LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 1 giấy thi) về tính khiêm nhường

Viết một đoạn văn nghị luận(khoảng 1 giấy thi) về tính khiêm nhường 
(không chép trên mạng nha)
4 trả lời
Hỏi chi tiết
307
0
0
rén
22/01/2022 17:47:08
+5đ tặng
 Khiêm nhường Ɩà một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử thế hàng ngày.Đó Ɩà thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác ѵà biết kính trên nhường dưới.Những người khiêm nhường thường rấт hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác ѵà nghe nhiều hơn nói.Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận ѵà sửa đổi các khuyết điểm c̠ủa̠ mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác ѵà không tự mãn với những gì mình đã đạt được.Bác Hồ Ɩà tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường.Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm.Dù ở cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những vật dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Hay anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” luôn khiêm nhường, cho rằng mình không xứng đáng để được vẽ tranh.

     Khiêm nhường Ɩà một đức tính rấт cần thiết ѵà Ɩà thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay.Vì không ai trong chúng ta Ɩà hoàn hảo cả, trí tuệ c̠ủa̠ mỗi chúng ta chỉ Ɩà một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng ta có thể hoàn thiện bản thân ѵà mở rộng vốn hiểu biết c̠ủa̠ mình hơn.Khiêm nhường Ɩà thái độ cần có c̠ủa̠ mỗi chúng ta bất kể ta Ɩà ai, có chức vụ gì, tài giỏi thế nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh ѵà có được những mối quan hệ gần gũi ѵà cần thiết.

     Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân ѵà sẽ trở nên tụt hậu.Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo ѵà khinh thường người khác.Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè ѵà nhút nhát.Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi.Từ đó để lại những hậu quả rấт lớn vốn kiến thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.

     Ngược lại với đức tính khiêm nhường Ɩà sự kiêu căng, tự mãn.Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa Ɩà tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè ѵà không đánh giá đúng năng lực bản thân.

     Khiêm nhường thực sự Ɩà đức tính góp phần nâng cao giá trị c̠ủa̠ con người.Đó Ɩà một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam.Chính vì ѵậყ chúng ta cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học hỏi, rèn luyện bản thân ѵà không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được.Đó chính Ɩà hướng phấn đấu c̠ủa̠ chúng ta để có thể tiếp thu tri thức, nâng cao trình độ để góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, văn minh ѵà tốt đẹp hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bngann
22/01/2022 17:50:28
+4đ tặng
Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình. Đức tính khiêm nhường từ xưa đến nay đã trở thành một trong những đức tính quý báu của con người. Nó không chỉ hiện hữu trong những bài ngày hàng ngày mà nó còn được ông cha truyền lại thông qua những câu ca dao tục ngữ: “khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ/ Tự kiêu một tí cũng là thừa”.Khiêm nhường là thái độ kính trên nhường dưới, biết nhìn nhận ưu nhược điểm của bản thân. Biết đánh giá đúng vị trí của bản thân đặt ở đâu từ đó có định hướng để phát triển và hoàn thiện bản thân mình, luôn tiếp thu những ý kiến đóng góp từ người bên ngoài. Bác Hồ của chúng ta là một trong những tấm gương sáng ngời cho đức tính khiêm nhường. Trên cương vị là chủ tịch một nước, đứng trên vạn người nắm trong tay vận mệnh dân tộc, Bác vẫn chọn cho mình nếp nhà sàn đơn sơ với những nông cụ vô cùng giản dị, một mảnh sân nhỏ, một góc vườn để nuôi cá với chiếc mũ cối, dép lốp cao su đã sờn. Đó chính là minh chứng điển hình cho lối sống khiêm tốn, giản dị đến bất ngờ của một con người giữa thiên nhiên đang thầm lặng cống hiến cho đời. Bất kể trong xã hội nào thì khiêm nhường cũng là điều vô cùng cần thiết. Vì nó chính là chìa khóa của thành công, nó thúc đẩy xã hội văn minh và con người sống chan hòa với nhau hơn. Con người sinh ra không có ai là hoàn hảo cả, ai cũng mang trong mình một khuyết điểm nhỏ.Thế nhưng khiêm nhường ở đây không phải hiểu là tự ti nhút nhát mặc cảm bản thân. Mà nó là phạm trù biết nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực vị trí của mình. Biết nắm bắt những cái hay cái đẹp để hoàn thiện và thay đổi mình. Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người.Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp.
6
0
Khải
22/01/2022 18:28:06
+3đ tặng
Có rất nhiều ý kiến, nhận xét hay về khiêm tốn nhưng có lẽ ý kiến mà tôi tâm đắc nhất có lẽ là "Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời". Vậy khiêm tốn, thành công là gì? Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác. Thành công là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra. Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. Trong cuộc sống, con người phải luôn khiêm tốn. Bởi lẽ cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn học nữa, học mãi. Hơn nữa, khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người. Bên cạnh đó, khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn ra trông rộng, được mọi người yêu quý. Chưa dừng lại ở đó, khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người. Tuy nhiên, khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin. Thật vậy, ý kiến trên là hoàn toàn đúng. Mỗi người hãy trân trọng những người khiêm tốn đồng thời phê phán những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự đại, cho mình là nhất mà coi thường người khác. Hãy học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.
0
0
Nguyễn Ngọc Mai
23/01/2022 12:44:57
+2đ tặng
Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Vậy khiêm tốn được hiểu như thế nào? Khiêm tốn là thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn và những thành công mĩ mãn. Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Sống khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý và bớt người ganh ghét đi. Đồng thời, khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiến lên phía trước. Nếu tự mãn, đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập nên những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh. Thực chất thì chúng ta không có đủ tư cách để tỏ ra kiêu ngạo trước những người khác, trí tuệ của chúng ta chỉ là hạt cát nhỏ giữa một sa mạc trí thức rộng lớn. Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, khiêm tốn trước người, khiêm tốn trước đời, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống. Qua đây, chúng ta thấy rằng rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường. Tính khiêm tốn chính là bài học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Nó còn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư