Câu 5. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đỉnh cao ở triều đại nào?
A. Nhà Lý. B. Nhà Trần. C. Nhà Lê sơ. D. Nhà Tiền Lê.
Câu 6. Bộ luật được biên soạn dưới thời Lê sơ?
A. Hình thư B. Quốc triều hình luật.
C. Hình luật. D. Hoàng Việt luật lệ.
Câu 7. Bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua nào?
A. Lý Thái Tổ. B. Trần Thánh Tông.
C. Lê Thái Tông. D. Lê Thánh Tông.
Câu 8. Trong lịch sử nước ta nối tiếp sự nghiệp của nhà Hồ (1400 – 1407) là triều đại phong kiến nào?
A. Nhà Mạc. B. Tiền Lê. C. Lê Sơ. D. Lê Trung Hưng.
Câu 9. Trong thời kì Văn minh Đại Việt dưới thời Lê sơ, Nho giáo có vị trí như thế nào?
A. Độc tôn. B. Quan trọng. C. Quốc giáo. D. Mạnh mẽ.
Câu 10. Bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền của Đại Việt được hoàn chỉnh dưới triều đại nào?
A. Thời Lý. B. Thời Trần. C. Thời Lê sơ. D. Thời Hồ.
Câu 11. Bộ luật nào dưới đây được đánh giá là có nhiều điểm mới và tiến bộ so với các bộ luật trong thời phong kiến?
A. Hình luật. B. Hình thư.
C. Quốc triều hình luật. D. Hoàng Việt luật lệ.
Câu 12. Bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ còn có tên gọi khác là gì?
A. Hình luật. B. Hình thư.
C. Luật Hồng Đức. D. Luật Gia Long.
Câu 13. Thời Lê sơ đã thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp nào sau đây?
A. “quân điền”. B. thổ điền. C. điền địa. D. hà đê sứ.
Câu 14. Thời Lê sơ đã thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp nào sau đây?
A. “lộc điền”. B. thổ điền. C. điền địa. D. hà đê sứ.
Câu 15. Ruộng đất công làng xã thời Lê sơ được phân chia theo chế độ nào?
A. Điền trang. B. Lộc điền. C. Quân điền. D. Đồn điền.
Câu 16. Thời vua Lê Thánh Tông, nhà nước có chính sách gì để tôn vinh những người đỗ đại khoa?
A. Lập đến thờ các danh nhân. B. Cấp bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ.
C. Dựng bia đá ở Văn Miếu. D. Vinh quy bái tổ.
Câu 17. Hệ thống cơ quan phụ trách Đạo Thừa tuyên gọi là
A. tam ty. B. Đô ty. C. Hiến ty. D. Thông chính ty.
Câu 18. Năm 1471, Đạo Thừa tuyên được lập thêm có tên gọi là gì?
A. Hà Nội. B. Sơn Tây. C. Quảng Nam. D. Tây Đô.
Câu 19. Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông. C. Lê Nhân Tông. D. Lê Thánh Tông.
Câu 20. Bộ luật nào dưới đây được biên soạn đầy đủ, có nội dung tiến bộ nhất thời phong kiến Việt Nam?
A. Luật hành chính. B. Bộ hình luật.
C. Hoàng Việt luật lệ. D. Quốc triều hình luật.
Câu 21. Dưới triều đại phong kiến nhà Lê (thế kỉ XV), nhà nước cho dựng Bia ghi danh tiến sĩ không mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Khuyến khích nhân tài. B. Vinh danh hiền tài.
C. Đề cao vai trò của nhà vua. D. Răn đe hiền tài.
Câu 22. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, dưới đạo thừa tuyên là
A. phủ, huyện, châu và xã. B. quận, phường, phố.
C. huyện, xã, thôn. D. tỉnh, phủ, huyện và làng.
Câu 23. Quân đội thời Lê sơ được phiên chế thành những bộ phận nào?
A. Cấm binh và ngoại binh. B. Bộ binh và thủy binh.
C. Quân triều đình và quân địa phương. D. Cấm quân và quân ở các lộ.
Câu 24. Thời vua Lê Thánh Tông tư tưởng chiếm địa vị độc tôn, chính thống trong xã hội là
A. Phật giáo B. Đạo giáo C. Nho giáo. D. Thiên chúa giáo
Câu 25. Đội ngũ quan lại được bổ nhiệm vào bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông chủ yếu từ
A. những người đỗ đạt trong các khoa thi.
B. các “công thần khai quốc” triều Lê.
C. vương hầu quý tộc thuộc tôn thất nhà Lê.
D. các tướng lĩnh quân đội.
Câu 26. Giai cấp nào chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư trong xã hội nước ta thời Lê sơ?
A. Nông dân. B. Thợ thủ công. C. Thương nhân. D. Nô tì.
Câu 27. Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?
A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý.
B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty.
C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình, giai cấp thống trị.
D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia.
Câu 28. Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt?
A. Hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến quân chủ.
B. Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao.
C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.
Câu 29. “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ... Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di”. Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?
A. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.
B. Sách lược ngoại giao của nhà Lê đối với Trung Hoa.
C. Chính sách đoàn kết để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
D. Chính sách Nam tiến của nhà Lê.
Câu 30. Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm mục đích gì?
A. Tăng cường quyền lực của hoàng đế và củng cố bộ máy nhà nước
B. Củng cố và hoàn thiện một bước mới nền quân chủ phong kiến chuyên chế.
C. Biến nước ta trở thành một quốc gia hùng cường và lớn mạnh trong khu vực.
D. Xây dựng hệ thống phòng thủ nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Câu 31. Câu nào sau đây đúng về bối cảnh lịch sử trước khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi?
A. Sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời, các vị vua kế vị thường ít tuổi, đất nước khủng hoảng, bộ máy hành chính nhà nước yếu kém về mọi mặt.
B. Vua Lê Thái Tông lên ngôi vua lúc 10 tuổi, Lê Nhân Tông lên ngôi lúc 2 tuổi không đủ khả năng kiềm chế tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ triều đình.
C. Sự lộng hành của một số quyển thần đã gây nên vụ án oan “Lệ Chi Viên” đối với gia đình Nguyễn Trãi.
D. Nhà Trần lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra nhiều nơi.
Câu 32. Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm mục đích?
A. Tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.
B. Giúp Đại Việt thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược.
C. Biến nước ta trở thành một nước công nghiệp tiên tiến.
D. Tạo tiền đề đưa nhà Lê sơ trở thành thời kì phát triển cao.
Câu 33. Ở thời vua Lê Thánh Tông, dưới đạo thừa tuyên là
A. Phủ, huyện, châu và xã. B. Quận, phường, phố.
C. Huyện, xã, thôn. D. Tỉnh, phủ, huyện và làng.
Câu 34. Nội dung nào sau đây không đúng về cải cách của vua Lê Thánh Tông?
A. Thể lệ thuế khoá được nhà nước quy định theo quy mô sản xuất và doanh thu của mỗi hộ gia đình hoặc hộ kinh doanh.
B. Thực hiện chính sách quân điền phân chia ruộng đất công cho các hạng từ quan lại, binh lính, dân đinh, …
C. Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí việc đê điều, nông nghiệp, đặt Đồn điền quan để khuyến khích việc khẩn hoang.
D. Vua Lê Thánh Tông có lệnh dụ các quan địa phương "Lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, nông tang để có đủ cơm áo….”.
Câu 35. Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh
A. tình hình đất nước đã từng bước ổn định sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà.
B. tình hình đất nước từng bước ổn định, song bộ máy hành chính bắt đầu bộc lộ hạn chế.
C. tình hình của đất nước rối ren, hỗn loạn, các thế lực thù địch nhăm nhe xâm lược nước ta.
D. tình hình chính trị, kinh tế, xã hội vô cùng khó khăn sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà.
Câu 36. Tại sao Lê Thái Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như Tướng quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển?
A. Tránh việc gây chia rẽ trong triều. B. Vua muốn thay đổi khôngtheo lệ cũ.
C. Tập trung quyền lực vào tay vua. D. Tinh giản, đỡ cồng kềnh và quan liêu.
Câu 37. “Đây là một bộ luật đầy đủ… gồm hơn 700 điều, quy định khá đầy đủ tội danh và hình phạt liên quan đến hầu hết các hoạt động xã hội, bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của nhân dân và an ninh đất nước”. Nhận xét trên đề cập đến bộ luật nào?
A. Hình luật. B. Hình thư.
C. Quốc triều hình luật. D. Hoàng Việt luật lệ.
Câu 38. “Lấy chữ lễ, nghĩa, liêm, sĩ mà dạy dân, khiến cho dân hướng về chữ nhân, chữ nhường, bỏ hết lòng gian phi, để cho dân được an cư, lạc nghiệp, giàu có và đông đúc”. Đây là quan điểm của Lê Thánh Tông về
A. rèn luyện đạo đức cho đội ngũ quan lại. B. quan điểm tuyển chọn nhân tài.
c. giáo huấn của đội ngũ quân thường trực. D. ý niệm về trách nhiệm của vương quân
Câu 39. “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh, khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói trên phản ánh nội dung gì?
A. Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê.
B. Chính sách coi trọng nhân tài, loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử của nhà Lê.
C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và tiến cử của nhà Lê.
D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước dưới thời Lê.
Câu 40. Vì sao ở thế kỉ XV, Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục?
A. Chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước.
B. Thời kì này có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng.
C. Do nền kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng.
D. Tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa.
Câu 41. Ý nào sau đây không đúng về cải cách của vua Lê Thánh Tông?
A. Ở các địa phương, đặt các chức Tổng binh, Đô ty quản lí, đổi chức xã quan thành xã trưởng.
B. Lê Thánh Tông ban hành luật quốc tính, quý tộc tôn thất được phép lập phủ đệ, quân đội riêng.
C. Thời Lê Thánh Tông, nhà vua trực tiếp cai quản mọi việc, Tể tướng và đại thần bị bãi bỏ.
D. Tuyển chọn quan lại chủ yếu bằng khoa cử, nhằm hạn chế phe cánh và sự thao túng quyền lực.
Câu 42. Ý nào sau đây không đúng về cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông?
A. Nhà nước chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt.
B. Vua Lê Thánh Tông chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí nhà nước.
C. Nhiều khoa thi được tổ chức, đặt lệ định kì kiểm tra năng lực quan lại.
D. Xử lí xung đột giữa quan và dân theo nguyên tắc bảo vệ giai cấp thống trị.
Câu 43. Ý nào sau đây không đúng về cải cách của vua Lê Thánh Tông?
A. Việc canh nông được khuyến khích trong nhân dân.
B. Nhà nước đặt chức Hà đê quan và Khuyến nông quan.
C. Thuế khoá quy định theo quy mô sản xuất và doanh thu của hộ gia đình
D. Vua lệnh dụ “Lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, nông tang để có đủ cơm áo”.
Câu 44. Ý nào sau đây không đúng về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông?
A. Hoạt động kinh tế, pháp luật, quân sự, văn hoá, giáo dục tiến bộ hơn so với các thời trước đó.
B. Góp phần tăng cường hiệu quả của bộ máy quan lại và đưa nhà Lê sơ đạt đến đỉnh cao.
C. Góp phần quan trọng ổn định và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Đại Việt thế kỉ XV.
D. Mô hình nhà nước Lê sơ, trở thành thể chế chính thống ở Việt Nam từ thế kỉ XVI đến nay.
Câu 45. Ý nào sau đây đúng về cải cáchBằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 5. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đỉnh cao ở triều đại nào?
A. Nhà Lý. B. Nhà Trần. C. Nhà Lê sơ. D. Nhà Tiền Lê.
Câu 6. Bộ luật được biên soạn dưới thời Lê sơ?
A. Hình thư B. Quốc triều hình luật.
C. Hình luật. D. Hoàng Việt luật lệ.
Câu 7. Bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua nào?
A. Lý Thái Tổ. B. Trần Thánh Tông.
C. Lê Thái Tông. D. Lê Thánh Tông.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |