Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Dãy núi Himalaya?

NoName.150
16/12/2015 16:16:02
13.163 lượt xem
Trả lời / Bình luận (3)
NoName.165
16/12/2015 16:21:56
Himalaya (Hán-Việt: Hy Mã Lạp Sơn) là một dãy núi ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng. Mở rộng ra, đó cũng là tên của một hệ thống núi hùng vĩ bao gồm cả Himalaya theo đúng nghĩa của từ này, Karakoram, Hindu Kush và các dãy núi nhỏ khác trải dài từ Pamir Knot. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Sanskrit himālaya, một tatpurusa từ kép mang ý nghĩa "nơi ở của tuyết" (từ chữ hima "tuyết", và ālaya "nơi ở"; xem thêm Himavat).

Tất cả cùng với nhau, hệ thống núi Himalaya là dãy núi cao nhất hành tinh và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới: các đỉnh cao trên 8.000 m, bao gồm cả đỉnh Everest. Để thấy được kích thước khổng lồ của những dãy núi trong dãy Himalaya, hãy so với Aconcagua, trong dãy Andes, với độ cao 6.962 m, là đỉnh cao nhất bên ngoài Himalaya, trong khi hệ thống núi Himalaya có trên 100 núi khác nhau vượt quá 7.200 m.

Mặt phía bắc của Everest nhìn từ trại ở Tây Tạng
Mặt phía bắc của Everest (thuộc dãy Himalaya) nhìn từ trại ở Tây Tạng

Dãy Himalaya trải khắp 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanma và Afghanistan. Nó cũng là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới, đó là lưu vực các sông như sông Ấn, sông Hằng-Brahmaputra và sông Dương Tử. Khoảng 750 triệu người sống trên lưu vực của các con sông bắt nguồn từ dãy Himalaya, tính luôn cả Bangladesh.

Bản đồ dãy Himalaya
Dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn)

Sinh thái
Hệ động và thực vật của Himalaya biến đổi theo khí hậu, lượng mưa, cao độ, và đất. Khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ở chân núi đến băng và tuyết vĩnh cửu ở những đỉnh cao nhất. Lượng mưa hàng năm tăng từ tây sang đông dọc theo sười phía nam của dải núi. Sự đa dạng về khí hậu, cao độ, lượng mưa, và đất đai tạo điều kiện cho nhiều quần xã động - thực vật phát triển. Ví dụ như ở những cao độ rất cao (áp suất thấp) cùng với khí hậu cực lạnh cho phép các sinh vật chịu được điều kiện sống rất khắc nghiệt sống sót.

Sự phát triển hưng thịnh của hệ động thực vật thống nhất của Himalaya đang trải qua những thay đổi về hợp phần và cấu trúc do biến đổi khí hậu. Sự gia tăng nhiệt động có thể làm cho một số loài chuyển lên sống ở những độ cao cao hơn. Rừng sồi bị thông xâm lấn ở khu vực Garhwal Himalaya. Có một số bào cào về các loại cây ăn quả và thực vật có hoa thời kỳ đầu ở dạng loài thân gỗ, đặc biệt là rhododendron, táo và Myrica esculenta. Đặc tính dược của một số loài quan trọng có thể bị ảnh hưởng do biến đổi khi hậu.

Phong cảnh của dãy Himalaya và đỉnh Everest nhìn từ trên không về hướng nam đông nam từ bên kia Cao nguyên Tây Tạng
Phong cảnh của dãy Himalaya và đỉnh Everest nhìn từ trên không về hướng nam đông nam từ bên kia Cao nguyên Tây Tạng

Địa chất
Himalaya là một trong những dải núi trẻ nhất trên Trái Đất và bao gồm chủ yếu là các đá trầm tích và đá biến chất được nâng lên. Theo học thuyết kiến tạo mảng, sự hình thành của nó là kết quả của sự va chạm lục địa hoặc tạo núi dọc theo ranh giới hội tụ giữa mảng Ấn-Úc và mảng Á-Âu. Dải núi này được xem là núi nếp uốn.

