Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm xúc của em về bài thơ những cánh buồm

1. Nêu cảm xúc của em về bài thơ những cánh buồm
2. Nêu cảm xúc của em về bài thơ chú đi tuần
6 trả lời
Hỏi chi tiết
9.833
10
11
Nguyễn Quyền
19/06/2018 08:15:14

Giới thiệu tinh thần "Tiếp bước nhau của các thế hệ trẻ". giới thiệu nhà thơ Hoàng Trung Thông với những ước mơ bay xa, bay cao, những suy tư, những hoài bão trong tinh thần "tiếp bước" ông cha.

Giới thiệu bài thơ: "Những cánh buồm", Bài thơ giàu chất suy tính, trầm lắng trong hình ảnh trong "Hai cha con" với những hoài bão trong sáng làm xúc động lòng người.

Phân tích hình tượng "Những cánh buồm"' hình tượng thơ thể hiện ước mơ được bay xa của nhà thơ. Nò xuyên suốt cả bài thơ.

Hình ảnh "hai cha con" giữa thiên nhiên chan hóa màu sắc rực rỡ Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha dài lênh khênh Bồng con tròn chắc nịch.

"Hai cha con" bước trên cát, chan chứa một hoi ấm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dương thật kì diệu.

Bóng dáng "hai cha con" như nỗi bật hẳn bởi sự nhớ bố của con người trước khung cảnh thiên nhiên bao la.

Bóng "lênh khênh" của cha bên cái "bóng tròn chắc nịch" của con. Hình ảnh đối lập thật ngộ nghĩnh dễ thương thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ cha con đang trên cùng một hướng đi.

Đại dương chói chang huyền diệu, "Sau trận mưa đêm rá rích... cha dắt con đi đến ánh mai hồng".

Sau trận mua biển càng đục càng trong, cũng như hai cha con bóng cha dài và gầy để cho con sự "chắc nịch" khỏe khoán. Đó là quy luật của tạo hóa.

Những gi cha với ngày trước như sự 'Tá rích" của trận mua thi ngày sau người con lại liếp tục đưa mây bay xa.

Người cha chỉ dẫn cho con bước đi trong thế giới màn hổng cùa một chân trời trong tương lai rộng mở.

Tâm trạng náo nức của người con con bỗng được bàn tay cha khỏe che chở "Cha ơi ! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người gì đó, cái "không thấy kia".

Lời tâm sự của người cha "Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ

Những nơi cha chưa hề đi đến

Lời tâm sự nghe thật chân thành và gần biết bao. Cha đã giảng giải những thắc mắc cho con. Mặc dầu những nơi đó cha chưa từng đi dên. Người cha cũng đã từng ấp ủ những ước mơ như con và đã từng tìm hiểu về điều đó nhưng vân chưa tận mắt giải đáp được câu hỏi của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
23
7
Ngọc Trâm
19/06/2018 08:34:21
1. Nêu cảm xúc của em về bài thơ những cánh buồm
Những cánh buồm là bài thơ hay của Hoàng Trung Thông nói về tình cảm cha con, đồng thời nói về ước mơ và khát vọng của tuổi trẻ. Bài thơ mở ra một không gian rộng rãi, khoáng đạt, tươi tắn, trong trẻo:

“Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Cát càng mịn biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng”.

Trên cái nền không gian ấy, hai cha con xuất hiện với phép tương phản: tương phản về tuổi tác, tương phản về hình ảnh:

“Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”.

Người cha nghe tiếng con bước mà lòng vui phơi phới. Con ngây thơ hỏi cha về biển:

“Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười âu yếm rồi trả lời thành thật:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Những nơi đó cha chưa hề đi đến”.

Đất nước ta dài và rộng. Sức cha thì có hạn đâu có thể đi hết được. Cho nên sau câu trả lời, người cha “trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”. Theo câu trả lời của cha, ước mơ của con bay theo cùng những cánh buồm trắng. Ước mơ thật hồn nhiên mà táo bạo:

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”

Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua:

“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?”

Người cha như trẻ lại, tìm thấy lại mình từ tiếng nói ước mơ của đứa con. Thế hệ con đã tiếp nối ý chí thế hệ cha:

“Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”.

Và chắc chắn họ sẽ tìm được những gì mà thế hệ đi trước chưa làm được.

Bài thơ Những cánh buồm, là bài thơ có tính tượng trưng, nó giúp chúng ta nuôi dưỡng những ước mơ và khát vọng để hướng tới tương lai, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
21
5
Nguyễn Tấn Hiếu
19/06/2018 08:36:56
Thăm thẳm muôn trùng, mênh mông bất tận, ngút ngàn rợn ngợp… biển như là đại diện cho những gì vô cùng vô tận, phi thường và kỳ vĩ trên thế gian này. Con người ta hay ví mình là giọt nước giữa lòng biển khơi, là hạt cát nhỏ nhoi trên bờ biển, như một sự tự ý thức về kiếp nhân sinh nhỏ bé, mong manh của chính mình. Nhưng điều kỳ lạ ngỡ như mâu thuẫn mà rất hợp lý, rằng con người dẫu biết mình mong manh vẫn muốn hóa cường tráng, nhỏ nhoi vẫn muốn hóa lớn lao… nên trước biển, khát khao vẫn trào lên như muôn ngàn lớp sóng. Biển, vì thế còn là đại dương của ước mơ!

Bởi vậy chăng mà tự cổ chí kim đã có không biết bao nhiêu thi nhân say mê viết về biển. “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một trong muôn vàn những thi phẩm hay về đề tài này. Bài thơ được Hoàng Trung Thông sáng tác từ năm 1963 và được chọn làm tên chung cho tập thơ của ông do NXB Văn học ấn hành năm 1971. Tác phẩm khắc họa một cuộc dạo chơi của hai cha con trên bãi biển, lời thơ giản dị mà khơi gợi bao ý nghĩa sâu xa:

Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch

Cha và con xuất hiện trên nền của biển trời lồng lộng, cát trắng phẳng lì. Khả năng quan sát tinh tế đã khiến Hoàng Trung Thông miêu tả hai con người với hai cái bóng in trên nền cát. Cái lênh khênh của bóng cha như đối lập với cái tròn chắc nịch của bóng con, cái già nua vì thời gian của thế hệ cha anh như đối lập với cái vững chãi, tự tin của cả thế hệ con cháu. Cha dắt con đi hay chính quá khứ dìu bước cho hiện tại, lớp trước nâng bước cho lớp sau, trong một tâm trạng Nghe con bước lòng vui phơi phới. Đặc biệt trong một không gian rực rỡ Nắng mai hồng là thứ ánh nắng ấm áp, tinh khôi mở đầu ngày mới bình yên. Cha và con đi trong nắng mai hồng như một sự hòa nhập với hiện tại sáng tươi, cái hiện tại làm lòng cha phơi phới bởi biết ở con đang nảy nở những ước mơ trong trẻo và cao đẹp. Và thật ngộ nghĩnh khi: “Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:/ - Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Người con trong bài thơ này còn nhỏ quá nên mới đặt ra những câu hỏi ngây thơ đến vậy! Một câu hỏi ngây thơ mà không hề vô nghĩa! Đôi mắt lần đầu tiên thấy biển của con đã khơi gợi những nỗi băn khoăn rất đáng yêu trước mịt mùng biển trời bát ngát. Đó cũng là cái cớ để người cha bày tỏ trải nghiệm cuộc đời mình qua lời giải đáp cho con: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà/ Vẫn là đất nước của ta…”.

Cứ theo như lời của cha, thì cánh buồm sẽ là phương tiện để con người có thể đi đến những nơi cha chưa hề đến. Người cha đã tự thừa nhận cái giới hạn của mình. Và thật bất ngờ khi: “Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ/ Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…”.

Vậy là với người cha, những hiểu biết về chân trời xa chỉ dừng lại trong nhận thức. Nhưng với người con, sự nhận thức giờ đây đã hóa thành ước mơ hoài bão lớn. Và Cánh buồm trắng sẽ giúp con thực hiện những điều cha chưa làm được. Đi không còn chỉ hành động cụ thể trong suy nghĩ ngây thơ của đứa trẻ nữa mà đi còn là “ý nghĩa cuộc đời, là sứ mệnh của đời trẻ” (Vũ Nho). Khoảng cách giữa cha và con là khoảng cách của hai thế hệ, nhưng qua lời của con, người cha chợt nhận ra có một sự kết nối đặc biệt:

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa lắm
Lần đầu tiên trước biển khơi thăm thẳm
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

Có thể trước đây, khi còn nhỏ như con, cha cũng từng khát khao đi như thế. Con và cha của quá khứ và hiện tại cùng chung một ước vọng, một ý nguyện. Bờ là bến đỗ của cha nhưng cũng là điểm xuất phát của con. Chân trời là khao khát của cha nay lại ươm mầm lớn dậy trong con. Cha đã trao lại cho con ngọn lửa của đam mê và khát vọng, để thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp con đường của cha anh thuở trước! Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là bài ca đẹp về ước mơ vươn tới của con người…
vô trang mình 5 sao nha
8
6
Nguyễn Tấn Hiếu
19/06/2018 08:40:59
Đề 2 :

"Gió hun hút lạnh lùng

Trong đêm khuya phố vắng

Súng trong tay im lặng

Chú đi tuần đêm nay

Hải Phòng yên giấc ngủ say

Cây rung theo gió, lá bay xuống đường…

Chú đi qua cổng trường

Các cháu miền Nam yêu mến

Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến

- Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?…"

Đó là đoạn đầu bài thơ "Chú đi tuần" in trong sách giáo khoa mà tôi đã thuộc từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cách đây hơn 40 năm. Hình ảnh người chiến sĩ cảm thông, thương yêu và muốn chở che cho các em nhỏ miền Nam như người ruột thịt, giữa thời tiết khắc nghiệt, cứ ám ảnh mãi trong tâm trí tôi.

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi vào phục vụ trong quân đội. Đến năm 1983, được về Báo Quân đội nhân dân công tác, tôi rất bất ngờ khi biết tác giả bài thơ "Chú đi tuần" chính là nhà báo lớp đàn anh của chúng tôi: Đại tá Trần Ngọc (ông nguyên là trưởng phòng kinh tế Báo Quân đội nhân dân và nguyên là Tổng biên tập Báo Cựu chiến binh Việt Nam). Từ ngày về nghỉ hưu ở một cái ngõ nhỏ Hà Nội, thỉnh thoảng, ông trở lại thăm tòa soạn Báo QĐND. Vào một buổi sáng gần dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, ông đi xe đạp đến tòa soạn để gửi cho chúng tôi một số bài viết cho mục "Một thời trận mạc". Nét chữ của ông thật chân phương. Ông viết bằng loại giấy học trò. Mỗi bài của ông còn giá trị ở chỗ có kèm theo tấm ảnh của nhân vật mà ông chụp từ thời kỳ chống Mỹ.

Rót nước mời ông, rồi chúng tôi mạo muội hỏi ông xung quanh việc ông sáng tác bài thơ "Chú đi tuần" trước đây như thế nào?

Ông xúc động kể: Bài thơ "Chú đi tuần" ông viết vào năm 25 tuổi, khi đó là chính trị viên đại đội. Với cảm xúc thương mến vô bờ các cháu học sinh miền Nam còn rất nhỏ tuổi (học cấp 1 ở trường số 4, số 6, gần cảng Hải Phòng) đã phải sống xa gia đình, quê hương, đang còn bị kìm kẹp dưới ách thống trị của đế quốc và bè lũ tay sai, ông đã viết bài thơ trong một đêm đông gió thổi hun hút, lạnh buốt. Bài thơ viết vừa ráo mực, ông liền gửi đến Tạp chí Văn nghệ Quân đội với lời đề tặng các cháu học sinh miền Nam. Bài thơ đã sớm được đăng trên tạp chí năm 1956. Rồi ông nhận được tặng phẩm của tạp chí gửi cho là một hộp thuốc đánh răng. Sau này, bài thơ được đưa vào sách giáo khoa lớp 3 từ bao giờ ông cũng không biết. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, ông là giáo viên Trường sĩ quan Lục quân 1, đóng quân ở Sơn Tây. Một hôm, ông và các giáo viên tổ chức cho đơn vị học viên đi tập chiến thuật quân sự. Giờ nghỉ, ông và học viên ngồi tản ra dưới bóng cây gần một trường tiểu học, bỗng nghe thấy các em học sinh trong lớp đọc thuộc lòng bài thơ này. Ông rất ngạc nhiên rồi chờ đến cuối giờ học, ông hỏi cô giáo thì mới biết bài thơ "Đêm nay đi tuần" do ông sáng tác in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội ngày nào đã được đổi tên là "Chú đi tuần" và trích đăng ở tập 2, sách giáo khoa lớp 3.

Có dạo, một người bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh ra thăm Hà Nội kể với ông rằng, trong cuộc họp mặt của học sinh miền Nam học ở miền Bắc trước kia, có người tâm sự về kỷ niệm xưa và đọc bài thơ "Chú đi tuần" rồi nêu câu hỏi: "Chú bộ đội trẻ viết bài thơ năm xưa bây giờ ở đâu? Còn hay mất?". Nghe anh bạn nói, ông nghẹn ngào không nén nổi nước mắt bởi tình cảm chân thành của ông đối với học sinh miền Nam nói riêng và đối với nhân dân miền Nam nói chung vẫn được các anh, các chị em bây giờ nhớ tới.

Mới đây, trong dịp kỷ niệm lần thứ 34 ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, nhớ tới bao kỷ niệm làm báo với Đại tá, nhà báo Trần Ngọc, anh em phóng viên trẻ chúng tôi đã gọi điện hỏi thăm ông. Từ đầu dây bên kia, giọng ông khi sôi nổi, lúc bùi ngùi. Trong câu chuyện với ông tôi biết thêm, năm 2009 này, ông đã sang tuổi 80. Tuổi thơ của ông chịu nhiều mất mát, thiệt thòi, vì mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Ông đi bộ đội từ năm 1946, một năm sau, tức là năm 1947, ông được kết nạp Đảng. Năm 1949, ông là chính trị viên trung đội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông tham gia chiến đấu ở nhiều địa phương thuộc vùng đất Tây Bắc, trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Đến đâu chứng kiến cảnh đời thương tâm, xúc động, ông thường chia sẻ bằng những vần thơ chắt ra từ đáy lòng mình. Có thời gian, ông làm cán bộ tuyên huấn và làm báo ở một trung đoàn. Đến đầu năm 1964, ông được về công tác ở Báo Quân đội nhân dân. Vào một ngày giáp Tết Nguyên đán năm 2008, ông rất phấn khởi khi nhận được món quà tết gồm thư chúc tết của Nhà xuất bản Giáo dục, tập sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 2, in lại bài thơ "Chú đi tuần" của ông và nhuận bút bài thơ ấy là 100.000 đồng. Biết được tin này, các cháu ông quê ở Hải Phòng vui lắm, vì các cháu đã thuộc từ lâu bài thơ "Chú đi tuần" của ông trong sách giáo khoa mới.

Sau khi chúc mừng Đại tá, nhà báo Trần Ngọc, chúng tôi lựa lời nói, nhiều nhà thơ, nhà báo có tập thơ riêng, hoặc được in thơ ở tuyển tập này, tuyển tập kia, nhưng lại không có hạnh phúc như ông có thơ trong sách giáo khoa. Ông đáp rằng, cả đời ông đã viết nhiều bài thơ và thật may mắn khi bài thơ "Chú đi tuần" của ông được đưa vào sách giáo khoa. Trong giai đoạn cải cách sách giáo khoa, bài thơ đó đã đưa ra khỏi sách giáo khoa. Nhưng thời gian gần đây, bài thơ đó lại được đưa vào sách giáo khoa. Bài thơ có tác dụng giáo dục truyền thống cho học sinh về một thời điểm lịch sử quan trọng của đất nước. Đó cũng là nguồn động viên tinh thần rất quý giá với tác giả bài thơ, một thời cầm súng, làm thơ, viết báo!

Đại tá, nhà báo Trần Ngọc cúp máy điện thoại, tôi nóng lòng ra phố tìm đến một cửa hàng sách giáo khoa ngay. Tôi thật hồi hộp khi mở từng trang sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2 (tái bản lần thứ hai) của Nhà xuất bản Giáo dục. Đúng như nhà báo Trần Ngọc tâm sự, bài thơ "Chú đi tuần" của ông in ở trang 51, 52 phần tập đọc của tập sách này, có minh họa các chú bộ đội đi tuần bằng màu sắc rất trẻ trung. Lúc đó bao nhiêu cảm xúc, bao nhiêu kỷ niệm của tôi về bài thơ và tác giả bài thơ lại ùa về.
chị Trậm; họ nói là phải ghi nguồn sách giải nữa đấy ạ

8
5
Dương Tú
19/06/2018 08:59:41
1,

Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng làm xúc động lòng người.

Hình ảnh những cánh buồm là hình tượng thể hiện ước mơ được bay xa của nhà thơ. Nó xuyên suốt cả bài thơ.

Hình ảnh hai cha con mgiuwax thiên nhiên, chan hòa mùa sắc rực rỡ:

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

Hai cha con bước đi trên cát, chan chứa một hơi ấm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dương thật kì dịu. bóng hai cha con nỗi bật hẳn với sự bé nhỏ của con người trước khung cảnh thiên nhiên bao la. Hình ảnh đối lập thật dể thương đó là bóng lênh khênh của cha bên cái bóng tròn chắc nịch thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ cha con đang trên cùng một hướng đi.

Đại dương chứa chang huyền diệu, sau trận mưa biển càng đẹp càng trong, cũng như hai cha con trong bóng chân dài và gầy để cho con sự chắc nịch khỏe khoắn. đó là qui luật của tạo hóa. Những gì cha mơ ước ngày trước sự rả rich của trận mưa thì ngày sau người con lại tiếp tục đưa ước mơ bay xa. Người cha chỉ dẫn cho con đi trong thế giới màu hồng của một chân trời trong tương lai rộng mở.

Với tâm trạng náo nức của người con làm cho người cha muốn đưa con trai mình đi tìm ước mơ mới. bay xa hơn.

Những lời tâm sự của người cha làm cho người con thêm một tí hi vọng, một tí mơ ước và những hình ảnh bền bỉ bước đi của cha và con.

Đó chính là những ước muốn táo bạo của người con muốn khám phá một trong những cánh buồm đầy ước mơ của trẻ thơ. Muốn đi khắp nơi, muố xông pha trên biển cả. đó chính là những lời nói hôn nhiên ấp ủ một hoài bão ước mơ. Tác giả đã thể hiện một cách tinh tế và đặc sắc một cách khát vọng sống đang cháy bổng trong mỗi con người.

Bài thơ đặc sắc với những hình ảnh tượng thơ độc đáo, nhịp thơ vừa trầm vừa lắng, vừa bay bổng như dàn trãi ào ạt những cảm xúc dào dạt của tác giả. Đó là tầm cao của ước mơ, của khát vọng được chinh phục, được khám phá thiên nhiên được làm chủ nó.

Bài thơ đã gieo vào lòng thế hệ trẻ những ước mơ bay bổng, thú giục chúng ta tìm tòi, học hỏi và khám phá để vươn tới chiếm lĩnh chinh phcj thế giới vũ trụ. Nó động viên chúng ta phấn đáu không ngừng để vươn tới tầm cao của thời đại.

Bài thơ đã gây xúc động lòng người nhà thơ đã thổi cho cánh buồm của tuổi thơ một phần nào hơi gió của cuộc sống mà tương lai lớp trẻ sẽ căng phồng vượt xa trong chân trời mới đang rộng mở.

8
5
Linh Nhi
19/06/2018 09:10:01
Đất nước Việt Nam mình đó, mênh mông, bát ngát trải trên từng nắm đất, ngọn núi, dòng sông…tất cả - mặn mà giọt mồ hôi giữ nước, mặn đắng nước mắt khóc cho quê hương, mặn chát bao xương máu cay đắng suốt những năm trường chiến đấu cùng cực gian nan rải khắp…Việt Nam đó - tổ quốc rộng mãi trong tim, mà cha - cả 1 đời sống, 1 đời chiến đấu, vẫn ko sao đi hết đất nước mình, để hôm nay, trên mặt đất này, cha lại dắt con đi, cho con cần thiết và hiểu biết, để con nối mãi bước chân cha - như cha, như ông chúng ta, như những thế hệ đã ngủ yên trong đất mẹ.

Ngọn lửa khát vọng trong lòng cha vẫn còn đó, liên lỉ và âm ỉ dẫu đã hằn sâu những vết rạn thời gian, dẫu ko thể hoàn thành trọn vẹn những ước muốn cả dân tộc, trao cho con - thế hệ trẻ, và nó sẽ bừng cháy,rực lên,mạnh mẽ,mãnh liệt,hoà với tình yêu và sức trẻ nơi con, để cùng con chung tay kiến tạo đất nước này,dẫn thuyền con wa dập dờn khơi xa, giữ ấm nơi con suốt đêm trường bất lực của lòng người ngại khó,bên con chống chọi vấp váp khắc nghiệt cuộc đời, để hy vọng và niềm tin còn lại khi cùng cực tuyệt vọng nhất. Con sẽ là cánh buồm, đi tiếp những ước mơ mà cha còn dang dở !

Bài thơ này ai cũng được học vào năm lớp 6, một bài thơ trong sáng, nhẹ nhàng nhưng tha thiết, khơi gợi ở lòng người khát vọng cống hiến cho xã hội, cho đất nước mình. Dẫu còn nhiều bất cập, dẫu tồn tại nhiều thực trạng đáng buồn, nhưng lòng yêu nước mãi còn neo đậu trong lòng mỗi con người Việt Nam, dù vô thức, hay nhận thức. Trưởng thành và trải nghiệm, hy sinh và cống hiến, dẫu là chút nhỏ nhoi, nhưng khi ta gieo vào đất 1 hạt mầm, mùa bội thu sẽ đến, để bàn tay làm nên những “mùa vui”!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k