Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Những người khởi xướng Phong trào tuyên bố “Chiếm phố Uôn” là hành động biểu thị sự bất mãn của người lao động Mỹ trước thói tham lam và tham nhũng của giới tài phiệt, làm giàu trên sự khốn khó của người dân. Giới phân tích phương Tây cho rằng, các cuộc biểu tình nảy sinh là do những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội sau đại khủng hoảng ở Mỹ không được giải quyết thỏa đáng đã gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa, trước hết là chính sách thiên vị giới nhà giàu của Chính phủ Mỹ. Theo giáo sư Pôn-Krúc-man, nhà bình luận của tờ Thời báo Niu Oóc, lời buộc tội “Phố Uôn là một thế lực phá hoại cả về chính trị và kinh tế” hay “Tất cả các chủ ngân hàng đều là phát-xít” của những người cầm đầu Phong trào đưa ra là hoàn toàn xác đáng. Giáo sư P.Krúc-man phân tích: Chính phủ B.Ô-ba-ma đã quá ưu ái đám nhà giàu và giới tài phiệt khi nổ ra đại khủng hoảng năm 2008 bằng một loạt chính sách cứu trợ hàng ngàn tỷ đô-la, chủ trương giữ mức thuế thấp đối với người giàu, nới lỏng những quy định quản lý được đặt ra sau cuộc khủng hoảng và thả lỏng chính sách tài chính chỉ để nhận được sự ủng hộ về chính trị. Cựu Giám đốc điều hành Hãng dịch vụ tài chính J.P Morgan Chase, W.Cohan cho rằng, nước Mỹ không những không học được gì từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 mà còn để cho giới tài phiệt tự do cản trở các chính sách cải cách, trong đó có việc thông qua đạo luật Dodd- Frank (đạo luật kiểm soát phố Uôn và những khoản tiền lớn).
Tuy nhiên, vấn đề ở đây không chỉ là lỗi trực tiếp của “Phố Uôn” mà do tình trạng bất bình đẳng xã hội, căn bệnh kinh niên của xã hội Mỹ cũng như của cả hệ thống TBCN. Theo giáo sư Giô-sép Stiếc-lít, đại học Cô-lôm-bi-a, người đoạt giải Nô-ben kinh tế 2001, hiện nay 1% (gọi tắt là nhóm 1%) người giầu nhất nước Mỹ chiếm 40% tài sản quốc gia, trong khi 80% người dân ở mức thấp nhất chỉ chiếm 7%. Về thu nhập, nhóm 1% chiếm 24% tổng số thu nhập của toàn dân. Theo số liệu của Viện nghiên cứu Chính sách (Institute of Policy Studies), trong thị trường đầu tư chứng khoán, nhóm 1% chiếm 50% số cổ phiếu, công phiếu và các quỹ đầu tư khác, trong khi 50% người nghèo nhất chỉ chiếm 0,5% tổng số cổ phiếu chứng khoán.Về nợ cá nhân, nghiên cứu của giáo sư xã hội học W. Đôm-hóp, đại học Ca-li-fooc-ni-a, Santa Cruz cho thấy, nhóm 1% chỉ chiếm 5% tổng số nợ của nước Mỹ, trong khi nhóm 99% phải gánh tới 73% số nợ đó. Kể từ năm 1980 cho đến nay, trung bình mỗi năm có khoảng 5% trong tổng thu nhập quốc gia được chuyển từ các hộ gia đình bậc trung sang các hộ giàu. Trong năm 2010 đã có 5.934 hộ gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu được nhận thêm 650 tỉ USD, trung bình hơn 1 triệu USD mỗi hộ(1). Ngân hàng thế giới cho biết, tại Mỹ khoảng cách giàu nghèo đã nới rộng thêm 20% kể từ năm 1980, cao hơn so với hầu hết các nước trong khối G7.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |