Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Sương mù là gì? Vì sao lại có sương mù

Mr_Cu | Chat Online
12/03/2017 22:22:58
4.138 lượt xem
Trả lời / Bình luận (2)
NoName.1214
12/03/2017 22:33:06
Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti giống như mây nhưng hiện ra áp mặt đất thay vì trên trời cao. Sương mù tạo nên từ lên từ hơi ẩm trên Trái Đất bốc hơi; khi bốc hơi, hơi ẩm chuyển động lên cao, lạnh dần và ngưng tụ tạo thành hiện tượng sương mù. Sương mù khác với mây ở chỗ nó gần với bề mặt Trái Đất, còn mây thì không. Sương mù có thể xem như dạng mây thấp.

Vì sao lại có sương mù,Tại sao lại có sương mù,sương mù là gì,sương mù,nguyên nhân có sương mù,phân loại sương mù,các loại sương mù,Sương mù bức xạ,Sương mù gió,Sương mù hơi,Sương mù ngưng đọng,Sương mù núi,Sương mù thung lũng,Sương mù băng
Sương mù ở Lư Sơn, Trung Quốc.

Phân loại
Sương mù cấu tạo bằng nhiều cách, phụ thuộc vào phương thức giảm nhiệt để gây ra sự ngưng tụ
- Sương mù bức xạ: được tạo thành khi mặt đất giảm nhiệt lúchoàng hôn bởi bức xạ nhiệt (hồng ngoại) tỏa ra trong điều kiện yên tĩnh với bầu trời quang đãng. Lớp đất lạnh khiến ngưng đọng trong không khí gần đó bằng truyền dẫn nhiệt. Trong sự yên tĩnh hoàn hảo, lớp sương mùt có thể thấp hơn 1 mét nhưng sự chuyển động hỗn loạn có thể tạo ra lớp sương mù dày hơn. Loại hình này phổ biến trong mùa thu và thông thường không tồn tại lâu sau bình minh.
- Sương mù gió: xảy ra khi không khí ẩm chuyển động qua bề mặt lạnh do gió và bị làm lạnh. Dạng này của sương mù là phổ biến trên biển khi không khí vùng nhiệt đới gặp gỡ với nước lạnh hơn của các vĩ độ cao hơn. Nó cũng là phổ biến khi hai luồng không khí có các đặc trung khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm (frông) đi qua khu vực lạnh.
- Sương mù hơi: là dạng cục bộ nhất, được tạo ra do luồng không khí lạnh đi trên nước ấm hơn. Hơi nước nhanh chóng đi vào khí quyển bằng cách bay hơi và sự ngưng tụ xảy ra khi đạt tới điểm sương, tạo ra lớp hơi mỏng và yếu. Sương mù hơi là phổ biến ở các khu vực gần hai địa cực, cũng như xung quanh các hồ sâu và rộng vào cuối mùa thu và đầu mùa đông. Nó rất gần với hiện tượng tuyết hiệu ứng hồ hay mưa hiệu ứng hồ, và thông thường sinh ra sương giá, hoặc đôi khi là sương muối.
- Sương mù ngưng đọng: (hay sương mù mưa) tạo thành do các giọt nước bị ngưng đọng rơi xuống lớp không khí khô hơn ở dưới các đám mây, các giọt nước bay hơi thành hơi nước. Hơi nước bị làm lạnh và tại điểm sương nó ngưng tụ và tạo ra sương mù.
- Sương mù núi: tạo thành khi gió thổi không khí trên các chỗ dốc, làm lạnh đoạn nhiệt nó khi nó được nâng lên và làm cho hơi ẩm trong không khí phải ngưng tụ. Loại hình này thường tạo ra sương giá trên các đỉnh núi.
- Sương mù thung lũng: tạo thành trong các thung lũng núi, thông thường trong mùa đông. Nó là kết quả của sự đảo lộn nhiệt độ sinh ra bởi không khí lạnh nặng hơn đi vào trong các thung lũng, với không khí ấm hơn đi qua các ngọn núi ở phía trên. Nó là sương mù bức xạ bị giam giữ bởi địa hình khu vực, và có thể tồn tại trong vài ngày trong điều kiện yên tĩnh. Ở thung lũng trung tâm California, sương mù thung lũng được nói đến như là Tule fog.
- Sương mù băng: là bất kỳ dạng sương mù nào khi các giọt nước bị đóng băng thành các tinh thể nước đá nhỏ trong không khí. Nói chung, loại hình này yêu cầu nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng, làm cho nó chỉ phổ biến ở gần Bắc cực hay châu Nam cực. Các lượng cực kỳ nhỏ của chúng rơi xuống tạo ra dạng ngưng tụ gọi là tinh thể nước đá, thông thường thấy có ở Barrow, Alaska.

Nhà thờ đá Phát Diệm - Kim Sơn - Ninh Bình,Vì sao lại có sương mù,Tại sao lại có sương mù,sương mù là gì,sương mù,nguyên nhân có sương mù,phân loại sương mù,các loại sương mù,Sương mù bức xạ,Sương mù gió,Sương mù hơi,Sương mù ngưng đọng,Sương mù núi,Sương mù thung lũng,Sương mù băng
Sương mù - Quang cảnh tại Nhà thờ đá Phát Diệm - Kim Sơn - Ninh Bình

Mọi loại hình sương mù tạo ra khi độ ẩm tương đối đạt tới 100%, và nhiệt độ không khí có xu hướng giảm xuống dưới điểm sương, ép nó xuống thấp hơn bằng cách làm cho hơi nước ngưng tụ.

Ngoài ra còn loại sương mù khô là hiện tượng khí quyển bị vẩn đục nhẹ do sự tồn tại của các hạt bụi, khói gây nên.

Vì sao lại có sương mù,Tại sao lại có sương mù,sương mù là gì,sương mù,nguyên nhân có sương mù,phân loại sương mù,các loại sương mù,Sương mù bức xạ,Sương mù gió,Sương mù hơi,Sương mù ngưng đọng,Sương mù núi,Sương mù thung lũng,Sương mù băng
Sương mù trên rạch Cái Răng
   
Cảnh báo
Sương mù làm giảm tầm nhìn. Các loại xe cộ phải đi chậm hơn và phải sử dụng nhiều ánh sáng hơn. Ánh sáng vàng là thích hợp trong điều kiện sương mù. Đặc biệt nguy hiểm khi sương mù là cục bộ, do người lái xe bị bất ngờ. Sương mù cũng là tai hại đối với ngành hàng không. Người ta đã cố gắng phát triển nhiều phương pháp để làm tan sương mù như sử dụng nhiệt hay các tinh thể muối. Các phương pháp này đạt được một số hiệu quả ở nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng.
1 1
Bùi Huy Hiển Hiển | Chat Online
16/03/2017 21:21:45
Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn của chúng ta.
Tùy theo điều kiện hình thành của từng loại sương mù mà người ta chia sương mù thành một số loại sau:
- Sương mù bình lưu
- Sương mù bức xạ
- Sương mù bốc hơi
- Sương mù frônt....

Mù là hiện tượng tập hợp các hạt bụi, khói lơ lửng trong không khí, làm giảm tầm nhìn ngang. Mù mạnh có thể làm giảm tầm nhìn ngang xuống vài trăm mét, thậm chí hàng chục mét như sương mù mạnh. Mù thường do nguyên nhân địa phương như cháy rừng, môi trường ô nhiễm.

Sương mù và mù đều là hiện tương khí tượng nguy hiểm. Đặc biệt đối với giao thông vận tải đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không, hàng năm sương mù đã gây ra những trở ngại và tổn thất không nhỏ.

Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông. Ngày nay môi trường không khí càng ngày càng ô nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn.

Nguyên nhân hình thành sương mù
Sương mù là một hiện tượng khí tượng mà chúng ta thường thấy và cũng rất đáng quan tâm. Tuy nhiên sương mù không phải lúc nào cũng có thường xuyên. Về cơ bản sương mù muốn hình thành được phải thỏa mãn một số điều kiện sau:
- Ðộ ẩm tương đối của không khí phải cao.
- Nhiệt độ không khí tương đối thấp.
- Tốc độ gió yếu hoặc lặng gió.

Sương mù thường xuất hiện khi không khí từ mặt nước, ao, hồ, sông suối có độ ẩm tương đối lớn di chuyển tới vùng có nhiệt độ mặt đệm thấp hơn.

Các loại sương mù
1. Sương mù bốc hơi
Sương mù bốc hơi được hình thành khi nhiệt độ ở mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ của lớp không khí bên trên của nó; lúc này sự bay hơi hầu như không xảy ra do sức trương hơi nước trong lớp không khí bên trên nhỏ hơn sức trương hơi nước ở mặt nước và như vậy trạng thái bão hòa của hơi nước trong lớp không khí bên trên mặt nước không thể đạt được. Ngược lại, khi nhiệt độ của lớp không khí bên trên mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ mặt nước thì sự bay hơi tiếp tục xảy ra. Khi độ ẩm không khí phía trên đã đạt đến trạng thái bão hòa, lượng hơi nước thừa ngưng kết tạo thành sương mù.

2. Sương mù bình lưu
Ðược hình thành khi khối không khí nóng di chuyển trên các mặt đệm trải dưới lạnh đi; khi đó trong khối không khí sẽ tạo thành một lớp nghịch nhiệt và sương mù được tạo thành từ mặt đất đến ranh giới của lớp nghịch nhiệt. Trong thực tế thì nguyên nhân hình thành sương mù loại này rất đa dạng, người ta phân ra làm 2 loại sương mù bình lưu chính như sau:

a. Sương mù bình lưu nóng: Ðược xuất hiện trong trường hợp không khí bị lạnh đi khi mặt đệm lạnh hơn nó, đây là dạng phổ biến nhất của sương mù bình lưu, hình thành trong khối không khí nóng ẩm, như khối không khí nhiệt đới biển khi đi vào đất liền có nhiệt độ thấp hơn. Ở nước ta thường thấy sương mù loại này từ biển Ðông vào đất liền trong các tháng mùa lạnh.

b. Sương mù bình lưu lạnh: Xuất hiện trên một khoảng nước khi có hơi nước bốc hơi từ mặt nước ấm vào không khí lạnh, trên đất liền có thể gặp sương mù bốc hơi từ lòng sông, hồ, ao...

3. Sương mù frônt
Ðây là loại sương mù xuất hiện trong trường hợp khi prônt nóng đi qua có mưa, nhờ sự bay hơi của các giọt nước mưa nên không khí gần mặt đất sẽ bão hòa, đồng thời áp suất giảm nhanh, không khí giãn nở đoạn nhiệt và lạnh đi, vì vậy hơi nước ở sát mặt đất dễ ngưng kết lại thành sương mù.

4. Sương mù bức xạ
Loại sương mù này thường xuất hiện trong lưỡi áp cao lạnh lục địa, xảy ra vào thời kỳ đầu và giữa mùa đông khi không khí tương đối ẩm, nhiệt độ thấp và trời quang mây. Thời gian xuất hiện thường xảy ra nửa đêm về sáng.
- Trong trường hợp lặng gió, sương mù bức xạ hình thành trong lớp không khí sát mặt đất (cách mặt đất từ 2-5 m) trên mặt nước và trong thung lũng.
- Khi tốc độ gió chỉ đạt khoảng 2-3m/s thì sương mù bức xạ phát triển thành một lớp dày hơn, có thể phát triển tới độ cao từ 100-150m.
- Sương mù bức xạ mặt đất thường tan đi cùng với lớp nghịch nhiệt ở lớp sát đất và thường không tồn tại được lâu khi mặt trời xuất hiện.
- Loại sương mù này hình thành theo từng nhóm, nếu có sương mù bức xạ trên cao có thể nó nhập vào với mây tầng thấp và nó sẽ tồn tại được lâu hơn.
1 2
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo