Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Sĩ nông công thương là gì? Tứ dân

NoName.575
29/05/2016 01:38:29
38.432 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.618
29/05/2016 01:39:39
Sĩ nông công thương là bốn giai cấp chính trong xã hội xưa dưới các triều đại quân chủ, còn gọi là tứ dân (4 tầng lớp dân), tiêu biểu như ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam...

Tứ dân ở Việt Nam
1. Sĩ
được xếp là giai cấp đầu tiên, được xã hội trọng vọng. Sĩ là từ để chỉ tầng lớp trí thức, những người có học có hiểu biết về chữ nghĩa (thầy đồ, thầy thuốc, quan lại, học trò). Tầng lớp này nhìn chung có cuộc sống nhàn nhã, suốt ngày chăm chỉ đọc sách thánh hiền, làm văn, ngâm thơ. Những con người bình dân muốn thay đổi cuộc sống gần như chỉ có con đường duy nhất là học và thi khoa cử. Trong gia đình kẻ sĩ, người vợ phải tần tảo sớm hôm lo việc đồng áng, canh cửi để nuôi chồng. Nếu chồng thi đậu khoa cử, người vợ sẽ trở thành bà thám, bà bảng hay là mợ cử, mợ tú. Nếu chồng thi trượt, người vợ vẫn có thể hãnh diện với danh vợ thầy đồ làng hay là vợ tú tài.

Việc tầng lớp sĩ phu gần như không tham gia trực tiếp vào quá trình lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất được xếp hàng đầu trong các tầng lớp giai cấp phản ánh tư tưởng trọng Nho giáo của người Việt trong xã hội xưa đồng thời cho thấy người Việt ta từ xưa đã có truyền thống coi trọng việc học hành, khoa cử.

2. Nông
Nông là chỉ những người nông dân cày ruộng, lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội xưa. Đa phần những người nông dân quanh năm suốt tháng lao động chân lấm tay bùn, vất vả sớm trưa nhưng nhiều khi không đủ ăn do những gánh nặng về thuế khoá, lao dịch hay thiên tai, mất mùa. Tầng lớp nông cũng có sự phân hoá thành 3 loại chính:
- Trung nông: những người có ruộng đất riêng, sở hữu công cụ sản xuất, tự làm, tự ăn, không phải đi làm thuê đồng thời cũng không tham gia bóc lột.
- Bần nông: những người chỉ sở hữu ít ruộng đất, phải đi canh tác thêm trên ruộng đất của địa chủ, phải thuê mướn trâu bò và nông cụ sản xuất.
- Cố nông: là những người nghèo khổ nhất tầng lớp nông dân và có thể nói là cả xã hội, không có ruộng đất cũng như công cụ sản xuất, họ sử dụng sức lao động đi làm thuê cho chủ để kiếm ăn.

Nông là bộ phận đông đảo và quan trọng nhất của xã hội Việt Nam xưa, họ là lực lượng lao động và sản xuất chính nuôi sống toàn bộ xã hội và tham gia vào quân đội để bảo vệ Tổ quốc (thông qua chính sách Ngụ binh ư nông), nhưng đồng thời cũng là tầng lớp bị áp bức nhiều nhất.

3. Công
Công là chỉ những người làm thủ công nghiệp, làm thuê trong các làng nghề truyền thống như dệt, chạm bạc, khâu nón, làm tranh... Họ được xếp vào hàng thứ ba trong tứ dân bởi quy mô nhỏ, số lượng ít do thực tế trong xã hội nước ta thời xưa chỉ tồn tại những làng nghề thủ công ở uy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp của làng xã. Ở thành thị những người thợ này tập hợp thành những "phường" để bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau, còn ở nông thôn những thợ thủ công phần nhiều vẫn là những người nông dân, họ tranh thủ làm thêm để cải thiện cuộc sống những lúc nông nhàn.

4. Thương
Thương là những người hoạt động buôn bán, vai trò của họ bị đặt ở hàng thấp nhất trong xã hội xuất phát từ thực tế nền kinh tế tự cung tự cấp và tính tự trị của làng xã gần như không có nhu cầu trao đổi hàng hoá ra khỏi phạm vi cư trú, những người hành nghề buôn bán do đó phải năng động, sòng phẳng, thậm chí gian lận mới có lãi. "Buôn gian bán lận" đã trở thành cụm từ phổ biến cho tới tận ngày nay, đó là điều mà một xã hội thuần nông coi trọng lễ nghĩa không muốn chấp nhận. Trong quan niệm, người Việt ta xưa cho rằng nghề kinh doanh chỉ là buôn nước bọt, mua chỗ này rẻ rồi bán chỗ kia đắt, ăn chênh lệnh, không làm ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần cho xã hội.

Hà Nội xưa,sĩ nông công thương là gì,sĩ nông công thương,tứ dân là gì,tứ dân,bốn giai cấp trong xã hội thời xưa,vai trò của tứ dân trong xã hội,trung nông,bần nông,cố nông,trung nông là gì,bần nông là gì,cố nông là gì,sĩ nông công thương ngư tiều canh mục,ngư tiều canh mục là gì,ngư tiều canh mục,công hầu bá tử nam,công hầu khanh tướng
Hà Nội xưa

Vai trò của Tứ dân trong xã hội hiện đại
Trải qua hàng trăm năm với nhiều thay đổi, xã hội Việt Nam hiện đại đã có nhiều thay đổi trong quan niệm về vai trò của Tứ dân. Cả 4 tầng lớp sĩ, nông, công, thương đều có vai tò, vị thế ngang nhau trong xã hội, vì không ai thay thế được ai. Bên cạnh tầng lớp sĩ, 3 tầng lớp còn lại (nông, công, thương) muốn tồn tại, có tác dụng cho xã hội cũng phải học hành, trau dồi trí thức, văn hóa. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam chủ trương mở cửa để hội nhập với thế giới, thì thương chẳng những không bị coi thường như trước mà còn được đặc biệt coi trọng. Điều này được thể hiện ở một sự việc: Trong khi sĩ, nông, công chưa có ngày của riêng mình thì đã có ngày doanh nhân Việt Nam dành riêng cho giới doanh nhân. Nhiều doanh nhân đã được xã hội tôn vinh, được nhân dân trân trọng bởi họ làm ăn chân chính, đúng luật, thi hành trách nhiệm nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước, kích thích sản xuất phát triển.

Ngoài bống giai cấp chính như đề cập trên, thì cũng có các chức tước và ngành nghề được đề cập trong các câu như:
Sĩ nông công thương ngư tiều canh mục, công hầu bá tử nam, hoặc công hầu khanh tướng.
Sĩ: tri thức.
Nông: nông dân
Công: làm thủ công nghiệp, làm trong các làng nghề.
Thương: thương nhân, buôn bán
Ngư: nghề đánh bắt cá, thủy hải sản trên sông nước, biển khơi.
Tiều: Tiều phu, người làm nghề đốn củi trên rừng.
Canh: Canh tác, làm ruộng, vườn.
Mục: làm chăn nuôi.
Công, Hầu, Bá, Tử, Nam: đây là ngũ đẳng, 5 tước đứng đầu, có trong triều đại nhà Tần ở Trung Quốc, và có ở các nước châu Âu, công là đứng đầu, tiếp đến là hầu tước, bá tước, tử tước, nam tước.
Công, hầu, khanh, tướng: quận công, hầu tước, quan văn, quan võ, là bốn tầng lớp sang trọng nhất trong xã hội xưa.
11 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo