Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa vào cấu tạo từ, loại một từ không thuộc nhóm

Câu 1: Dựa vào cấu tạo từ, loại một từ không thuộc nhóm: “bình minh, cầu cống, mập mờ, hoàng hôn”.

    A. Bình minh              B.  Cầu cống                C.  Mập mờ               D.  Hoàng hôn

Câu 2: Phép nhân hóa trong đoạn: “Dù giáp mặt cùng biển rộng/Cửa sông chẳng dứt cội nguồn / Lá xanh mỗi lần trôi xuống / Bỗng.. nhớ một vùng núi non…” để tả sự vật nào dưới đây ?

A. Biển             B. Cửa sông                  C. Lá               D. Núi non

Câu 3: Từ nào dưới đây giống từ “lo lắng” cả ở mặt từ loại và mặt cấu tạo ?

A. lung linh                B. rộng lớn               C. mong mỏi                D.  lo âu

Câu 4: Câu: “Những con đường vuông góc viền vỏ sò gọn gàng chạy ngang dọc khắp khu vườn như những sợi ruy băng đỏ ẩm ướt và trong tấm thảm vườn, những bông hoa lạc mốt mọc um tùm.” là câu:

A. Câu ghép có các vế được nối trực tiếp bằng dấu câu.

B. Câu ghép có các vế được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.

C. Câu ghép có các vế được nối với nhau bằng một quan hệ từ.

D. Câu đơn có nhiều vị ngữ.

Câu 5: Từ nào dưới đây là đại từ trong văn cảnh này nhưng lại là danh từ trong văn cảnh khác ?

       A. tôi                     B. tớ                     C. chúng ta                  D. cậu

Câu 6: Câu tục ngữ nào dưới đây không thuộc nhóm: khuyên con người phải chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống ?

A. Cáo chết ba năm quay đầu về núi.

B. Lá lành đùm lá rách.

C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

Câu 7: Tiếng “nhân” trong thành ngữ “Nhân vô thập toàn” giống nghĩa với tiếng “nhân” trong từ nào dưới đây ?

 

A. Nhân nghĩa                B. Nhân tài                  C. Nhân ái          D. Nhân hậu

Câu 8: Từ "cánh" trong câu thơ "Mùa xuân, những cánh én lại bay về" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

A. Nghĩa gốc                           B. Nghĩa chuyển

Câu 9: Câu nào dưới đây là câu ghép?

A. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước.

B. Năm nay, mùa đông đến sớm, gió thổi từng cơn lạnh buốt.

C. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

D. Khi mùa xuân đến, muôn hoa đua nở, khoe sắc rực rỡ trong vườn.

Câu 10: Từ “tựa” trong câu thơ: “Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc/ Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” là từ loại nào dưới đây?

           A. Quan hệ từ             B. Động từ            C. Tính từ             D. Danh từ

Câu 11: Câu: “Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.” có bao nhiêu vị ngữ?

      A. Một vị ngữ             B. Hai vị ngữ                C. Ba vị ngữ               D. Bốn vị ngữ

Câu 12: “Dòng”trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

A.  Theo dòng chảy của thời gian, câu chuyện được lan truyền mãi.

B. Những dòng điện truyền đi trăm ngả.

C. Dòng suối ấy thật trong mát.

D. Từ khắp các nẻo đường, dòng người ùn ùn kéo đến.

Câu 13: Câu nào sau đây là câu ghép?

A. Lưng con cào cào và đôi cánh mỏng mảnh của nó tô màu tía, nom đẹp lạ.

B. Tôi chạy theo bác ấy đến khu nhà góc bệnh viện.

C. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.

D. Máu chảy, ruột mềm.

Câu 14: Câu nào dưới đây đặt dấu gạch chéo (/) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ và vị ngữ?

A. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như / tấm kính lau hết mây hết bụi.

B. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch / như tấm kính lau hết mây hết bụi.

C. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính / lau hết mây hết bụi.

D. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể / sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

Câu 15: Các vế câu trong câu ghép “Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.” có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào?

A. Quan hệ tăng tiến.                                      B. Quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.

C. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.                D. Quan hệ tương phản.

Câu 16:  Vị ngữ trong câu "Cây tre nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.” có cấu tạo như thế nào?

A. Danh từ.                 B. Cụm danh từ.                      C. Tính từ.                   D. Cụm tính từ.

Câu 17: Trong câu: “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi.” có mấy quan hệ từ?

A. Bốn quan hệ từ                   B. Hai quan hệ từ                    C. Ba quan hệ từ         D. Một quan hệ từ

Câu 18: Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn?

A. Vào khoảng tháng tư tháng năm, trên khắp các mặt hồ mặt ao, hoa sen bắt đầu nở rộ.

B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng tôi.

C. Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, một phụ nữ ở Pháp vừa mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân.

D. Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá.

Câu 19: Cho các câu: “Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng đậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không.”Các câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ và dùng từ nối.                         B. Thay thế từ ngữ và dùng từ nối

C. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ                    D. Lặp từ ngữ

Câu 20: Cho các câu:
1. Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. 
2. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới. 
3. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. 
4. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. 
5. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. 
6. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. 
Có thể sắp xếp các câu trên theo thứ tự nào sau đây để liên kết các câu tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh?

A. (1)-(5)-(3)-(4)-(6)-(2)                                  B. (1)-(2)-(5)-(6)-(3)-(4)                                                           

C. (1)-(2)-(3)-(4)-(5)-(6)                                  D. (1)-(2)-(6)-(3)-(5)-(4)

Câu 21: Từ “tựa” trong câu thơ: “Giàn giáo tựa cái lồng che chở” là từ loại nào dưới đây

A. Quan hệ từ                    B. Động từ              C. Tính từ               D. Danh từ

Câu 22: Các từ nào dưới đây chỉ người nghe?

              A. tôi, chúng tôi, tớ                    B.  các bạn, cậu, các người

              C.  hắn, anh ta, bọn nó               D.  bọn này, chúng cháu, cháu

Câu 23: Câu nào dưới đây là câu ghép?

          A. Non xanh, nước biếc.

 B. Uống nước nhớ nguồn 

 C. Lá lành đùm lá rách

          D. Có chí thì nên

Câu 24: Từ "bán" ghép được với những từ nào dưới đây để được từ đồng âm?

        A. rẻ, đắt                  B. cầu, nguyệt             C. kính, buôn                D. rau, thịt

 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
525
1
1
Nguyễn Thị Ánh Hồng
09/12/2022 15:29:54

Câu 1: Dựa vào cấu tạo từ, loại một từ không thuộc nhóm: “bình minh, cầu cống, mập mờ, hoàng hôn”.

    A. Bình minh              B.  Cầu cống                C.  Mập mờ               D.  Hoàng hôn

Câu 2: Phép nhân hóa trong đoạn: “Dù giáp mặt cùng biển rộng/Cửa sông chẳng dứt cội nguồn / Lá xanh mỗi lần trôi xuống / Bỗng.. nhớ một vùng núi non…” để tả sự vật nào dưới đây ?

A. Biển             B. Cửa sông                  C. Lá               D. Núi non

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Tiến Thành
09/12/2022 15:33:02
+4đ tặng
b tham khảo và vote điểm giúp mình nhé
1. B
2.D
3.D
4.C
5.D
6.A
7.A
8.A
9.C
10.A
11.C
12.C
13.A
14.D
15.A
16.D
17.B
18.C
19.B
20.A
21.A
22.B
23.C
24. C
con mèo bếu
có đk ??????????????????????????
Nguyễn Tiến Thành
có b mình khá chắc chắn
Nguyễn Tiến Thành
còn câu 20 mình ko chắc lắm câu đấy hơi khoai
1
0
Nguyễn Thị tuyết ...
09/12/2022 15:39:53
+3đ tặng

1.C
2.B
3.D
4.c
5.B
6.A
7.B
8,B
9.B
10.B
11.B
12.C
13.A
14.D
15.A
16.D
17.B
18.C
19.B
20.A
21.A
22.B
23.C
24. C

 

con mèo bếu
cảm ơn b ạn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k