Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 4 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến

1 trả lời
Hỏi chi tiết
770
0
0
Nguyễn Thu Hiền
07/04/2018 14:34:01

Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến

Trả lời câu hỏi in nghiêng

(trang 10 sgk Lịch Sử 7): - Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền được hình thành như thế nào ở Trung Quốc ?

Trả lời:

- Giai cấp địa chủ: Một số quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực nên trở thành giai cấp địa chủ.

- Giai cấp nông dân : Nhiều người nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân canh hay tá điền.

(trang 12 sgk Lịch Sử 7): - Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần – Hán và tác động của các chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc.

Trả lời:

- Chính sách đối nội của nhà Tần:

    + Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.

    + Ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất trong cả nước.

- Chính sách đối nội của nhà Hán:

    + Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.

    + Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nhân dân.

    + Khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khai hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Tác động của các chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc là: kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước vững vàng.

(trang 12 sgk Lịch Sử 7): - Em hãy nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường.

Trả lời:

- Chính sách đối nội:

    + Cử người thân tín cai quản đến các địa phương.

    + Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài.

    + Thực hiện chế độ quân điền : giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

- Chính sách đối ngoại: luôn tìm cách mở rộng bờ cõi bằng cách gây ra những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng:

    + Lấn chiếm vùng Nội Mông.

    + Chinh phục Tây Vực.

    + Xâm lược Triều Tiên.

    + Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam.

    + Ép Tây Tạng phải thần phục.

→ Lãnh thổ Trung Quốc ngày càng được mở rộng.

→ Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

(trang 13 sgk Lịch Sử 7): - Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh được biểu hiện như thế nào ?

Trả lời:

- Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc.

- Người dân và thợ thủ công không những phải nộp tô thuế nặng nề mà còn bị bắt đi lính, đi phu, xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém như Cổ cung ở Kinh đô Bắc Kinh.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, chính quyền phong kiến các triều đại Minh – Thanh suy yếu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k