Câu 6. Vì sao nói, nhận thức lịch sử có tính chủ quan?
A. Do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận.
B. Do sự kiện lịch sử luôn thay đổi theo thời gian.
C. Do sự kiện lịch sử luôn thay đổi theo sự thay đổi của thời đại.
D. Do sự kiện lịch sử không chịu tác động của yếu tố khách quan.
Câu 7. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Đó là
A. quy luật của lịch sử.
B. hiện thực lịch sử.
C. nhận thức lịch sử.
D. bản chất của lịch sử.
Câu 8. Khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan. Đó là chức năng gì của Sử học?
A. Chức năng khách quan của sử học.
B. Chức năng thực tiễn của sử học.
C. Chức năng khoa học của sử học.
D. Chức năng sáng tạo của Sử học.
Câu 9. Đối tượng nghiên cứu của Sử học xuất hiện khi
A. con người biết ghi chép lịch sử.
B. con người bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất.
C. con người biết ghi chép những hoạt động của vua chúa.
D. con người biết ghi chép những hoạt động về kinh tế.
Câu 10. Phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ. Đó là chức năng
A. nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.
B. sáng tạo của Sử học.
C. xã hội của Sử học.
D. khoa học của sử học.
Câu 11. Một trong các nhiệm vụ của Sử học là gì?
A. Giúp học sinh say mê học tập môn lịch sử.
B. Trang bị tri thức khoa học đã được khoa học lịch sử thừa nhận.
C. Trang bị đầy đủ các nguồn sử liệu đã diễn ra trong quá khứ.
D. Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh học tốt môn lịch sử dân tộc.
Câu 12. Hiện thực lịch sử là tất cả những
A. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người.
B. điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan, độc lập.
C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài người.
D. nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại.
Câu 13. Hiện thực lịch sử được hiểu là
A. quá trình con người tái hiện lại quá khứ.
B. những hiểu biết của con người về quá khứ.
C. những nghiên cứu về quá khứ loài người.
D. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
A. Là nhận thức của con người về quá khứ.
B. Tồn tại hoàn toàn khách quan.
C. Phụ thuộc vào ý muốn của con người.
D. Có thể thay đổi theo thời gian.
Câu 15. Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.
B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.
D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.
Câu 16. Nhận thức lịch sử được hiểu là
A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.
Câu 17. Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.
B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.
D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.
Câu 18. Sử học là
A. khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
B. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
C. tất cả những gì đã và đang diễn ra ở hiện tại.
D. khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?
A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người.
D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người.
Câu 20. Các chức năng của Sử học bao gồm
A. khoa học, xã hội và giáo dục.
B. khách quan, trung thực và khoa học.
C. xã hội, văn hóa và giáo dục.
D. trung thực, khoa học và giáo dục.
Bài 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
Câu 1. Việc dạy và học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông có ý nghĩa và giá trị nào dưới đây?
A. Mỗi dân tộc tự nhận thức chính mình trong quan hệ quốc tế.
B. Tạo cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
C. Tạo điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
D. Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Câu 2. Để sưu tầm tư liệu, người nghiên cứu phải
A. chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.
B. xác định độ tin cậy, tính xác thực của nguồn sử liệu đã thu thập.
C. lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.
D. ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch sử được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục?
A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được mỗi cá nhân tự nghiên cứu và tích luỹ.
B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,... được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích luỹ từ thực tế.
C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.
D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.
Câu 4. Các bước thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức gồm:
A. xác định vấn đề, xác định đánh giá, sưu tầm sử liệu, chọn lọc - phân loại.
B. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, chọn lọc - phân loại, xác định đánh giá.
C. xác định vấn đề, thẩm định sử liệu, chọn lọc - phân loại, xác định đánh giá.
D. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, thẩm định sử liệu, xác định đánh giá.
Câu 5. Vì sao muốn tìm hiểu quá khứ và làm giàu tri thức lịch sử, con người cần phải dựa vào các nguồn sử liệu từ quá khứ?
A. Sử liệu đóng vai trò là cầu nối giữa hiện thực lịch sử và tri thức lịch sử.
B. Sử liệu là cơ sở phản ánh trung thực nhất về quá khứ.
C. Sử liệu là tài liệu ghi chép cụ thể về quá khứ.
D. Sử liệu là văn bản đáng tin cậy nhất về quá khứ.
Câu 6. Yếu tố quan trọng nhất trog nghiên cứu học tập, tìm hiểu lịch sử là
A. Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu.
B. Dựa vào nguồn sử liệu từ quá khứ.
C. Đánh giá độ chính xác của sử liệu.
D. Kiểm tra độ chính xác của sử liệu.
Câu 7. Quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được gọi là gì?
A. Xác định tính xác thực, độ tin cậy của thông tin và sử liệu.
B. Xác định giá trị thông tin của các sử liệu.
C. Xử lí thông tin và sử liệu.
D. Kiểm tra các thông tin của sử liệu.
Câu 8. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là
A. Sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
B. Việc nhìn nhận cuộc sống hôm nay từ quan điểm lịch sử.
C. Phải xuất phát từ cuộc sống hiện tại để nhìn nhận quá khứ.
D. Giúp hiểu rõ hơn về chính trị của một quốc gia.
Câu 9. Ở Việt Nam, nơi nào dưới đây tập trung đa dạng các sử liệu góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hoá của công chúng?
A. Bảo tàng.
B. Thư viện.
C. Trung tâm lưu trữ.
D. Nhà văn hoá.
Câu 10. Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?
A . Lịch sử là môn khó, cần phải học suốt đời để hiểu được lịch sử
B. Tri thức và kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho hiện tại và định hướng cho tương lai
C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng nhiều điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá
D. Học tập và tìm tòi lịch sử giúp đưa lại nhưng cơ hội nghề nghiệp thú vị
Câu 11. Hình thức nào không phù hợp với môn lịch sử
A. Học trên lớp
B. Xem phim tài liệu lịch sử
C. Tham quan, điền dã
D. Học trong phòng thí nghiệm
Câu 12. Bước đầu tiên trong quy trình thu thập, xử lý thông tin và sử liệu là
A. lập thư mục và danh mục các sử liệu cần thu thập
B. Sưu tầm, đọc và chép thông tin sử liệu
C. Chọn lọc và phân loại sử liệu
D. Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu
Câu 13. Sử liệu đóng vai trò là cầu nối giữa:
A. Khảo sát và tìm kiếm
B. Hiện thức lịch sử và tri thức lịch sử
C. Giữa phân loại và đánh giá
D. Quá khứ và thực tại
Bài 4: SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI
Câu 1. Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hóa?
A. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản
B. Bảo tồn và khôi phục các di sản
C. Bảo vệ và lưu giữ các di sản
D. Bảo vệ, khôi phục các di sản
Câu 2. Di tích Chùa Thiên Mụ là di sản văn hóa nào dưới đây:
A. Di sản văn hóa phi vật thể
B. Di sản thiên nhiên
C. Di sản văn hóa vật thể
D. Di sản ẩm thực
Câu 3. Hát Xoan là di sản văn hóa nào dưới đây:
A. Di sản văn hóa vật thể
B. Di sản thiên nhiên
C. Di sản văn hóa phi vật thể
D. Di sản ẩm thực
Câu 4. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?
A. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam
B. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học vì sự phát triển bền vững
C. Phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội
D. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản
Câu 5. Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Là những sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân.
B. Là sản phẩm không thuộc về vật chất.
C. Là những sản phẩm thuộc lĩnh vực dân ca.
D. Là những sản phẩm thuộc về nghệ thuật.
Câu 6. Di sản văn hóa vật thể là gì?
A. Là những danh lam thắng cảnh đời trước để lại cho đời sau.
B. Là những sản phẩm vật chất được dựng lên từ thế hệ trước.
C. Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
D. Là những cổ vật, báu vật quốc gia.
Câu 7. Di sản thiên nhiên thường chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
A. Thiên nhiên. B. Thực vật và động vật.
C. Sinh học. D. Môi trường.
Câu 8. Vì sao di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó mật thiết với Sử học?
A. Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử.
B. Sử học luôn phản ánh sự ra đời và phát triển của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
C. Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên cung cấp tư liệu cho Sử học.
D. Sử học lấy di sản văn hóa, di sản thiên nhiên làm nguồn sử liệu.
Câu 9. Bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám thuộc loại di sản nào?
A. Di sản văn hóa phi vật thể. B. Di sản văn hóa vật thể.
C. Di sản tư liệu. D. Di sản văn hóa hỗn hợp.
Câu 10. Các yếu tố về lịch sử, văn hóa truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, ẩm thực, giải trí, sản phẩm thủ công mĩ nghệ... là
A. yếu tố hàng đầu của du lịch.
B. yếu tố cơ bản của du lịch.
C. yếu tố kích thích du lịch.
D. điểm đến của khách du lịch.
Câu 11. Khi tham quan du lịch, du khách trong nước và quốc tế thường chọn lựa địa danh liên quan đến
A. di tích tự nhiên và văn hóa để trải nghiệm.
B. di tích lịch sử để tìm hiểu những chiến công của dân tộc.
C. di tích lịch sử, văn hóa để tìm hiểu và trải nghiệm.
D. di tích văn hóa để tìm hiểu bản sắc văn hóa của dân tộc.
Câu 12. Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?
A. Xác định giá trị thực tế của di sản.
B. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.
C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.
D. Tu bổ và phục hồi di sản thường xuyên.
Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản?
A. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học để xác định giá trị của di sản.
B. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
C. Sử học giúp cho giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
D. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.
Câu 14. Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?
A. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản.
C. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản.
D. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản.
Câu 15. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên?
A. Góp phần phát triển đa dạng sinh học.
B. Loại bỏ tác động của con người đến di sản.
C. Thực hành giá trị của các di sản thiên nhiên.
D. Góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?
A. Quảng bá lịch sử và văn hóa cộng đồng ra bên ngoài.
B. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá của ngành du lịch.
C. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá ngành du lịch.
D. Góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.
Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.
B. Góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.
C. Hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, cộng đồng.
D. Làm phong phú và hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc.
1 trả lời
1.384