Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của anh chị về hai đoạn văn sau

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.320
1
0
Đoạn văn trong “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài:
* Nội dung:
- Tình huống: Trong đêm tình mùa xuân, người người nô nức đi chơi, còn Mị phải ở nhà. Tiếng sáo, hơi rượu và không khí ngày Tết ở Hồng Ngài khiến lòng Mị trẻ lại, bồi hồi, xúc động...
- Tâm trạng, hành động của Mị:
+ “Mị ngồi xuống giường. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước” -> Mị không còn giống tảng đá như trước, tâm hồn Mị đã có những cảm xúc.
+ Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp và cảm thấy vui .
+ Mị ý thức mình còn trẻ cũng là cô hiểu rõ mình có quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi.
+ Nhưng hiện thực đen tối đối lập với quá khứ tươi đẹp, mơ ước về hạnh phúc khó trở thành sự thật. Mị lại muốn chết. “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này,Mị sẽ ăn cho chết ngay,chứ không buồn nhớ lại nữa”. Mị ý thức được quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của mình đã bị tước đoạt. Mị đang sống trong hoàn cảnh bi thảm mà cô khó có thể thoát ra được. Ý nghĩ về cái chết lúc này có thể được coi như một hành động phản kháng để lên tiếng đòi quyền được sống, được hạnh phúc.
+ “Mị đến góc nhà,lấy ống mỡ,xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng” -> Hành động của sự thức tỉnh. Mị thắp đèn là thắp lên ánh sáng để xua tan bóng tối đang bao phủ căn buồng mình, cuộc đời mình, là làm cho khát vọng về hạnh phúc của mình sớm trở thành hiện thực. Có thể nói hành động Mị thắp đèn là một bước chuyển quan trọng đánh dấu sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị. Cô đang thắp lên ánh sáng của niềm tin, hi vọng.
+ “Mị lại quấn tóc. Mị lấy cái váy hoa vắt ở trong vách” -> thiên tính nữ trở về khi con người ta khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc.
=> Dù tuyệt vọng, dù hành động và khao khát của Mị bị chặn đứng bởi bàn tay độc ác, thô bạo của A Sử nhưng những tâm trạng, hành động đó đã cho thấy sự hồi sinh, sự thức tỉnh mạnh mẽ của Mị.
* Nghệ thuật:
- Diễn tả thành công diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.
- Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn.
- Sáng tạo được chi tiết đặc sắc: tiếng sáo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
- Về nội dung:
+ Hai đoạn văn đều tái hiện cảnh tượng người phụ nữ bị chồng đánh đập, hành hạ tàn nhẫn và họ đều nhẫn nhục, cam chịu, không than khóc, cũng không chống trả,... Hai gã chồng hiện lên với những hành động vũ phu, thô bạo: A Sử thì lạnh lùng, thản nhiên đến mất nhân tính; còn người đàn ông hàng chài thì hung bạo, dữ tợn, điên khùng,...
+ Thái độ dâm lặng của hai người phụ nữ bị bạo hành cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau. Một người "không nói" vì khinh bỉ, uất hận, vì tâm hồn cô đã giành lại quyền được sống; người kia lặng lẽ chịu đựng để giữ cho những đứa con của mình không bị tổn thương. Nhìn vẻ ngoài, có thể lầm tưởng sự cam chịu kia là nhu nhược nhưng nó lại hé mở nguồn sức sống tiềm tàng trong con người họ.
- Về nghệ thuật: Cần chú ý lối kể, tả hệ thống chi tiết giàu sức gợi; cấu trúc linh hoạt của các câu văn; đảm xúc được "nén" lại trong lời kể...
2
0
mỹ hoa
01/06/2018 10:12:06
Về đoạn văn trong "Vợ chồng A Phủ"
Nội dung
  • Đoạn văn miêu tả nỗi buồn, sự cô đơn héo hắt, sự chai sạn vô cảm lạnh lùng của Mị trước nỗi đau khổ, tuyệt vọng của A Phủ cũng như hành động độc ác, thô bạo của A Sử.
  • Qua đoạn văn, người đọc thấy được tội ác của bọn thống trị miền núi đã chà đạp lên nhân phẩm, quyền sống của con người, làm con người bị tê liệt ý thức phản kháng và cạn khô nguồn nhựa sống...
Nghệ thuật
  • Miêu tả nội tâm sâu sắc, tinh tế, ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, lắng đọng sâu xa....
  • Hình ảnh ngọn lửa được miêu tả đầy sức ám ảnh để làm nổi bật sự lạnh lẽo, tê dại trong tâm hồn nhân vật và chuẩn bị cho tình huống có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc ở phần tiếp theo.
b.2. Về đoạn văn trong "Chiếc thuyền ngoài xa"
Nội dung
  • Đoạn văn miêu tả hành động vũ phu, thô bạo của lão đàn ông đối với người vợ và thái độ cam chịu nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài.
  • Qua đoạn văn, người đọc thấy được nỗi đau khổ của con người trong cuộc sống mưu sinh thường nhật. Vì cuộc sống nghèo khổ, chật vật mà con người trở nên độc ác, đày đọa lẫn nhau.
Nghệ thuật
  • Miêu tả sâu sắc nội tâm nhân vật, ngôn ngữ giản dị nhưng trĩu nặng trăn trở, suy tư về cuộc đời, thân phận con người.
  • Sử dụng thủ pháp đối lập giữa hành động thô bạo của lão đàn ông và thái độ cam chịu của người đàn bà, giữa hành động bên ngoài và suy nghĩ sâu sắc ở bên trong...
b.3. Về sự tương đồng, khác biệt giữa hai đoạn văn
- Tương đồng: Cùng miêu tả nỗi đau khổ đến thành chai sạn, vô cảm của con người bằng ngòi bút miêu tả nội tâm sâu sắc, tinh tế và một trái tim đồng cảm, yêu thương.
- Khác biệt:
  • Đoạn văn của Tô Hoài miêu tả nỗi đau khổ của người lao động dưới sự thống trị tàn bạo của bọn phong kiến chúa đất miền núi; qua đó, tố cáo tội ác của bọn thống trị, ngợi ca khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt của con người.
  • Đoạn văn của Nguyễn Minh Châu miêu tả nỗi đau khổ của con người do hoàn cảnh sống nghèo khổ xô đấy qua tình huống nhận thức, phát hiện những nghịch lý của cuộc sống, từ đó nhà văn gửi gắm những suy tư mang tính triết lý sâu sắc về cuộc sống và nghệ thuật.
c. Đánh giá: Khẳng định lại giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm cùng những sáng tạo của hai nhà văn cho nền văn học dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k