Sự va chạm bắt đầu vào Creta thượng cách đây khoảng 70 triệu năm, khi mảng Ấn-Úc chuyển động về phía bắc với vận tốc khoảng 15 cm/năm và va chạm với mảng Á-Âu.Cách đây khoảng 50 triệu năm, mảng Ấn-Úc này đã đóng kín hoàn toàn đại dương Tethys, sự tồn tại của đại dương này được xác định thông qua các đá trầm tích lắng đọng trên đáy đại dương, và các núi lửa ở rìa của nó. Vì các trầm tích này nhẹ nên nó được nâng lên thành núi thay vì bị chìm xuống đáy đại dương. Mảng Ấn-úc tiếp tục di chuyển theo chiều ngang bên dưới cao nguyên Thanh Tạng làm cho cao nguyên này nâng lên. Cao nguyên Arakan Yoma ở Myanma và quần đảo Andaman và Nicobar thuộc vịnh Bengal cũng được hình thành do sự va chạm này.

Mảng Ấn-Úc vẫn đang chuyển động với tốc độ 67 mm/năm, và hơn 10 triệu năm nữa nó sẽ đi sâu khoảng 1.500 km vào châu Á. Khoảng 20 mm/năm của sự hội tụ Ấn-Á theo đứt gãy dọc theo sườn phía nam của Himalaya. Điều này làm cho Himalaya nâng cao khoảng 5 mm/năm. Sự chuyển động của mảng Ấn Độ vào mảng châu Á cũng gây ra các hoạt động địa chấn như động đất thường xuyên ở khu vực này.

Hành trình hơn 6.000 km của mảng Ấn Độ trước khi nó va vào mảng châu (Á-Âu) cách đây khoảng 40 đến 50 triệu năm
Hành trình hơn 6.000 km của mảng Ấn Độ trước khi nó va vào mảng châu (Á-Âu) cách đây khoảng 40 đến 50 triệu năm

Thủy văn
Himalaya là nơi tích tụ băng lớn thứ 3 trên thế giới sau Nam Cực và Bắc Cực. Dãy Himalaya kéo dài qua khoảng 15.000 sông băng với khoảng 12.000 km3 nước ngọt. Các sông băng như Gangotri và Yamunotri (Uttarakhand) và Khumbu (khu vực đỉnh Everest), Langtang (vùng Langtang) và Zemu (Sikkim).

Dãy núi nằm gần chí tuyến Bắc, ranh giới băng tuyết vĩnh cửu nằm trong số các đường có độ cao lớn nhất trên thế giới trong khoảng 5.500 mét (18.000 ft). Ngược lại, các núi ở xích đạo thuộc New Guinea, Rwenzoris và Colombia có đường băng tuyết thấp hơn ở độ cao 900 mét (2.950 ft). Các khu vực cao hơn của Himalaya có tuyết phủ quanh năm, mặc dù chúng nằm gần vùng nhiệt đới, và chúng là nguồn của các sông lớn có dòng chảy quanh năm, hầu hết các sông này đề đổ vào hai hệ thống sông lớn:

Các sông phía tây, trong đó Sông Ấn là sông lớn nhất, tạo thành thung lũng sông Ấn. Sông Ấn bắt nguồn từ Tây Tạng tại nơi giao nhau của các sông Sengge và Gar và chảy về phía tây nam qua Ấn Độ và sau đó qua Pakistan để vào biển Ả Rập. Nó được cấp nước thêm từ Sông Jhelum, Chenab, Ravi, Beas, và sông Sutlej, cùng với các sông khác.

Hầu hết các sông khác của Himalaya chảy vào thung lũng sông Hằng-Brahmaputra. Các sông chính gồm Sông Hằng, Brahmaputra và Yamuna, cũng như các chi lưu khác. Brahmaputra bắt nguồn từ Sông Yarlung Tsangpo ở tây Tây Tạng, và chảy về phía đông qua Tây Tạng và tây qua các đồng bằng Assam. Sông Hằng và Brahmaputra gặp nhau ở Bangladesh, và chảy vào Vịnh Bengal qua châu thổ lớn nhất thế giới Sunderban.

Indus River
Sông Indus (Indus River)

Hồ
Khu vực Himalaya có đến hàng trăm hồ. Hầu hết các hồ được tìm thấy ở độ cao nhỏ hơn 5.000 m, với kích thước hồ giảm dần theo độ cao. Hồ Tilicho ở Nepal thuộc khối núi Annapurna là một trong những hồ ở độ cao cao nhất trên thế giới. Pangong Tso, nằm trên biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, và Yamdrok Tso, nằm ở trung tâm Tây Tạng, là hai trong số những hồ có diện tích bề mặt lớn nhất theo thứ tự là 700 km², và 638 km². Các hồ nổi tiếng khác như Hồ Phoksundo thuộc Vườn quốc gia Shey Phoksundo của Nepal, Hồ Gurudongmar ở North Sikkim, Hồ Gokyo ở quận Solukhumbu, và Hồ Tsongmo gần biên giới Ấn Độ-Trung Quốc ở Sikkim.

Một vài hồ có khả năng gây nguy hiểm do vỡ hồ băng. Hồ băng Tsho Rolpa ở thung lũng Rowaling thuộc quận Dolakha của Nepal, là hồ nguy hiển nhất. Hồ nằm ở độ cao 4.580 mét (15.030 ft) đã phát triển đáng kể trong vòng 50 năm qua do băng tan.

Các hồ trên núi được các nhà địa lý gọi là tarn nếu chúng được tạo ra bởi hoạt động của băng giá. Tarn được tìm thấy phổ biến ở các vùng thượng nguồn ở Himalaya có độ cao trên 5.500 m.

The Himalayan range at Yumesongdong in Sikkim, in the Yumthang River valley
The Himalayan range at Yumesongdong in Sikkim, in the Yumthang River valley

Một hồ nước ở Himalaya với độ cao khoảng 5.000 mét tại Sikkim, Ấn Độ
Một hồ nước ở Himalaya với độ cao khoảng 5.000 mét tại Sikkim, Ấn Độ

Các tôn giáo trong khu vực
Trong đạo Hindu, Himalaya được nhân cách hóa là vị thần Himavat, cha đẻ của Ganga và Parvati.

Nhiều nơi thuộc Himalaya thuộc về các tôn giáo có ảnh hưởng như Buddhism, Hinduism, Jainism và Sikhism. Địa điểm tôn giáo nổi tiếng nhất là Paro Taktsang, nơi Padmasambhava được cho là đà thành lập nên Buddhism ở Bhutan.

Nhiều vị trí tôn giáo Tibetan Buddhism tọa lạc ở Himalaya, bao gồm cả nơi ở của Dalai Lama. Có hơn 6.000 tu viện ở Tây Tạng. Tibetan Muslims có các thánh đường của họ ở Lhasa và Shigatse.

Tu viện Taktsang, còn được gọi là
Tu viện Taktsang, còn được gọi là "Tiger's Nest"
6 1
haizz | Chat Online
23/02/2022 16:57:31
đẹp quá
0 0
haizz | Chat Online
23/02/2022 16:59:49
himalaya

Núi Himalaya là nơi sản sinh ra loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Cordycepin, cùng tham gia Cộng đồng để tìm hiểu :

 

Đông Trùng Hạ Thảo Việt Nam | Nấm Đông Trùng Hạ Thảo | Đông Trùng Hạ Thảo | Giá Đông Trùng Hạ Thảo | Himalaya

Núi Himalaya ở đâu ? Sau đây Những điều có thể bạn chưa biết về núi Himalaya

Núi Himalaya (Hán-Việt: Hy Mã Lạp Sơn) là một dãy núi ở châu Á,
phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng.

Mở rộng ra, đó cũng là tên của một hệ thống núi hùng vĩ bao gồm cả Himalaya theo
đúng nghĩa của từ này, Karakoram, Hindu Kush và các dãy núi nhỏ khác trải dài từ Pamir Knot.

Tên gọi

Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Sanskrit himālaya, một tatpurusa từ kép
mang ý nghĩa “nơi ở của tuyết” (từ chữ hima “tuyết”, và ālaya “nơi ở”; xem thêm Himavat ).

Tất cả cùng với nhau, hệ thống núi Himalaya là dãy núi cao nhất hành tinh
và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới: các đỉnh cao trên 8.000 m, bao gồm cả đỉnh Everest.

Để thấy được kích thước khổng lồ của những dãy núi trong dãy núi Himalaya, hãy so với Aconcagua,
trong dãy Andes, với độ cao 6.962 m, là đỉnh cao nhất bên ngoài Himalaya,
trong khi hệ thống núi Himalaya có trên 100 núi khác nhau vượt quá 7.200 m.

Núi Himalaya
Mặt phía bắc của Everest (thuộc dãy núi Himalaya) nhìn từ trại ở Tây Tạng

Dãy núi Himalaya trải khắp 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanma và Afghanistan.
Nó cũng là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới,
đó là lưu vực các sông như sông Ấn, sông Hằng-Brahmaputra và sông Dương Tử.
Khoảng 750 triệu người sống trên lưu vực của các con sông bắt nguồn từ dãy Himalaya, tính luôn cả Bangladesh.

núi Himalaya ở đâu
Dãy núi Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn)
Sinh thái

Hệ động và thực vật của núi Himalaya biến đổi theo khí hậu, lượng mưa, cao độ, và đất.
Khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ở chân núi đến băng và tuyết vĩnh cửu ở những đỉnh cao nhất.
Lượng mưa hàng năm tăng từ tây sang đông dọc theo sười phía nam của dải núi.
Sự đa dạng về khí hậu, cao độ, lượng mưa, và đất đai tạo điều kiện cho nhiều quần xã động – thực vật phát triển.

Ví dụ như ở những cao độ rất cao (áp suất thấp) cùng với khí hậu cực lạnh
cho phép các sinh vật chịu được điều kiện sống rất khắc nghiệt sống sót.

Sự phát triển hưng thịnh của hệ động thực vật thống nhất của dãy núi Himalaya
đang trải qua những thay đổi về hợp phần và cấu trúc do biến đổi khí hậu.
Sự gia tăng nhiệt động có thể làm cho một số loài chuyển lên sống ở những độ cao cao hơn.
Rừng sồi bị thông xâm lấn ở khu vực Garhwal Himalaya.
Có một số bào cào về các loại cây ăn quả và thực vật có hoa thời kỳ đầu ở dạng loài thân gỗ,
đặc biệt là rhododendron, táo và Myrica esculenta.
Đặc tính dược của một số loài quan trọng có thể bị ảnh hưởng do biến đổi khi hậu.

Himalaya
Phong cảnh của dãy núi Himalaya và đỉnh Everest nhìn từ trên không về hướng nam đông nam từ bên kia Cao nguyên Tây Tạng
Địa chất

Núi Himalaya là một trong những dãy núi trẻ nhất trên Trái Đất và bao gồm chủ yếu là các đá trầm tích
và đá biến chất được nâng lên. Theo học thuyết kiến tạo mảng, sự hình thành của nó là kết quả của
sự va chạm lục địa hoặc tạo núi dọc theo ranh giới hội tụ giữa mảng Ấn-Úc và mảng Á-Âu. Dải núi này được xem là núi nếp uốn.

Sự va chạm bắt đầu vào Creta thượng cách đây khoảng 70 triệu năm, khi mảng Ấn-Úc chuyển động
về phía bắc với vận tốc khoảng 15 cm/năm và va chạm với mảng Á-Âu.Cách đây khoảng 50 triệu năm,
mảng Ấn-Úc này đã đóng kín hoàn toàn đại dương Tethys, sự tồn tại của đại dương này được xác định
thông qua các đá trầm tích lắng đọng trên đáy đại dương, và các núi lửa ở rìa của nó.
Vì các trầm tích này nhẹ nên nó được nâng lên thành núi thay vì bị chìm xuống đáy đại dương.
Mảng Ấn-úc tiếp tục di chuyển theo chiều ngang bên dưới cao nguyên Thanh Tạng làm cho
cao nguyên này nâng lên. Cao nguyên Arakan Yoma ở Myanmar và quần đảo Andaman và Nicobar thuộc vịnh Bengal cũng được hình thành do sự va chạm này.

Núi Himalaya đang chuyển động

Mảng Ấn-Úc vẫn đang chuyển động với tốc độ 67 mm/năm, và hơn 10 triệu năm nữa
nó sẽ đi sâu khoảng 1.500 km vào châu Á.

Khoảng 20 mm/năm của sự hội tụ Ấn-Á theo đứt gãy dọc theo sườn phía nam của núi Himalaya.
Điều này làm cho núi Himalaya nâng cao khoảng 5 mm/năm. Sự chuyển động
của mảng Ấn Độ vào mảng châu Á cũng gây ra các hoạt động địa chấn
như động đất thường xuyên ở khu vực này.

hanh-trinh-himalaya

Hành trình hơn 6.000 km của mảng Ấn Độ trước khi nó va vào mảng châu (Á-Âu)
cách đây khoảng 40 đến 50 triệu năm

Thủy văn

Núi Himalaya là nơi tích tụ băng lớn thứ 3 trên thế giới sau Nam Cực và Bắc Cực.
Dãy núi Himalaya kéo dài qua khoảng 15.000 sông băng với khoảng 12.000 km3 nước ngọt.
Các sông băng như Gangotri và Yamunotri (Uttarakhand) và Khumbu (khu vực đỉnh Everest), Langtang
(vùng Langtang) và Zemu (Sikkim).

Dãy núi nằm gần chí tuyến Bắc, ranh giới băng tuyết vĩnh cửu nằm trong số các đường có độ cao lớn nhất trên thế giới trong khoảng 5.500 mét (18.000 ft). Ngược lại, các núi ở xích đạo thuộc New Guinea, Rwenzoris và Colombia có đường băng tuyết thấp hơn ở độ cao 900 mét (2.950 ft). Các khu vực cao hơn của núi Himalaya có tuyết phủ quanh năm, mặc dù chúng nằm gần vùng nhiệt đới, và chúng là nguồn của các sông lớn có dòng chảy quanh năm, hầu hết các sông này đề đổ vào hai hệ thống sông lớn:

Núi Himalaya cùng các con sông

Các sông phía tây, trong đó Sông Ấn là sông lớn nhất, tạo thành thung lũng sông Ấn.
Sông Ấn bắt nguồn từ Tây Tạng tại nơi giao nhau của các sông Sengge và Gar
và chảy về phía tây nam qua Ấn Độ và sau đó qua Pakistan để vào biển Ả Rập.

Nó được cấp nước thêm từ Sông Jhelum, Chenab, Ravi, Beas, và sông Sutlej, cùng với các sông khác.

Hầu hết các sông khác của núi Himalaya chảy vào thung lũng sông Hằng-Brahmaputra. Các sông chính gồm Sông Hằng, Brahmaputra và Yamuna, cũng như các chi lưu khác. Brahmaputra bắt nguồn từ Sông Yarlung Tsangpo ở tây Tây Tạng, và chảy về phía đông qua Tây Tạng và tây qua các đồng bằng Assam. Sông Hằng và Brahmaputra gặp nhau ở Bangladesh, và chảy vào Vịnh Bengal qua châu thổ lớn nhất thế giới Sunderban.

song-indus
Sông Indus (Indus River) – núi Himalaya
Hồ

Khu vực núi Himalaya có đến hàng trăm hồ. Hầu hết các hồ được tìm thấy ở độ cao nhỏ hơn 5.000 m,
với kích thước hồ giảm dần theo độ cao. Hồ Tilicho ở Nepal thuộc khối núi Annapurna là
một trong những hồ ở độ cao cao nhất trên thế giới. Pangong Tso, nằm trên biên giới giữa Ấn Độ
và Trung Quốc, và Yamdrok Tso, nằm ở trung tâm Tây Tạng, là hai trong số những hồ có diện tích
bề mặt lớn nhất theo thứ tự là 700 km², và 638 km². Các hồ nổi tiếng khác như Hồ Phoksundo
thuộc Vườn quốc gia Shey Phoksundo của Nepal, Hồ Gurudongmar ở North Sikkim,
Hồ Gokyo ở quận Solukhumbu, và Hồ Tsongmo gần biên giới Ấn Độ-Trung Quốc ở Sikkim.

Một vài hồ có khả năng gây nguy hiểm do vỡ hồ băng. Hồ băng Tsho Rolpa ở thung lũng Rowaling
thuộc quận Dolakha của Nepal, là hồ nguy hiển nhất. Hồ nằm ở độ cao 4.580 mét (15.030 ft) đã phát triển đáng kể trong vòng 50 năm qua do băng tan.

Các hồ trên núi được các nhà địa lý gọi là tarn nếu chúng được tạo ra bởi hoạt động của băng giá.
Tarn được tìm thấy phổ biến ở các vùng thượng nguồn ở núi Himalaya có độ cao trên 5.500 m.

ho-nuoc-himalaya
Một hồ nước ở núi Himalaya với độ cao khoảng 5.000 mét tại Sikkim, Ấn Độ
Các tôn giáo trong khu vực núi Himalaya

Trong đạo Hindu, Himalaya được nhân cách hóa là vị thần Himavat, cha đẻ của Ganga và Parvati.

Nhiều nơi thuộc Himalaya thuộc về các tôn giáo có ảnh hưởng như Buddhism, Hinduism, Jainism và Sikhism.
Địa điểm tôn giáo nổi tiếng nhất là Paro Taktsang, nơi Padmasambhava được cho là đà thành lập nên Buddhism ở Bhutan.

Nhiều vị trí tôn giáo Tibetan Buddhism tọa lạc ở núi Himalaya, bao gồm cả nơi ở của Dalai Lama.
Có hơn 6.000 tu viện ở Tây Tạng. Tibetan Muslims có các thánh đường của họ ở Lhasa và Shigatse.

tu-vien-himalaya
Tu viện Taktsang, còn được gọi là “Tiger’s Nest”
0 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo