Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề kiểm tra Vật Lí 6 Học kì 2 (Đề 5) - Đề kiểm tra Học kì 2 Vật Lí 6 (Bài kiểm tra cuối kì)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
434
0
0
Tôi yêu Việt Nam
07/04/2018 12:40:45

Đề kiểm tra Vật Lí 6 Học kì 2 (Đề 5)

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học ....

Môn Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

A. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng

A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực

B. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực

C. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực

D. Trong hệ thống ròng rọc động không có ròng rọc cố định

Câu 2: Một pa – lăng gồm 2 ròng rọc động và 2 ròng rọc cố định. Dùng pa lăng trên kéo vật có khối lượng 60kg thì lực kéo tối thiểu bằng bao nhiêu?

A. 600N

B. 300N

C. 150N

D. 2400N

Câu 3: Trường hợp nào sau đây không phải nguyên nhân của sự nở vì nhiệt của chất rắn?

A. Tháp Eiffel cao thêm 10cm vào mùa hạ

B. Khi rót trực tiếp nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng, cốc bị vỡ

C. Đáy nồi nhôm nấu nướng lâu ngày bị lõm xuống

D. Cửa gỗ khó đóng sát lại vào mùa mưa

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi tăng nhiệt độ của chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng giảm

B. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng

C. Trọng lượng riêng của chất lỏng giảm

D. Khối lượng của chất lỏng tăng

Câu 5: Băng kép được cấu tạo dựa vào hiện tượng nào dưới đây?

A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên

B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi

C. Các chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng và chất khí

D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Câu 6: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít. Cách sắp xếp nào sau đây là đúng?

A. Nhôm, rượu, khí hidro

B. Rượu, nhôm, khí hidro

C. Khí hidro, rượu, nhôm

D. Rượu, khí hidro, nhôm

Câu 7: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường trong các nhiệt giai khác nhau, kết quả đo nào sau đây là sai?

A. 37oC

B. 98,6oF

C. 273oK

D. 310oK

Câu 8: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy?

A. Sương đọng trên lá cây

B. Phơi khăn ướt, sau một thời gian khăn khô

C. Cây nến đang cháy

D. Đặt cả hai đĩa trong phòng không gió

Câu 9: Câu nói nào về nhiệt độ của băng phiến sau đây là đúng

A. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ tăng

B. Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ giảm

C. Chỉ trong thời đông đăc nhiệt độ không đổi

D. Cả trong quá trình nóng chảy và đông đặc nhiệt độ đều không đổi

Câu 10: Khi làm muối bằng nước biển người ta đã dựa vào hiện tượng nào ?

A. Ngưng tụ

B. Đông đặc

C. Bay hơi

D. Bay hơi và đông đặc

B. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Để nâng một vật ta cần dùng một đòn bẩy. Vật đặt tại B, còn lực tác dụng của người đặt tại A. Khối lượng vật là 36kg. AB = 2,5m; OB = 25cm. Xác định độ lớn lực tác dụng. Biết độ lớn của lực tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đặt của lực tới điểm tựa.

Câu 2: (1,5 điểm)

a. Nêu sự giống và khác nhau trong sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? (1 điểm)

b. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh được hiện tượng này. (0,5 điểm)

Câu 3: (2,5 điểm)

a. Biểu diễn nhiệt độ theo thời gian khi làm lạnh một chất lỏng theo các thông số sau (1 điểm)

Nhiệt độ (oC) 12 8 4 0
Thời gian (phút) 0 1 2 3
Nhiệt độ (oC) 0 0 0 -6
Thời gian (phút) 4 5 6 8

b. Trong thời gian nào chất tồn tại ở thể lỏng? Thể lỏng – rắn ? Thể rắn? ( 1điểm)

c. Đoạn thẳng nằm ngang trên đường biểu diễn thể hiện quá trình nào? Giải thích. (0,5 điểm)

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

1 2 3 4 5
B C D C D
6 7 8 9 10
C C C D C

Câu 1: (0,5 điểm) Chọn B

Vì ròng rọc cố định chỉ làm thay đổi hướng của lực còn ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực. Trong hệ thống pa lăng gồm cả ròng rọc động và ròng rọc cố định

Câu 2: (0,5 điểm) Chọn C

Ta có : P = F. 2n với n là số ròng rọc động

P = 10.m = 600 (N) ⇒ F = 600/22 = 150N

Câu 3: (0,5 điểm) Chọn D

Vì khi trời nắng gỗ sẽ co lại vì bị mất nước và khi trời mưa, độ ẩm của không khí sẽ bị gỗ hút vào( vì gỗ dễ bị thấm do nước) cho nên cửa gỗ sẽ to ra và dễ bị kẹt. Nên của gỗ khó đóng sát lại vào mùa mưa (không phải do sự nở vì nhiệt của chất rắn)

Câu 4: ( 0, 5điểm) Chọn C

Do khi nhiệt độ tăng → thể tích tăng. Khối lượng của chất lỏng không thay đổi

Mà D = m/V ⇒ D tăng ⇒ d tăng (do d = D.10). Vậy trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.

Câu 5: (0,5 điểm) Chọn D

Vì băng kép được cấu tạo bởi hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau. Băng kép khi đốt nóng hoặc làm lạnh thì cong lại, mặt có kim loại dãn nở nhiều hơn mặt ngoài. ⇒ Băng kép dựa vào hiện tượng các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Câu 6: ( 0,5 điểm) Chọn C

Các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít là: Chất lỏng, chất rắn, chất khí.

Câu 7: ( 0,5 điểm) Chọn C

Nhiệt độ cơ thể bình thường là 37oC; 32 + 37. 1,8oC = 98,6oK; 273oK + 37oK = 273oK

Câu 8: (0,5 điểm) Chọn C

Câu 9: (0,5 điểm ) Chọn D

Trong quá trình nóng chảy và đông đặc, nhiệt độ không thay đổi.

Câu 10: (0,5 điểm) Chọn C

Người ta làm muối dựa trên hiện tượng bay hơi của nước và đọng lại là nước muối.

B. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1:(1 điểm)

Độ lớn của lực tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đặt của lực tới điểm tựa nên lực càng xa điểm tựa bao nhiêu lần thì độ lớn lực càng nhỏ bấy nhiêu lần.

Trọng lượng của vât: P = 10.m = 360N (0,25 điểm)

Đổi AB = 2,5m = 250cm

OB = AB – OA = 250 – 225 = 25 (cm) ⇒ OA = 9OB (0,25 điểm)

Lực tác dụng nhỏ hơn trọng lực 9 lần. Hay F = P/9 = 4N (0,5 điểm)

Câu 2: ( 1,5 điểm)

a. (1 điểm)

Sự giống nhau: các chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi; các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (0,5 điểm)

Sự khác nhau: chất rắn nở vì nhiệt ít nhất đến chất lỏng và chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất. (0,5 điểm)

b. Khi rót nước nóng ra khỏi phích thì có một lượng không khí từ bên ngoài tràn vào bên trong phích. Gặp nhiệt độ cao thì chúng nóng lên , nở ra, gây ra lực lớn làm nút bật lên.

Để tránh hiện tượng này, sau khi rót nước nóng ra khỏi phích, ta nên chờ một lát để lượng không khí trong phích tràn ra ngoài rồi mới đậy nút lại

Câu 3:

a. Đồ thị biểu diễn nhiệt độ theo thời gian (0,5 điểm) Đề kiểm tra Vật Lí 6 có đáp án và thang điểm

b. (1 điểm)

Trong thời gian từ phút thứ 0 đến phút thứ 3, chất tồn tại ở thể lỏng

Trong thời gian từ phút thứ 3 đến phút thứ 6, chất tồn tại ở thể lỏng – thể rắn

Trong thời gian từ phút thứ 6 đến phút thứ 8, chất tồn tại ở thể rắn

c. Đoạn thẳng nằm ngang trên đường biểu diễn thể hiện quá trình đông đặc (0,25 điểm)

Vì trong khoảng thời gian này nhiệt độ của chất không thay đổi (0,25 điểm)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k