Năm Bờ nói riêng.

Là phim đầu tay của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến, Mùa Gió Chướng mang đậm dấu ấn phong cách của ông đã được hình thành từ phim tài liệu Đường ra phía trước. Đó là tính sử thi hoành tráng chen lẫn với nét lãng mạn trữ tình.

Đạo diễn Nguyễn Hồng Sến
Nguyễn Hồng Sến (1933 - 1995) là đạo diễn điện ảnh của Việt Nam, nổi tiếng với các phim về đề tài chiến tranh.

Hồng Sến sinh năm 1933, tại Mộc Hóa, tỉnh Long An. Sau năm 1954, ông ra miền Bắc Việt Nam, theo học lớp quay phim đầu tiên của Trường Điện ảnh Việt Nam. Bộ phim đầu tiên mà ông quay là phim tài liệu Nước về Bắc Hưng Hải đã đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva năm 1959. Ông còn tiếp tục quay một số phim khác như Lửa trung tuyến, Kim Đồng... trước khi trở lại miền Nam Việt Nam vào năm 1964. Sau một số bộ phim phóng sự chiến trường quay chung với nhiều người khác, Hồng Sến làm đạo diễn phim tài liệu Đường ra phía trước (ký tên Hồng Chi) nói về hoạt động của một đoàn dân công vận tải phục vụ chiến trường ở vùng Đồng Tháp Mười. Bộ phim này đã đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva 1969 và giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1973. Sau năm 1975, ông có một khoảng thời gian ngắn thực tập tại Bulgaria và Cộng hòa Dân chủ Đức rồi trở về Việt Nam làm đạo diễn bộ phim truyện đầu tay Mùa gió chướng. Phim đã được nhận giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam 1980. Cũng tại Liên hoan phim này, bộ phim thứ hai của Hồng Sến kể về cuộc sống gian nan của một cặp vợ chồng cùng đứa con nhỏ ở vùng Đồng Tháp Mười trong thời gian chiến tranh Việt Nam mang tên Cánh đồng hoang đã nhận giải Bông sen vàng. Năm 1981, bộ phim này đã đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva. Theo báo Nhân dân, với hai bộ phim Mùa gió chướng và Cánh đồng hoang, "Hồng Sến đã trở thành một trong những đạo diễn phim truyện hàng đầu của Việt Nam". Ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 1984. Năm 1995, ông qua đời vì bệnh hiểm nghèo.
Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1) năm 1996.

Những phim thực hiện
Mùa gió chướng
Cánh đồng hoang (1979)
Hòn đất (1983).
2 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo