LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Làm bài nghị luận 2/3 trang giấy suy nghĩ về việc bỏ tết cổ truyền

Làm bài nghị luận 2/3 trang giấy suy nghĩ về việc bỏ tết cổ truyền
2 trả lời
Hỏi chi tiết
950
1
3
Phạm Tuyên
31/01/2023 21:57:53
+5đ tặng

Tết cổ truyền là nền tảng tạo động lực cho việc duy trì hạnh phúc gia đình - những tế bào quan trọng để góp phần tạo nên một cơ thể ổn định (tức xã hội).

Với quá trình hình thành, tồn tại và phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc, Tết Nguyên đán đã vượt qua sự kiểm định của lịch sử về những giá trị tự thân của nó để có thể tồn tại cho đến ngày nay.

Bỏ Tết cổ truyền kéo theo nhiều hệ lụy

Trước đây, dưới thời các triều đại Lý, Trần, Lê, ông cha ta cũng tổ chức lễ Tết rất trang trọng. Những lễ nghi trong ngày Tết Nguyên đán như tục tiễn ông Táo về trời, bày mâm ngũ quả, tất niên, cúng giao thừa, tục xông nhà, mừng tuổi… chính là những giá trị hiện sinh, thành quả của cả dân tộc Việt Nam trong hàng nghìn năm dựng và giữ nước.

Những giá trị văn hóa trong Tết Nguyên đán còn tồn tại đến ngày nay đã là sự kế thừa có chọn lọc của nhiều yếu tố. Vì lẽ đó, chúng ta không thể gạt bỏ được thêm nữa những giá trị ấy. Nếu tiếp tục gạt bỏ, việc đánh mất luôn cả Tết cổ truyền rất có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, sự phát triển xã hội nếu gạt qua ngày Tết cổ truyền sẽ chuyển thành sự phát triển nhất thời vì suy cho cùng, văn hóa là nền tảng của sự phát triển.

Đó là lý do tại sao để chỉ văn hóa của một quốc gia, người ta thường dùng khái niệm “nền văn hóa”. Những quan điểm cho rằng đưa Tết Nguyên đán đồng nhất với Tết của phương Tây sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy to lớn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Kly
31/01/2023 22:06:02
+4đ tặng

Nhiều năm trở lại đây, mỗi khi Tết gần kề, người ta lại xôn xao nhau: có nên bỏ Tết? Ai cũng có những lý lẽ riêng, người muốn bỏ nêu đủ nguyên nhân về việc Tết đã không còn cần đến nữa; người muốn giữ lại dẫn chứng rằng Tết – không – thể – bỏ. Bài viết trên đây cũng là một ý kiến nhỏ nữa góp vào câu chuyện tranh luận lắm người nhiều ý này.

Tết âm lịch (hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, Tết cổ truyền) – dịp lễ này không xa lạ với bất kỳ người Việt nào. Chúng ta đã giữ gìn và duy trì nét đẹp Tết theo suốt chiều dài lịch sử đất nước. Tết âm lịch không chỉ là ngày chào năm mới như Tết dương lịch của các quốc gia phương Tây. Nó cũng không chỉ là kì nghỉ đơn thuần như kì nghỉ đông, nghỉ hè của nhiều nước trên thế giới. Trên tất cả, Tết là thời gian của sự sum vầy, của tình người ấm áp. Tết là khi chúng ta háo hức được về nhà sau những thời gian chia xa. Tết là dịp để mọi người yêu thương và chia sẻ. Với những ý nghĩa tinh thần và giá trị không gì có thể đếm được của Tết, tôi không đồng tình quan điểm bỏ Tết.

 

Hầu như trong tất cả những đề xuất nên bỏ Tết, người ta đều viện dẫn lý do lớn nhất là: đất nước phát triền, nền kinh tế đang tiến đi những bước rất nhanh. Tết và kì nghỉ Tết là một nguyên nhân lớn làm người ta trì trệ, làm chậm sự phát triển, làm Việt Nam theo không kịp các nước đang phát triển khác. Nhưng nhìn ở một góc độ khác, nền kinh tế của chúng ta không phụ thuộc hoàn toàn vào tháng Tết, một tuần nghỉ Tết có tác động nhưng không thể nói là đóng vai trò quyết định trong việc tăng trưởng kinh tế đất nước. Hơn nữa, theo các số liệu nghiên cứu thị trường, thời gian trước và sau Tết luôn là thời điểm có chỉ số tiêu thụ của các doanh nghiệp rất cao, doanh số bán ra và doanh thu thu về đều đạt tốt hơn các tháng còn lại. Trên phương diện kinh tế, Tết là thời gian kích cầu tiêu dùng, không thể nói vì Tết mà Việt Nam chậm lại.

>> Xem thêm:  MS103 - Người thầy sống mãi trong lòng tôi

 

Hơn thế nữa, nhìn ra thế giới, các quốc gia như Singapore, Trung Quốc,… cũng đón Tết. Kì nghỉ Tết của họ còn dài hơn, nhiều lễ nghi hơn chúng ta, và kinh tế của họ vẫn phát triển, đất nước của họ vẫn tiến xa hơn chúng ta. Thế nên, muốn phát triển kinh tế ổn định và lâu dài, chúng ta cần những chiến lược "dài hơi" khác, hoàn toàn không phải cứ bỏ Tết là vấn đề kinh tế sẽ được giải quyết.

Người ta cũng nói nhiều tới việc các doanh nghiệp nước ngoài "đau đầu" giải quyết nhiều vấn đề công việc, nhân công,… trước và sau Tết. Họ cho rằng đó là cũng nguyên nhân khiến doanh nghiệp nước ngoài dè chừng trong việc phát triển thị trường tại Việt Nam. Nhưng có một câu rất hay rằng: "Nhập gia tùy tục". Doanh nghiệp nước ngoài tới Nhật Bản phải theo kì nghỉ của người Nhật, tới Trung Quốc phải đổi tên tất cả các thương hiệu ra tiếng Trung để hoạt động trong thị trường Trung,… Kì nghỉ của chúng ta là bài toán khó, nhưng khi vào Việt Nam, người nước ngoài không phải không có cách giải quyết. Sống và làm việc tại Việt Nam cũng như bất kì quốc gia nào, đều cần thích nghi văn hoá và tập tục của dân địa phương. Doanh nghiệp nước ngoài tới các quốc gia khác phải làm như vậy, tới Việt Nam, cũng không phải ngoại lệ.

>> Xem thêm:  MS174 - Nghị luận về thay đổi bản thân để phù hợp với hoàn cảnh

 

Bỏ qua vấn đề kinh tế – bài toán lớn nhất ấy – tôi tin rằng vẫn còn nhiều hơn một lý do để chúng ta tiếp tục giữ Tết.

Bởi lẽ nó đã trở thành văn hóa, là nét riêng của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, là thời gian người đi xa sẽ nhớ mãi khi nghĩ về quê nhà. Tôi không cho rằng ý kiến "nếu đã sống có tình thì 365 ngày trong năm đều tình nghĩa với nhau, đều sum họp với nhau chứ cần gì nhân danh Tết" của nhà văn trẻ Tuệ Nghi là đúng. Bởi vì ta không thể đánh đồng sống có tình với sum họp. Có biết bao nhiêu người sống tình cảm, luôn đau đáu nhớ nhà nhớ gia đình nhưng không có ngày nghỉ đủ dài để về thăm thân sum họp: những người đi làm xa, những công nhân vất vả lên thành phố kiếm sống,…Tôi tin, nhiều người cả năm mong ngóng trông chờ Tết, dù cái Tết của họ không đủ đầy, nhưng chỉ đơn giản: Tết, họ được về nhà.

Người ta nói rằng Tết không còn cần vì đặc trưng của Tết bây giờ quanh năm có, bánh chưng dưa hành có thể mua bất kì đâu, bất kì lúc nào. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ. Tết được làm nên không chỉ bởi bánh chưng, dưa hành,… Tết thực sự, là giây phút năm mới chúng ta ở bên người thân và thưởng thức những món ăn trong không khí gia đình.

>> Xem thêm:  MS105 - Tâm sự cuối cấp

 

Người ta cho rằng Tết càng ngày càng "nhạt" thì không cần giữ, nhưng người ta quên rằng Tết "nhạt" không phải bản thân nó tự "nhạt", cũng không phải với ai Tết cũng "nhạt". Với những người lao động, những trẻ em vùng cao,… quanh năm đói và rét, khi ngày Tết đến họ có cơ hội được nhận quần áo, bánh chưng, quà Tết,… từ những tấm lòng từ thiện, những nhà hảo tâm, nụ cười của họ vẫn rất sáng, Tết vẫn ấm áp và nhiều dư vị cả trong lòng người cho đi lẫn người nhận về. Phải chăng, muốn Tết không "nhạt", tự chúng ta cần hành động cho Tết của mình có ý nghĩa hơn?

Đừng đổ lỗi cho Tết vì những chuyện mà lỗi không thuộc về nó. Tỷ lệ tai nạn giao thông tăng cao trong 3 ngày Tết? Ngộ độc thực phẩm Tết ngày càng nhiều? Thái độ người dân làm việc sau Tết uể oải? Dân tộc đặt niềm tin vào thánh thần, đổ xô tới đền chùa sau Tết?,… Tất cả những lý do đó, đều mang màu sắc ngụy biện. Những câu chuyện đó xuất phát từ chính chúng ta, không phải vì Tết. Đừng làm mai một Tết. Hãy trả lại cho Tết màu sắc cổ truyền, cái hồn Việt của nó, đừng nhân danh Tết phạm lỗi lầm để rồi ấm ức cho rằng do Tết, và yêu cầu giải quyết bằng việc bỏ Tết. Tết cổ truyền, tự tên của nó, đã nhắc ta rằng đó là truyền thống văn hóa đáng trân trọng và nên giữ gìn…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư