Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Vài nét về tỉnh Lào Cai

Hùng hay thắc mắc
07/07/2016 08:00:37
5.757 lượt xem
Trả lời / Bình luận (3)
Phạm Văn Cao | Chat Online
07/07/2016 08:12:55
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.

Phan Xi Păng,Lào Cai,Vài nét về tỉnh Lào Cai,Lào Cai
Đỉnh Phan Xi Păng (thuộc địa phận tỉnh Lào Cai) - cao 3143m - là ngọn núi cao nhất Việt Nam và được coi là Nóc nhà Đông Dương

Xem thêm: Phan Xi Păng?

Địa danh
Danh từ "Lào Kay" đã dược người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu nhưng trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là "Lao Cai". Sau tháng 11 năm 1950, đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay.

Ruộng bậc thang tại Lào Cai,Lào Cai,Vài nét về tỉnh Lào Cai,Lào Cai
Ruộng bậc thang tại Lào Cai

Ruộng lúa bậc thang chín vàng,Lào Cai,Vài nét về tỉnh Lào Cai,Lào Cai
Ruộng lúa bậc thang chín vàng

Về nguồn gốc tên gọi này có nhiều cách lý giải:
- Tại vùng đất phường Lào Cai ở đầu cầu Cốc Lếu ngày nay, thì xưa kia có một khu chợ. Vùng biên giới trở nên nhộn nhịp khi vào những năm 1870 người Pháp như Jean Dupuis đến "thám hiểm", mở đường buôn bán vũ khí và mua khoáng sản với Vân Nam, Trung Quốc. Người Pháp dựa vào người H'Mông để tiếp xúc, buôn bán, vận chuyển và tránh mặt giới chức Việt địa phương. Dần dần người ta mở mang thêm một phố chợ mới. Phố chợ cũ thì người Hoa gọi là Lão Nhai (老街), người Kinh gọi là Phố Cũ, theo tiếng H'Mông là Lao Cai, Dupuis viết là Lao-kai. Phố chợ mới thì gọi là Tân Nhai (新街, Phố Mới ngày nay). Trong bản đồ Bắc Kỳ năm 1879 thì Jean Dupuis ghi rõ tên là "Lao-kai, residence du Chef des Pavillone noirs" (Lao-kai, dinh thủ lĩnh quân Cờ đen), và sau này người Pháp quen dùng nên thành tên của thủ phủ vùng.
- Theo cố giáo sư Đào Duy Anh, từ "Lão Nhai", khi làm bản đồ, người Pháp viết "Lao Cai" thành "Lào Kay". Danh từ "Lào Kay" đã được người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu còn người Việt khi đọc, biến âm theo tiếng Việt thành Lào Cai và trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai.
- Tên gọi Lào Cai bắt nguồn từ tên "Lao Kaù" (?) xuất hiện từ 1872 (tên chiếc pháo hạm của Jean Dupuis, âm Hán-Việt là Đồ Phổ Nghĩa, theo sông Hồng tiến công ngược lên Vân Nam vào tháng 1 năm 1873).

Cửa khẩu Lào Cai,Lào Cai,Vài nét về tỉnh Lào Cai,Lào Cai
Cửa khẩu Lào Cai, nhìn từ phía bờ sông Nậm Thi-đền Mẫu vào, cùng phía theo hướng nhìn từ Hà Khẩu sang.

Dân số
Dân số năm 2007 của tỉnh Lào Cai là 593.600 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động: 314.520 người, chiếm khoảng 53%. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh là 613.075 người.

Trên Quốc lộ 4 D, đoạn đi qua Mường Khương,Lào Cai,Vài nét về tỉnh Lào Cai,Lào Cai
Trên Quốc lộ 4 D, đoạn đi qua Mường Khương

Lịch sử
Lào Cai là một vùng đất cổ, diện mạo địa hình được hình thành cách nay 50-60 triệu năm, trong đợt tạo sơn cuối cùng, vỏ trái đất vặn mình, đứt gãy. Hơn vạn năm trước, con người đã có mặt tại địa bàn tại đây. Tổ tiên người bản địa Lào Cai nay hồi đó cư trú khá tập trung ở các dải đồi ven sông Hồng, sông Chảy, các cửa ngòi Mi, ngòi Nhù. Các chủ nhân văn hóa Hòa Bình ở Lào Cai đã biết làm nông nghiệp. Trong buổi đầu các bộ tộc xác định ranh giới chủ quyền, thời Hùng Vương thuộc Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang. Thời Âu Lạc thì vùng phía đông và phía nam Lào Cai thuộc bộ lạc Tây Vu, còn một phần đất phía đông và phía bắc Lào Cai hiện nay thuộc phạm vi của các bộ lạc nhỏ hơn không chịu thuần phục Lạc Việt.

Thời Bắc thuộc, ban đầu là địa phận thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Sau này thuộc là quận Tân Hưng, đất Giao Châu (thời Tây Tấn), sau là đất châu Đan Đường, Chu Quý thuộc Giao Chỉ (thời Tùy), tiếp đổi Lâm Tây châu, Đức Hóa châu thuộc phủ An Nam (thời Đường, 679.

Trong thời tự chủ phong kiến thuộc đạo Lâm Tây (林西), hay Đại Cồ Việt thời Đinh, Tiền Lê và Đại Việt thời Lý); đất Đăng Châu (镫州) thời Lý; tiếp là huyện Thủy Vĩ, trấn Quy Hóa, đạo Đà Giang (水尾縣光化鎭沱江道) thời nhà Trần. Năm 1397, Hồ Quý Ly làm phụ chính thái sư, sửa đổi chế độ hành chính, đã đổi các bộ phủ làm trấn và Đà Giang đổi thành trấn Thiên Hưng (天興). Trong đó, huyện Thủy Vĩ, huyện Văn Bàn (文盤) được thành lập trực thuộc châu Quan Hóa. Từ nay Thủy Vĩ, Văn Bàn (vùng đất Lào Cai xưa) đã chính thức trở thành tên đơn vị hành chính của nhà nước phong kiến Đại Việt. Triều Lê đổi đổi lộ làm phủ và đổi trấn làm châu, khi đó lộ Quy Hóa đổi thành phủ Quang Hóa, huyện Văn Bàn, huyện Thủy Vĩ trở thành châu Văn Bàn, châu Thủy Vĩ trực thuộc Phủ Quang Hóa, thừa tuyên Hưng Hóa. Năm Hồng Đức thứ 31 (1490) đạo thừa tuyên Hưng Hóa đổi thành xứ Hưng Hóa. Đến đời Hồng Thuận Lê Tương Dực (1509-1516) đổi xứ Hưng Hóa thành trấn Hưng Hóa (興化鎭).
Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thủy Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa.
Sau năm 1954, tỉnh Lào Cai có 2 thị xã: thị xã Lào Cai (tỉnh lị), Cam Đường và 6 huyện: Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương, Phong Thổ, Sa Pa.
Ngày 13 tháng 5 năm 1955, chuyển huyện Phong Thổ về tỉnh Lai Châu quản lý.
Ngày 15 tháng 11 năm 1966, chia huyện Bắc Hà thành 2 huyện: Bắc Hà và Si Ma Cai.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Lào Cai được hợp nhất với 2 tỉnh Yên Bái và Nghĩa Lộ hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Ngày 17 tháng 4 năm 1979, sáp nhập thị xã Cam Đường vào thị xã Lào Cai; sáp nhập huyện Si Ma Cai vào huyện Bắc Hà.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Lào Cai từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Khi tách ra, tỉnh Lào Cai có 9 đơn vị hành chính gồm thị xã Lào Cai và 8 huyện: Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Sa Pa, Than Uyên, Văn Bàn.
Ngày 9 tháng 6 năm 1992, tái lập thị xã Cam Đường.
Ngày 18 tháng 8 năm 2000, tái lập huyện Si Ma Cai.
Ngày 31 tháng 1 năm 2002, lại sáp nhập thị xã Cam Đường vào thị xã Lào Cai.
Ngày 26 tháng 12 năm 2003, chuyển huyện Than Uyên về tỉnh Lai Châu quản lý.
Ngày 30 tháng 11 năm 2004, chuyển thị xã Lào Cai thành thành phố Lào Cai.
Ngày 30 tháng 10 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định công nhận thành phố Lào Cai là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh.

Một góc thị trấn Sa Pa,Lào Cai,Vài nét về tỉnh Lào Cai,Lào Cai
Một góc thị trấn Sa Pa

Thành lập tỉnh Lào Cai
Sau khi đánh chiếm Lào Cai (tháng 3 năm 1886), đế quốc Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 7 tháng 1 năm 1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai. Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12 tháng 7 năm 1907, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Ngày 12 tháng 7 năm 1907 được xác định là ngày thành lập tỉnh Lào Cai.
Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi.

Đền Mẫu Lào Cai,Lào Cai,Vài nét về tỉnh Lào Cai,Lào Cai
Đền Mẫu Lào Cai

Hành chính
Lào Cai bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 8 huyện:
Thành phố Lào Cai 12 phường và 5 xã
Huyện Bảo Thắng 3 thị trấn và 12 xã
Huyện Bảo Yên 1 thị trấn và 17 xã
Huyện Bát Xát 1 thị trấn và 22 xã
Huyện Bắc Hà 1 thị trấn và 20 xã
Huyện Mường Khương 1 thị trấn và 15 xã
Huyện Sa Pa 1 thị trấn và 17 xã
Huyện Si Ma Cai 13 xã
Huyện Văn Bàn 1 thị trấn và 22 xã
Tỉnh Lào Cai có 164 đơn vị cấp xã gồm 12 phường, 9 thị trấn và 143 xã.

Công trình đang xây dựng ở gần cửa khẩu Hà Khẩu - Lào Cai,Lào Cai,Vài nét về tỉnh Lào Cai,Lào Cai
Công trình đang xây dựng ở gần cửa khẩu Hà Khẩu - Lào Cai.

Kinh tế, xã hội
Lào Cai là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lào Cai xếp ở vị trí thứ 1/63 tỉnh thành.

Nơi con sông Hồng chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam,Lào Cai,Vài nét về tỉnh Lào Cai,Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam

Tài nguyên
Đất: Lào Cai Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là: đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ.

Nước: hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt nguồn Trung Quốc và hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng.

Rừng: 278.907 ha, chiếm 43,87% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 229.296,6 ha rừng tự nhiên và 49.604 ha rừng trồng, rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Động vật rừng Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái.

Khoáng sản: Lào Cai đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như: mỏ apatit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Xa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn.

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai,Lào Cai,Vài nét về tỉnh Lào Cai,Lào Cai
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Hạ tầng
Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, và trong giai đoạn 2015 - 2020 sẽ triển khai dự án sân bay Lào Cai, tỉnh đề nghị chính phủ cho phép kêu gọi đầu tư nước ngoài đối với dự án này.

Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 264 km có điểm đầu tại nút giao của đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long với Quốc lộ 2; điểm cuối tại vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tuyến đi qua địa phận 5 tỉnh và thành phố: Thành phố Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai

Được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với tốc độ chạy xe tối thiểu từ 80 km – 100 km/h, Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 19.984 tỷ đồng (1,249 tỷ USD), trong đó 1,096 tỷ USD là vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Đây là dự án đường cao tốc đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng do nhà đầu tư (Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC) tự huy động vốn, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Với tổng mức đầu tư lên tới 1,24 tỷ USD, Dự án có thể coi là "một gói kích cầu lớn" đầu tư vào lĩnh vực đường bộ cho vùng Tây Bắc và các tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng. Tuyến đường cao tốc từ Lào Cai về Hà Nội có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở tầm quốc gia mà còn là con đường thúc đẩy phát triển kinh tế của 6 nước trong tiểu vùng sông Mê Kông là: Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Theo kế hoạch, toàn bộ Dự án được hoàn thành vào năm 2013, dự kiến hoàn vốn sau 32 năm khai thác thu phí, với mức phí là 1000 đồng/km/phương tiện quy đổi.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm.

Thị trấn Sa Pa,Lào Cai,Vài nét về tỉnh Lào Cai,Lào Cai
Thị trấn Sa Pa

Tuyết rơi năm 2011 tại Sa Pa,Lào Cai,Vài nét về tỉnh Lào Cai,Lào Cai
Tuyết rơi năm 2011 tại Sa Pa

Du lịch
Với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử, di sản văn hóa. Trong đó Người Việt chiếm số đông, có mặt khá sớm và đặc biệt chiếm tỉ lệ cao trong những năm 1960 bởi phong trào khai hoang và cán bộ được điều động từ thành phố Hải Phòng các tỉnh Phú Thọ,Thái Bình, Hà Nam...lên. Trong số các dân tộc khác thì đông hơn cả là Người H'Mông, Tày, Dao, Người Dáy,...Người Hoa chiếm tỉ lệ đáng kể. Chính sự phong phú về đời sống các dân tộc đã tạo ra một bản sắc riêng của Lào Cai. Việc các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai cùng phối hợp tiến hành khai thác Du lịch về cội nguồn chính là phát huy thế mạnh này và đã thu hút được dự quan tâm của du khách.
Là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng và trong sạch. Đây sẽ là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước.
Khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Sa Pa nằm ở độ cao trung bình từ 1.200 m - 1.800 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc như chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam - và có khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch.
Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi, cá tầm...
Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu thuộc Vân Nam (Trung Quốc) tách nhau qua sông Nậm Thi cũng là một điểm du lịch thú vị.

Hồ nước tại thị trấn Sa Pa,Lào Cai,Vài nét về tỉnh Lào Cai,Lào Cai
Hồ nước tại thị trấn Sa Pa

Dinh Vua Mèo Hoàng A Tưởng tại Bắc Hà,Lào Cai,Vài nét về tỉnh Lào Cai,Lào Cai
Dinh Vua Mèo Hoàng A Tưởng tại Bắc Hà

Thác Cát Cát,Lào Cai,Vài nét về tỉnh Lào Cai,Lào Cai
Thác Cát Cát

Xem thêm: Phan Xi Păng
0 2
NoName.854
31/08/2016 13:01:46
hoành tráng
0 0
NoName.5236
25/12/2018 22:09:11
mk ở lào cai nè
0 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo