LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đóng vai nhân vật ông Hai kể lại câu chuyện Khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, và bày tỏ thái độ của ông về làng quê đất nước và cuộc kháng chiến

đóng vai nhân vật ông Hai kể lại câu chuyện Khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc và bày tỏ thái độ của ông về làng quê đất nước và cuộc kháng chiến
2 trả lời
Hỏi chi tiết
225
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong vai nhân vật ông Hai, tôi sẽ kể lại câu chuyện khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc và bày tỏ thái độ của ông về làng quê, đất nước và cuộc kháng chiến.

Ông Hai là một người dân làng Chợ Dầu, một ngôi làng nhỏ yên bình nằm giữa vùng quê hương của chúng ta. Ông đã sống ở đây suốt đời và chứng kiến nhiều biến cố trong lịch sử đất nước.

Một ngày nọ, khi ông đang ngồi trên ghế gỗ trước nhà, ông nghe tin làng Chợ Dầu sắp bị giặc xâm lược. Tin tức này khiến ông cảm thấy xót xa và lo lắng cho sự an toàn của gia đình và cộng đồng làng quê.

Ông Hai là một người yêu quê hương và đất nước. Ông đã trải qua nhiều khó khăn và gian truân trong cuộc sống, nhưng luôn tự hào về quê hương và những người dân trên đất nước này. Ông biết rằng cuộc sống yên bình và tự do mà chúng ta đang tận hưởng không đến dễ dàng.

Với tình yêu và lòng tự hào về quê hương, ông Hai quyết định không chấp nhận sự xâm lược của giặc. Ông đã tỏ ra quyết tâm và sẵn sàng tham gia cuộc kháng chiến để bảo vệ làng quê, đất nước và những giá trị mà ông yêu quý.

Ông Hai không chỉ là một người dân bình thường, mà ông còn là một người lính dũng cảm. Ông đã tham gia vào hàng ngũ quân đội và cống hiến hết mình cho cuộc kháng chiến. Ông đã chiến đấu với can đảm và sự kiên nhẫn, không ngại hi sinh để bảo vệ quê hương và đất nước.

Trải qua nhiều khó khăn và gian truân, ông Hai cùng với những người lính khác đã chiến thắng giặc ngoại xâm và giành lại sự tự do cho làng Chợ Dầu và đất nước. Ông đã chứng kiến sự hồi sinh và phát triển của làng quê sau cuộc chiến tranh, và tự hào về những đóng góp của mình và những người lính khác.

Với tình yêu và lòng tự hào về quê hương, ông Hai đã trở thành một biểu tượng của sự kiên nhẫn, can đảm và tình yêu đối với đất nước. Ông đã chứng minh rằng mỗi người dân đều có thể đóng góp vào cuộc kháng chiến và bảo vệ quê hương, đất nước của mình.

Câu chuyện về ông Hai là một lời nhắc nhở cho chúng ta về tình yêu và lòng tự hào về quê hương, đất nước. Nó khuyến khích chúng ta cùng nhau bảo vệ và phát triển đất nước, và không ngừng đấu tranh cho sự tự do và hạnh phúc của mọi người.
1
0
nguyễn linh hương
13/12/2023 20:51:37
+5đ tặng

Tôi là ông Hai, một người nông dân yêu nước.

Theo chính sách của Đảng, tôi buộc phải rời khỏi ngôi làng thân yêu của mình để đến một nơi khác. Đến nơi, tôi vẫn không bao giờ quên làng của mình. Tôi thường tự hào kể khắp nơi về truyền thống yêu nước, những thành tích vẻ vang của làng mình. Ánh mắt ngưỡng mộ của mọi người khiến tôi sung sướng lắm.

Ấy thế mà, một chiều nọ, khi đang ngồi uống trà thì nghe thấy người ta bàn tán về chuyện làng tôi theo giặc. Ngỡ ngàng, tôi không tin vào chính tai của mình. Cố nghe từng cái tên quen thuộc, tôi bần thần nhận ra đúng là họ đang nói về làng của mình rồi. Xấu hổ và bẽ bàng, tôi giả cười rồi đi về trong đau đớn. Dường như xung quanh, ai cũng đang chỉ trỏ, chửi bới về làng tôi, về tôi, nên cứ thế, tôi cúi gằm mặt xuống đất.

Trở về nhà, tôi nằm im trong nhà không buồn đi đâu cả. Bởi quá đau khổ và nhục nhã. Làm sao tôi có thể ngẩng đầu lên nhìn ai khi mang thân phận là người dân của một ngôi làng phản quốc. Nhục nhã, đau khổ, tủi hổ, tôi co mình lại trong góc nhà. Mọi âm thanh đều trở nên thật là đáng sợ. Tôi tưởng như ai cũng khinh mình, cũng căm ghét, cũng thù địch và chửi bới mình. Nhìn những đứa con thơ, tôi lại chực trào nước mắt. Chao ôi, rồi chúng cũng sẽ mang trong mình nỗi tủi nhục của kẻ phản bội tổ quốc như cha nó, và sống đến hết đời ư? Càng nghĩ tôi càng đau khổ cùng cực. Tôi yêu làng của mình lắm, tự hào về làng vô cùng. Nhưng giờ đây có lẽ tôi phải rời bỏ làng của mình thôi. Bởi làng đã theo giặc thì đó không còn là quê hương nữa. Bỏ làng, tôi đau lắm, như bị cắt đi từng khúc ruột, nhưng chẳng thể nào làm khác được. Thật may sao, ít ngày sau, tôi nhận được tin làng tôi chưa từng theo giặc. Đó chỉ là kế sách để dụ giặc vào bẫy và tiêu diệt mà thôi. Trời ơi, tôi tựa như được sống lại lần thứ hai vậy. Nỗi sung sướng lan tỏa trong từng tế bào, chảy trong huyết quản, khiến tôi bừng bừng sức sống.

Vậy là, từ bây giờ, tôi lại được yêu làng, lại được tự hào về làng của mình như trước rồi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Ngô Trung Hưng
13/12/2023 21:06:07
+4đ tặng

Tôi tên Hai, người ta gọi tôi là ông Hai. Cũng như bao người tản cư đang sống ở đây, tôi cũng rất nhớ làng, nhớ quê hương và chỉ mong cho kháng chiến nhanh đi tới thắng lợi.

Hôm nay tôi ra bở ruộng vạc đất để sắp tới trồng sắn. Sức thì có nhưng làm một mình rất mệt, về đến nhà nằm trên giường tôi lại nhớ về hồi còn ở làng Chợ Dầu, ở đó tôi có các anh em cùng nhau xẻ hào, khuân đá, đào đường, tôi nhớ anh em và nhớ làng quá. Tôi có vợ và ba đứa con, chờ cho đứa lớn về tôi dặn nó trông em rồi nhanh chân lên phòng thông tin nghe đọc báo. Tôi vờ đứng xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe, tôi biết chữ nhưng chữ in khó đọc quá. Báo hôm nay toàn tin hay, tôi nghe chẳng sót một câu nào. Trên đường về tôi đi qua phố huyện cũ, hôm nay lại có tốp người tản cư mới lên, họ ở Gia Lâm. Đang ngồi nói chuyện với họ rôm rả tự nhiên có người đàn bà nói giặc rút từ Bắc Ninh qua Chợ Dầu khủng bố. Nghe đến cái làng Chợ Dầu tôi quay phắt lại hỏi mụ ta tình hình giết giặc thế nào. Như sét đánh ngang tai, mụ ta nói cả làng Chợ Dầu là Việt gian theo giặc.

Lúc đó tôi nghẹn ắng cổ, da mặt tê rân rân, không thể tin vào chuyện đó, mụ còn kể thằng chánh Bệu đưa vợ con lên với giặc thì tôi không còn gì để nói nữa đành đứng dậy ra về. Tôi về nhà, rít lên trong đau đớn, tủi nhục, cái làng của mình giờ lại thành làng Việt gian, nhục nhã nào bằng, cả cái nước này người ta ghê tởm, thù hằn và căm ghét giống bán nước. Rồi đây sẽ sống ra sao, bị đuổi đi khỏi nơi này thì biết đi đâu mà sống. Kể từ hôm ấy tôi chỉ dám ở trong nhà, ra ngoài chỉ sợ nghe thấy lời người ta bàn tán, xỉa xói, chửi bới về làng. Tôi quyết dù cho không có chỗ mà đi cũng nhất định không về lại cái làng theo giặc ấy nữa, làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. Rất may, cái tin làng tôi theo giặc chỉ là tin sai sự mục đích, chính ông chủ tịch làng đã lên trên nơi tản cư cải chính thông tin. Họ báo nhà tôi bị Tây đốt nhẵn mà tôi vui sướng khôn xiết, thà cho Tây đốt hết làng còn hơn làng mang tiếng Việt gian.

Suốt mấy ngày qua tôi khổ sở, đau đớn và dằn vặt cuối cùng đã qua, tôi càng thêm yêu làng, tự hào về người con Chợ Dầu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư