Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ được thể hiện qua đoạn trích sau

Viết giùm mik mở bài của đề này với :Phân tích  diễn biến tâm lí cua bà cụ tứ được  thể hiện qua đoạn trích sau:"Bà lão cúi đầu.... Bố mẹ trước khi không. Từ đó  em hãy làm rõ nhận định vì sau Kim Lân được gọi là nhà văn của ngừơi nông dân và nông thôn 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
114
1
0
Nguyễn Ngọc linh
14/04/2023 00:26:50
+5đ tặng
Kim Lân là 1 trong những cây bút truyện ngắn xuất ắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Hầu hết những trang viết của ông có giá trị về đề tài nông thôn và người nông dân. Kim Lân đã mở cho mình 1 lối đi riêng khi khai thác mảng đề tài quen thuộc này. 'Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân. Trong truyện, Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, đặc biệt là qua đoạn ''bà lão cúi đầu nín lặng... Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau''.

VN là sáng tác xuất sắc nhất của KL in trong tập "Con chó xấu xí"-1962. Tiền thân của truyện ngắn là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" được viết ngay sau CMT8 nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại, ông dựa vào 1 phần cốt truỵen cũ để viết truyện ngắn này.

Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo, lam lũ nhưng có tấm lòng nhân hậu. Điều này được thể hiện thông qua việc nhà văn Kim Lân đặt nhân vật vào một tình huống: trong nạn đói bỗng dưng Tràng đưa một người phụ nữ lạ mặt về nhà.

Khi Tràng đưa thị về ra mắt, bà cụ Tứ đã đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác nhưng chỉ sau một câu nói của Tràng: “Nhà tôi nó về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau . . . chẳng qua nó cũng là cái số . . . ” thì tâm trạng bà cụ đã thay đổi.

Dòng diễn biến tâm trạng bà cụ tứ được nhà văn Kim Lân miêu tả chỉ trong một đoạn văn ngắn ngủi nhưng ở đó, nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của ông đã đạt đến độ tinh tế, tự nhiên như nó vốn có là như vậy. Đầu tiên trong đoạn trích là sự thấu hiểu của bà lão, sau đó là sự xót xa, thương thân tủi phận, từ sự yêu thương đến đồng cảm và trân trọng. Đối mặt với tại khó khăn, mặc dù lo lắng nhưng bà vẫn lạc quan động viên, an ủi các con hướng về tương lai bởi vì bà cũng đang vui với niềm vui của các con. Qua dòng diễn biến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ, Kim lân đã làm cho vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật được tỏa sáng.

Theo truyền thống của người Việt, chuyện dựng vợ gả chồng là chuyện trọng đại, phải được sự cho phép, chấp nhận của những người lớn tuổi trong gia tộc thì đôi uyên ương mới được phép nên vợ nên chồng. Thế nhưng hôm nay Tràng lại bất ngờ đặt bà cụ Tứ vào tình huống đã rồi, Tràng dẫn thị về ra mắt mẹ nhưng thực chất là đưa vợ về ra mắt mẹ. Bà cụ tứ hoàn toàn có thể nổi giận, gắt gỏng, bà có quyền không đồng ý, thậm chí là có thể xua đuổi, nhưng trong tình huống này bà lại hoàn toàn không làm như vậy. Chỉ sau một câu nói của con trai, bà lão hoàn toàn cúi đầu nín lặng, một cái cúi đầu, một sự nín lặng để che giấu đi một cơn bão tố đang diễn ra trong lòng người mẹ già nghèo khổ. Cơn bão của sự đấu tranh giữa hiện thực khốn khó, đói khát với khát vọng hạnh phúc của đứa con trai và cũng là của bà. Bà hiểu ra biết bao cơ sự, bà hiểu hiện thực bi đát mà bà và còn đang phải đối mặt nhưng bà cũng hiểu khát vọng hạnh phúc trong lòng đứa con trai đang trở nên khắc khoải hơn bao giờ hết.

Hơn ai hết bà cụ Tứ hiểu được: “Chao ôi! Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này” nghĩa là được tận hưởng niềm vui, sự tươm tất nhưng trong hoàn cảnh này bà hoàn toàn không thể lo được gì cho con. Bà nghẹn ngào không nói lên lời và bà đã khóc, giọt nước mắt hiếm hoi của người mẹ già thể vừa thể hiện sự đau đớn, xót xa vừa thể hiện sự thương thân, trách phận. Vượt qua nỗi đau đớn để dành tình yêu thương cho con trai mình và đặc biệt là “nàng dâu mới”. “Nàng dâu mới” nghe thiêng liêng trang trọng nhưng thực chất là người đàn bà theo không con trai bà, không cưới hỏi, không lễ nghi nhưng bà hoàn toàn không có sự rẻ khinh hay coi thường thị, ngược lại bà còn rất đề cao thị: :Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được . . . ” Rõ ràng giữa người ta và con mình bà đã đề cao người ta hơn, đây hoàn toàn không phải là sự tự hạ thấp mình mà nó xuất phát từ tình cảm chân thành của sự đồng cảm, trân trọng. Hơn ai hết bà thấu hiểu được hoàn cảnh của thị lúc này bởi vì bà cũng đang là nạn nhân của cơn bão táp đói khát, bà cũng đang bị nó quăng quật cho nghiêng ngả. Tình cảm của bà dành cho thị là tình cảm của những người đồng cảnh ngộ.

Trước hiện thực, bà cụ không tránh khỏi sự lo lắng, nỗi lo lắng của bà cũng đang là nỗi lo chung của toàn xã hội. Nếu người dân xóm ngụ cư lo cho Tràng rằng: “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không” thì bà lo cho Tràng và thị rằng: “Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Thế nhưng nỗi lo lắng của bà lập tức được lắng xuống bởi niềm hạnh phúc của con trai bà đang có là quá lớn và đó cũng là niềm hạnh phúc của bà. Bà đồng ý cho Tràng và thị nên vợ nên chồng: “Các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Đến đây ta cũng thấy được sự khéo léo, tinh tế của nhà văn trong việc sử dụng ngôn từ. Nhà văn khéo léo chọn từ “mừng lòng” chứ không phải “bằng lòng” bởi “mừng lòng là đồng ý trong sự mãn nguyện, vui mừng, đồng ý bởi niềm vui thực sự chứ hoàn toàn không có sự miễn cưỡng, gượng gạo.

Trước niềm hạnh phúc củ con, trước khi hai con bắt đầu bước đi trên con đường đời mới, bổn phận bà là mẹ nhưng bà không thể trang bị cho con được một chút hành trang vật chất nào bởi vì bà quá nghèo. Thế nhưng các con của bà thật may mắn khi được bà trang bị cho một hành trang tinh thần vô cùng quý giá đó là niềm lạc quan, tin tưởng để bước đến tương lai. Bà dặn các con: ”Vợ chồng chúng mày liệu bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá . . . Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?”Một câu thành ngữ tưởng như bà thuận miệng nói ra nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Không bao giờ sự khó khăn đeo bám con người đến đời thứ ba, trong khi đời bà và đời Tràng đã khó thì đến đời con của Tràng sẽ không còn khó nữa. Một câu thành ngữ được được đúc rút từ kinh nghiệm của cha ông không phải lúc nào cũng đúng nhưng trong hoàn cảnh này thì nó chính là một ánh sáng le lói được bà cụ Tứ thắp lên để soi rọi cho các con mình khi chúng bước đi trên con đường đầy tăm tối. Một đốm lửa nhưng có thể thắp lên một niềm tin về một tương ai tươi sáng.

Bà cụ Tứ bị đặt trong hoàn cảnh rất éo le, bà đang phải đối mặt với ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết nhưng bà dễ dàng chấp nhận, dễ dàng thấu hiểu khát vọng của con. bà để lại đằng sau tất cả những đói khát, những chết chóc. Bà dằn lòng chịu đựng vì niềm hạnh phúc của con. Bà cụ Tứ không chỉ là một người mẹ thương con hết mực mà còn là người phụ nữ giàu đức hi sinh. Hơn thế bà là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung, sẵn sàng đùm bọc, cưu mang những người đồng cảnh ngộ. Bà cụ Tứ đã nhận được sự trân trọng không chỉ của người đọc mà còn của chính tác giả Kim Lân. Bà đã được nhà văn trân trọng gọi là ”bà cụ Tứ”.

Qua việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích, Kim Lân hoàn toàn chứng minh thuyết phục cho ta thấy nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của nhà văn đã đạt đến trình độ tinh tế, tự nhiên như nó vốn có là như vậy.Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào tình huống éo le để thử thách tâm lí nhân vật, từ đó là sáng lên vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật. Dòng miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật được Kim Lân miêu tả hết sức tự nhiên, hết sức chân chân thành qua từng lời nói, từng hành động đến từng thái độ của nhân vật.

Qua đoạn trích, tác giả tập trung khắc hoạ hình tượng bà cụ Tứ- người mẹ nghèo nhưng giàu lòng nhân hậu, bao dung. Đoạn trích đã làm nổi bật lên tài năng của Kim Lân, thành công của đoạn trích đóng góp một phần không nhỏ vào thành công chung cho toàn bộ tác phẩm “Vợ nhặt” và sự thành công của tác phẩm đã góp phần làm sáng lên tên tuổi của Kim Lân văn đàn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K