Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ

Câu 2 viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ :
Bao nhiêư người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay".

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm ;
Mực đọng trong nghiên sầu ...
Khoảng 20 dòng trong bài thơ ông đồ của vũ đình liên
3 trả lời
Hỏi chi tiết
880
1
0
Hiển
07/02/2022 21:27:46
+5đ tặng

Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông. Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố.Ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Khánh
07/02/2022 21:27:54
+4đ tặng

Bao nhiêu người thuê viết 
Tấm tắc ngợi khen tài 
“Hoa tay thảo những nét 
Như phượng múa, rồng bay”.

Vũ Đình Liên à một nhà thơ, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Bài thơ Ông Đồ của ông được một nhà phê bình văn học xem là một trong mười bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới. Đoạn thơ này được trích từ bài thơ " Ông Đồ".Từ bao nhiêu cho người đọc thấy được nghề cho chữ đã từng được mọi người rất yêu mến. Sự có mặt của ông đồ đã thu hút sự chú ý của mọi người, ông chính là trung tâm của sự kính nể và ngưỡng mộ. Hạnh phúc không chỉ là có nhiều người thuê viết mà còn được tấm tắc ngợi khen tài – Bởi ông có tài viết chữ rất đẹp. Ba phụ âm 't' cùng xuất hiện trong 1 câu như 1 tràng pháo tay giòn giã để ca ngợi cái tài năng của ông. Giữa vòng người đón đợi ấy ông hiện lên như 1 người nghệ sĩ đang say mê, sáng tạo, trổ hết tài năng tâm huyết của mình để rồi ông được người đời rất ngưỡng mộ.Với sự ngưỡng mộ đó thì Vũ Đình Liên còn thể hiện 1 lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc là chơi câu đối chữ. Nhưng liệu có bao nhiêu người thuê viết hiểu được ý nghĩ sâu xa của từng con người

1
0
Yến Nguyễn
07/02/2022 21:28:28
+3đ tặng

1. Hình ảnh ông đồ thời đắc ý:

a) - Trong khung cảnh tết đến xuân về, không khí vui tươi, náo nức, hoa đào nở tươi thắm, người qua người lại đông vui tấp nập, ông đồ xuất hiện bên lề phố với mực tàu, giấy đỏ, làm công việc viết chữ thuê.

- Từ"mỗi" cho ta thấy hình ảnh ông đồ là 1 phần ko thể thiếu trong ngày tết, nếu hoa đào gợi sức sống tươi mới, trẻ trung thì ông đồ là trầm hương làm cho mùa xuân thêm thiêng liêng và ấm áp, ông đồ là trung tâm của sự chú ý: "Bao nhiêu người thuê viết, tấm tắc ngợi khen tài". Ông đã sáng tạo ra những nét chữ tài hoa:" Hoa tay thảo những nét, như phượng múa rồng bay". Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh để làm nổi bật tài năng của ông đồ, ông viết chữ mà như  đang múa chữ. Thành ngữ "phượng múa rồng bay"  gợi nét chữ uốn lượn, bay bổng có thần thái

=> Nhà thơ đã cảm nhận chữ viết của ông đồ = cả tấm lòng trân trọng với chữ Hán, = cả vốn văn học Việt Nam. Đọc đoạn thơ, ta như thấy thời kì huy hoàng, đắc ý của ông đồ, nhưng ẩn sâu trong đó là dư vị ngậm ngùi, chua xót, ông đồ tài hoa là thế mà phải ra đường viết chữ thuê.

2. Ông đồ thời suy tàn

- Hình ảnh ông đồ vẫn xuất hiện bên lề phố vào dịp tết đến xuân về, nhưng những người thuê viết nay đã vắng bóng:" Nhưng mỗi năm mỗi vắng, người thuê viết nay đâu". Chữ "nhưng" đặt đầu câu thơ đã tạo nên thế đối lập giữa thời kì đắc ý và thời kì suy tàn của ông đồ. Chữ "mỗi" đc lặp đi lặp lại(phép ddiepj ngữ) gợi bước chuyển chầm chậm của bánh xe thời gian, câu hỏi tu từ:"người thuê viết nay đâu?" vang lên da diết, đó là tiếng hỏi xót xa, hụt hẫng, tuyệt vọng khi con người dần thờ ơ với thú chơi chữ với nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc. Tâm trạng của ông đồ đã đc gửi gắm trong hình ảnh của sự vật:" Giấy đỏ buồn ko thắm, mực đọng trong nghiên sầu". Việc sử dugnj nghệ thuật nhân hóa: giấy buồn và mự sầu đã gợi tả đc tâm trạng  buồn của oogn đồ, việc sử dụng từ" đọng" trong câu thơ thật tài tình khiến câu thơ ngưng lại như 1 giọt lệ.

=> Nỗi buồn của ông đồ là nỗi buồn thân phận của con người bị lãng quên.

=> Nhà thơ đã thấu hiểu tâm trạng, nỗi buồn của ông đồ để cảm thông, chia sẻ, xót xa trước tình cảnh củ ông

- Hình ảnh "ông đồ vẫn ngồi đấy" (vẫn xuất hiện bên lề phố) nhưng qua đường ko ai hay, đó là thái độ thờ ơ, dửng dưng với 1 nét văn hóa đẹp.  Ông đồ là hình ảnh cô đơn giữa dòng đời: ngồi đấy, lặng lẽ, u buồn. 

=> Tác giả đã thông cảm, thấu hiểu nỗi buồn của ông đồ=>tấm lòng đồng cảm, xót xa

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k