Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chắc hẳn khi còn bé, rất nhiều người trong chúng ta đã từng bị đánh đòn. Đòn roi từng được coi là hình phạt phổ biến cho những hành vi không tốt của trẻ và hành vi càng nghiêm trọng thì những trận đòn lại càng dữ dội. Khi nghĩ lại về những khoảnh khắc ấy, những người lớn chúng ta hẳn vẫn nhớ như in sự sợ hãi và cảm giác đau đớn khi bị chính những người mình yêu thương đánh, và chỉ cầu mong trận đòn dừng lại ngay lập tức.
Không ít các bậc cha mẹ sẽ ngay lập tức đánh con trong cơn tức giận không thể kiểm soát của họ. Số khác tuy có thể kiềm chế được cơn giận nhưng vẫn đánh con vì theo họ, “đánh thì con mới ngoan, mới vào nề nếp được”. Dù là vì lý do gì thì việc dùng bạo lực để dạy dỗ con cũng sẽ tác động rất lớn đến tâm hồn và thể chất của trẻ. Những câu nói như “… đánh con bố/mẹ còn đau hơn nhiều” hay “… bố/mẹ làm thế vì thương con” không thể xóa đi được nỗi đau về thể chất và tinh thần đã gây ra cho trẻ. Vì vậy, nếu đây là cách bạn vẫn làm với con của mình thì hãy dừng lại. Việc mắc lỗi là điều hoàn toàn tự nhiên của mọi đứa trẻ, vì đó là cách để chúng học hỏi và trưởng thành. Bất kể bạn tức giận thế nào cũng đừng sử dụng bạo lực như một cách để dạy trẻ. Bởi trong bất kể trường hợp nào, đánh trẻ chưa bao giờ là một phương thức thể hiện tình yêu con cả.
Những trận đòn roi không chỉ gây ra nỗi đau về thể xác mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đến tinh thần của trẻ. Nhiều nghiên cứu trên Thế giới đã chỉ ra rằng những hình phạt bằng đòn roi có thể gây ra những tổn thương tới sức khỏe, thể chất và ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập của trẻ. Nói một cách đơn giản hơn, những trận đòn roi sẽ khiến quá trình phát triển và việc học tập của trẻ gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, việc đánh con là con đường nhanh nhất dẫn trẻ tới những nguy cơ bị chấn thương về tâm lý, từ đó trẻ có thể sẽ trở nên sống khép kín và gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội. Thậm chí, những người bị bạo hành từ nhỏ khi trưởng thành còn có xu hướng lạm dụng chất gây nghiện hoặc trở nên hung hăng, lặp lại hành vi bạo lực ấy với các thành viên trong gia đình. Những hậu quả về tâm lý này thường tốn rất nhiều thời gian và công sức để chữa trị. Vì vậy, hãy nhớ rằng mỗi trận đòn đều sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên thành tích học tập và sức khỏe của trẻ cũng như mối quan hệ giữa bạn và con của mình.
May mắn thay, xã hội đang thay đổi và những phương pháp giáo dục không sử dụng đến bạo lực đang dần thế chỗ. Tại Thụy Điển, luật cấm các hành vi bạo lực với trẻ được ban hành từ năm 1979 và hiện nay, 58 nước trên Thế giới cũng đã thông qua luật này. Tại Việt Nam, hành vi bạo lực đối với trẻ em cũng thường xuyên bị cả xã hội lên án.
Tại trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội, chúng tôi không chấp nhận bất cứ hành vi bạo lực trẻ em nào tại nhà. Vì vậy, chúng tôi muốn gửi bài viết này tới toàn bộ phụ huynh bởi chúng tôi hiểu rõ những hậu quả xấu của hành vi này và mong muốn ngăn ngừa triệt để trường hợp này xảy ra. Nếu bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề dạy dỗ trẻ, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm ra những phương pháp giáo dục trẻ khác không dùng tới “đòn roi”.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |