LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn (8-10 câu) nêu cảm nhận của em về tướng quân Hương Thảo

Viết đoạn văn(8-10 câu) nêu cảm nhận của em về tướng quân Hương Thảo
2 trả lời
Hỏi chi tiết
901
0
0
Vũ Đào Duy Hùng
25/01/2022 09:52:32
+5đ tặng

Cách đây gần 2000 năm, ở làng Bích Tràng, huyện Ân Thi, phủ Khoái  Châu ( nay là thôn Bích Tràng, xã Tiền Phong, huyện Ân Thi) có một cô gái nghèo nhưng xinh đẹp, giỏi việc đồng áng, đặc biệt có tài cắt cỏ. Tương truyền cô cắt cỏ nhanh tới mức châu chấu bay không kịp chết hàng loạt, vì vậy mà cô có tên là Thảo.

Trong làng có một tên nhà giàu mướn cô về cắt cỏ chăn trâu, thấy cô xinh đẹp, hắn ép lấy làm thiếp nhưng cô không chịu, tìm cách trốn đi. Thấy vậy, tên nhà giàu trói cô vào buồng trâu không cho ăn uống, mặc cho đói rét và muỗi hành hạ. Ở gần đó có hai ông cháu nhà nghèo, ông tên là Bạch, cháu tên là Nhật rất thương cô. Một đêm mưa to gió lớn, hai ông cháu lẻn đến cởi trói và tìm cách giúp cô trốn thoát.

Bấy giờ Tô Định làm Thái thú cai trị nước ta, gây bao đau thương tang tóc cho trăm họ. Hai Bà Trưng nổi dậy phất cở khởi nghĩa ở Mê Linh. Hào kiệt và người yêu nước theo về rất đông. Cô Thảo tìm đến gia nhập đoàn nghĩa binh do Thánh Thiên chỉ huy, được Thánh Thiên trọng dụng giao việc trông coi, cung cấp “quân lương” cho đội quân voi, ngựa. Cô Thảo trở về quê cũ, cho dựng nhiều trại cỏ, tuyển dụng các nữ binh cắt cỏ phục vụ nghĩa binh. Hai ông cháu già Bạch có công cứu giúp cô ngày nào cũng tham gia vào đội quân cắt cỏ.

Đất nước sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng lên ngôi vua, mở hội khao thưởng quân sĩ. Cô gái có tài cắt cỏ được gọi là Hương Thảo (nghĩa là cỏ thơm) và được phong chức tướng quân, chuyên trách việc tổ chức các trại cỏ chăn nuôi voi, ngựa. Ba năm sau Mã Viện kéo quân sang xâm lược nước ta, các tướng lĩnh đều ra trận, còn Hương Thảo vẫn ở lại Bích Tràng, ngày đêm lo cung cấp cỏ cho voi, ngựa. Ở ngoài trận tiền, thế giặc mạnh, Hai Bà Trưng không chống nổi, gieo mình xuống sông tự vẫn. Đoán chắc bọn giặc thế nào cũng tới đây, Hương thảo và hàng trăm nữ binh chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Bọn giặc kéo đến, chúng bắt Hương Thảo phải giao nộp toàn bộ trại cỏ cho chúng. Hương Thảo vờ đồng ý, hẹn ngày đến giao nhận. Đúng hẹn quân giặc kéo tới, chúng được Hương Thảo khao rượu thịt no say, rồi lăn ra ngủ li bì. Hương Thảo cho đốt trại cỏ xung quanh căn cứ, giặc trở tay không kịp bị chết rất nhiều. Hương Thảo và hai ông cháu già Bạch cũng hy sinh trong trận này.

Xưa kia ở làng Bích Tràng có chiếc am nhỏ, thường gọi là chùa Cỏ. Trong chùa có tượng bà Hương Thảo, tay cầm kiếm hiên ngang và hai ông cháu già Bạch như đang chờ lệnh của bà. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 8 tháng Giêng âm lịch, nhân dân lại đến lễ chùa, kỷ niệm ngày Hương Thảo hy sinh. Theo tục xưa, nhớ lại trận hỏa chiến năm ấy, trước khi làm lễ, dân làng thường đốt mấy nắm cỏ khô đặt trong đỉnh trầm, sau dùng lửa này châm cho đèn hương như để truyền cho con cháu ngọn lửa truyền thống. Đáng tiếc ngôi chùa Cỏ nay không còn nữa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Tuấn Anh
25/01/2022 11:10:42
+4đ tặng
Bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là tiếng nói tự hào về những chiến công rực rỡ của dân tộc trước bao kẻ thù lớn mạnh và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần. Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi tác giả - vị tướng lỗi lạc, người đã chỉ huy bao trận chiến cam go, nay giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô. Nỗi niềm vui sướng, hạnh phúc được tác giả tóm gọn qua hai câu thơ ngũ ngôn mang đậm chất anh hùng ca chiến thắng: “Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù”. Đó là hai chiến công lừng lẫy của Đại Việt ta trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285.  Dù câu thơ không tường tận nhắc đến trận chiến nhưng với kết quả “cướp giáo giặc”, “bắt quân thù” trước hai kẻ thù lớn đã cho thấy sức mạnh to lớn của quân  dân ta. Ý thơ vang lên, ta như mường tượng về  không khí hừng hực quyết tâm, tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng chỉ huy vang lên dõng dạc và tinh thần chiến đấu quyết thắng của các chiến sĩ. Bởi tài thao lược, ý chí quyết tâm và sự đồng lòng của toàn quân đã làm nên những chiến thắng vang dội non sông, viết tiếp trang sử vàng son cho dân tộc. Và trong không khí hân hoan, cảm xúc dâng trào đó, tác giả đã bộc lộ khao khát về một đất nước thái bình, tương lai trường tồn của dân tộc. Và để đạt được mong ước ấy, từ triều đình đến muôn dân phải cùng nhau gắng sức, cùng chung lòng, chung trí để dựng xây và bảo vệ nền độc lập đó. Đất nước tồn tại và phát triển đến ngày nay là nhờ công lao và biết bao máu xương của thế hệ cha ông ta đã đổ xuống. Vì vậy, những khao khát của vị tướng kiệt xuất Trần Quang Khải cũng là lời nhắn nhủ đến thế hệ mai sau về trách nhiệm với tương lai dân tộc. Bởi vậy những câu thơ của ông sẽ mãi còn vang vọng với non sông, đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Tổng hợp Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư