Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người, qua những tác phẩm đã học em hãy làm sáng tỏ điều trên

3 trả lời
Hỏi chi tiết
15.603
9
7
Anime
15/11/2018 21:49:54
“Văn học là nhân học”, Mác – xim Gooc – ki, đại văn hào của nước Nga Xô viết đã từng nhận định như thế. Thật vậy, mỗi chúng ta, ai ai cũng phải học để tiếp thu tri thức và để làm người. Văn học lại chính là chiếc chìa khoá vàng mở rộng lòng nhân ái trong tâm hồn, phát triển nhân cách tốt đẹp. Một tác phẩm ra đời không chỉ phản ánh cuộc sống phong phú, muôn vẻ quanh ta mà còn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với vạn vật. Nhờ thế, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn được mở rộng thành những viên gạch đầu tiên xây đắp tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội.
“Thương người như thể thương thân”, đạo lý ấy từ lâu đã trở thành nền tảng đạo đức của người dân Việt Nam. Ta vẫn luôn thấy được rất rõ tình thương yêu, sự cảm thông to lớn ẩn hiện trong văn chương, dù được truyền miệng như văn học dân gian hay thông qua các thể loại văn học viết với những văn bản truyền lại đến mai sau.
Trong các truyện cổ dân gian, ta bắt gặp không ít những số phận nghiệt ngã, đau đớn. Những con người ấy hoàn toàn bị các thế lực xấu xa chi phối. Có những lúc, ta tưởng chừng như cuộc sống của họ đã lịm tắt trước sự bất công của xã hội phong kiến, trước cái tàn nhẫn, hiểm độc của không ít người đời. Không! Không thật sự mất hết hi vọng đâu! Vì nếu kết cục chỉ dừng lại như thế thì còn đâu là cái hay và sự đặc trưng muôn đời của văn chương? Từng tình tiết trong câu chuyện là một nốt nhạc nhỏ nhiệm mầu, đánh lên bài ca vĩ đại của tình yêu thương. Cuối cùng, chàng Thạch Sanh hiền lành, tốt bụng cũng được làm phò mã, sánh duyên cùng công chúa; cô Tấm nhân hậu, nết na cũng trở lại làm người, trở thành hoàng hậu và được nhà vua yêu thương rất mực.Ngược lại, những kẻ gian manh, độc ác, xấu xa phải gánh chịu hậu quả thích đáng với hành vi tội lỗi của mình. Chẳng phải tên Lí Thông gian ngoa, xảo trá đã bị Trời đánh chế, giáng làm bọ hung, suốt đời suốt kiếp phải chui rúc trong phân trong đất và mẹ con Cám cũng đã phải đền tội bằng cái chết tức tưởi đó sao?
Song song với các tác phẩm truyện cổ, ta còn cảm nhận được sức ảnh hưởng to lớn của kho tàng ca dao tục ngữ đối với đời sống của người dân Việt Nam chúng ta.
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.”
Trước nhất là tình cảm gia đình. Vì gia đình là cái nôi quan trọng của xã hội, có thật sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, đùm bọc anh chị em, ta mới có được những hành vi đúng đắn, chuẩn mực về đạo đức. Qua đó, tình yêu thương càng được nhân rộng. Ông bà tổ tiên ta ngày xưa thường mượn những hình ảnh ví von, bóng bẩy để lồng vào đấy những lời răn dạy về kinh nghiệm sống, về bài học rèn luyện nhân cách ở đời. Trong đó, bài học “lá lành đùm lá rách” luôn được người xưa đề cao ca ngợi:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống như chung một giàn.”
Ý nghĩa duy nhất cần đạt được là chúng ta phải biết yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Dù không cùng chung huyết thống nhưng chúng ta đều mang trong tim sự sục sôi nhiệt huyết của dòng giống Lạc Hồng. Dù không cùng một tiếng nói nhưng lại cùng chung sống trên một đất nước, cùng một lịch sử văn hoá hào hùng với mấy ngàn năm văn hiến, cùng chung một kẻ thù là thiên tai, địch hoạ. Nhờ các bài học về tình thương, lòng nhân ái mà dân tộc Việt đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách của thời đại để tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay.
Tính nhân đạo của văn học còn được thể hiện khá sâu sắc qua các tác phẩm viết. Đọc đi đọc lại những vần thơ dưới thời phong kiến, đặc biệt của các nữ thi sĩ tài năng như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm,… chúng ta không khỏi thương cảm cho số phận đau khổ, bất hạnh của những con người thấp cổ bé miệng trong xã hội phong kiến đầy rẫy những sự bất công mà sự bất công lớn nhất lại dành cho cuộc đời của những người phụ nữ.
“ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?…”
Những câu thơ của bài“Chinh phụ ngâm khúc” như xoáy sâu vào lòng của người đọc, khiến ai đọc qua tuy chỉ đôi ba lần cũng phải thuộc, những tưởng một người Việt Nam nào đã từng biết cảnh chia li mà không nhớ. Vì sao vậy? Vì bài thơ không chỉ là lời oán than của người chinh phụ xa chồng mà còn là lời cáo buộc, định tội đanh thép, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, đã vô tình đẩy con người vào chỗ chết, nhẫn tâm chia rẻ hạnh phúc lứa đôi.
Qua đến bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, ta lại một lần nữa động lòng thương xót cho cuộc đời trôi nổi, bất công của người phụ nữ giữa một xã hội chỉ biết “trọng nam khinh nữ”:
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Khi người đọc đã thật sự hoà mình vào tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, thì cũng là lúc thông điệp của tình yêu thương đã được chuyển đến mọi người. Giá trị nhân văn của tác phẩm đã lên cao đến tận cùng.
Trước những biến động lớn của xã hội Việt Nam những năm 1930 tới năm 1945, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… – các ngòi bút hiện thực tiêu biểu của dân tộc ta – đã cho ra đời một số tác phẩm có giá trị như: “Lão Hạc”, “Tắt đèn” và “Những ngày thơ ấu”. Với mục đích chính là truyền thụ tình yêu thương, sự cảm thông và phê phán sâu sắc những hủ tục cùng sự giả dối của bọn cường hào ác bá và quan lại thực dân. Các nhà văn đã khéo léo lồng ghép nhiều chi tiết gợi lên cuộc sống đầy gian lao, nghiệt ngã của nhân vật. Qua đó thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những người cùng khổ trong xã hội đương thời. Đấy là sự đùm bọc, che chở để chung tay giúp nhau vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện tại.
Nhờ các tác phẩm văn chương từ cổ chí kim, chúng ta ngày càng thấu hiểu sâu sắc bao khổ cực mà nhiều người bất hạnh quanh ta phải gánh chịu. Ta thêm yêu thương, quý trọng họ và thực sự căm ghét mọi điều xấu xa, cám dỗ. Đấu tranh, phê phán những kẻ thờ ơ, máu lạnh, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn là cách duy nhất mà ta có thể hiểu rõ các tác phẩm đượm tình người.
Nói cho cùng, văn học và tình thương luôn gắn kết mật thiết với nhau. Đây là tấm gương soi diệu kỳ giúp ta ngẫm lại mình, lọc bỏ hết những tật xấu đồng thời hướng ta tìm thấy chân lí đích thực của cuộc sống. Không tình yêu thương, nghĩa là chết!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
4
Dương Hoàng Khánh ...
15/11/2018 21:50:15
Sinh thời, đại thi hào Nga M. Gorki từng nói “ Văn học là nhân học”. Văn học là khoa học về con người, lấy con người làm đối tượng và mục đích cứu cánh. Có lẽ vì thế mà văn học bất kì dân tộc nào, ở thời kì nào cũng có chức năng giáo dục, dù ở mức độ đậm nhạt khác nhau.
Trong chức năng giáo dục, có lẽ yếu tố nổi trội nhất là giáo dục đạo đức, đạo lí cho con người, hướng con người đến với chân trời Chân – Thiện – Mỹ. Sở dĩ văn học gánh vác sứ mệnh này là vì trong mỗi tác phẩm văn học thường chứa đựng những ý tứ về đạo làm người, dù bàng bạc hay đậm đà. Nói về đạo lí làm người, không chỉ trong văn chương mới có. Tuy nhiên, khác với các lĩnh vực khác, văn chương phản ánh đạo làm người thông qua lăng kính thẩm mỹ, bằng chất liệu ngôn từ nên nó không còn là những bài giáo huấn khô khan mà là những sự thưởng thức và thẩm thấu một cách nghệ thuật. Nền văn học Việt Nam cũng không nằm ngoài ý hướng chung đó.
Trong nền văn học dân tộc ta, nội dung nhân đạo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi thời kì, giai đoạn văn học. Người Việt Nam bao đời này trọng tình nghĩa, nhân đức nên ở nội dung nhân đạo, vấn đề đạo làm người luôn được các nhà văn bám sát, phản ánh, được đọc giả từ cổ chí kim nhiệt tình đón nhận, trân trọng và cổ xúy. Dọc chiều dài lịch sử văn học, có thể thấy ở mỗi bộ phận văn học, việc thể hiện đạo làm người vừa có những nét tương đồng, vừa có sự độc đáo, riêng khác, vừa có sự ảnh hưởng, kế thừa, vừa có yếu tố tiếp biến, đổi mới.
Đối với người nghiên cứu văn học, đặt ra nhiệm vụ khảo sát vấn đề này trên toàn bộ nền văn học dân tộc là điều cần thiết. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ có thể chọn một khía cạnh nhỏ của vấn đề: So sánh một số biểu hiện nội dung “ Đạo làm người” trong văn học trung đại và văn học dân gian Việt Nam.
  1. “Đạo làm người” là một mảng nội dung lớn trong văn học trung đại và văn học dân gian Việt Nam.

"Đạo làm người" là khái niệm được hình thành từ rất lâu, nhưng ngày nay, luận bàn về nó không phải là một điều đã cũ, cổ hủ. Bởi lẽ, từ khi có con người và xã hội loài người thì những mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với chính bản thân mình luôn nảy sinh và do vậy, "Đạo làm người" luôn vận hành.
Như đã nói trên, “ Đạo làm người” là một trong những vấn đề cốt lõi trong nội dung nhân đạo của nền văn học Việt Nam, trong đó có Thời kì văn học trung đại và bộ phận văn học dân gian. Bởi vì, phàm là con người, nói về “Đạo làm người” để răn mình nhắc người chẳng bao giờ là đủ. Đây con đường dẫn con người Việt Nam đến với tính nhân bản của dân tộc và nhân loại. Mặt khác, việc thẩm thấu “ đạo làm người” thông qua các tác phẩm văn chương có lẽ là cách thẩm thấu thẩm mỹ nhất, nhẹ nhàng mà thâm thúy nhất, dễ đi vào lòng người nhất.
1.1. “Đạo làm người” trong văn học trung đại Việt Nam
Người Việt Nam từ xưa đến nay có truyền thống trọng đạo, trọng văn. Thấu hiểu điều đó, các nhà văn Việt Nam, đặc biệt là các nhà văn thời kì Trung đại đã biến truyền thống thành thế mạnh, đưa vấn đề đạo làm người vào trong các áng thơ văn của mình như một điểm sáng để tìm kiếm tri âm. Đặc biệt, thời kì văn học trung đại lớn lên trên nền xã hội phong kiến nên văn chương trở thành một công cụ đắc lực để bảo vệ và duy trì trật tự xã hội. Chức năng cơ bản của văn học thời kì này là “ văn dĩ tải đạo”. Các nhà văn, nhà thơ đều là vua quan, quý tộc, kẻ sĩ, đều xuất thân từ cửa Khổng sân Trình nên họ sáng tác văn chương là để đề cao đạo đức phong kiến. Đạo ở đây chủ yếu là các vấn đề cơ bản của Nho giáo, là những lời răn dạy của đức Khổng – Mạnh. Tuy nhiên, trong các sáng tác của mình, các nhà văn trung đại không chỉ phản ánh một cách cứng nhắc, khiên cưỡng, đơn thuần tính quan phương mà còn lên tiếng khuyến thiện trừ gian. Nguyễn Trãi có câu thơ:
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có chí có anh hùng.
Câu thơ trên, có người cho là nói về chức năng của văn chương. Nhưng ẩn sâu trong đó, điểm sáng của nó chính là nói về “ Đạo làm người” của người quân tử. Ở đây, Nguyễn Trãi vừa cổ vũ cho quan niệm đạo đức phong kiến, nhưng đồng thời thơ ông còn thể hiện tư tưởng: người quân tử phải luôn hành đạo giúp đời, phải diệt trừ cái xấu, cái ác để “yên dân”. Với người quân tử, Nguyễn Trãi đã đặt chữ “ Trạch” lên trước chữ “ Trí”( trong quan hệ “ Trí quân trạch dân”).Nguyễn Đình Chiểu từng viết:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm.
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Sáng tác thơ văn không chỉ để chở đạo đức, đạo lý mà còn làm ra thứ vũ khí để chiến đấu với kẻ gian tà, độc ác trong xã hội. Đó là chính đạo trong văn chương.
Càng về cuối thời kì Văn học trung đại, quan niệm về “ Đạo làm người” của các nhà văn càng gần gũi với quan niệm của người bình dân thể hiện trong dòng văn học dân gian. “Đạo làm người” xa dần các tiêu chí của kinh điển Nho gia và đạo lý phong kiến và giảm dần tính chính trị, tính quan phương. Thay vào đó, trong tư tưởng của các nhà văn, tư tưởng Nho giáo dần được mài giũa, thẩm thấu qua lớp lọc văn học dân gian. Từ đó, trong sáng tác của họ, “ Đạo làm người” là hướng đến cuộc sống đề cao chữ “ Nghĩa” coi trọng chữ “ Tình”
1.2. “ Đạo làm người” trong văn học dân gian Việt Nam.
Văn học dân gian là bộ phận văn học của người dân, sáng tác và lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bình dân. Dưới chế độ phong kiến, người dân chiếm số đông và thuộc giai cấp bị trị nên không có điều kiện học chữ để đọc văn học viết. Họ tự sáng tác văn học cho mình và để lại cho nền văn học dân tộc kho tàng văn học dân gian tinh anh, đồ sộ với hơn 12 thể loại khác nhau. Văn học dân gian không chỉ thỏa mãn nhu cầu giải trí của người bình dân mà còn chứa đựng những bài học quý về “đạo làm người”. Người bình dân gửi gắm vấn đề này vào các sáng tác văn chương để nhắc nhở nhau, bảo ban con cháu sống đôn hậu, hài hòa với cộng đồng, với người thân. Nổi bật trong “ đạo làm người” theo tư tưởng của người bình dân là sống có đạo đức, trọng đạo lý, trọng nghĩa tình. So với văn học trung đại, vấn đề này được văn học dân gian thể hiện một cách khá tự do, phóng khoáng, phong phú hơn. “Đạo làm người” trong văn học dân gian không nhằm mục đích chính trị mà chủ yếu xuất phát từ mục đích tự thân nên không có tính quan phương, không có những nội dung, tiêu chí định sẵn, bó buộc. Tuy nhiên, xét cho cùng “ Đạo làm người” dù ở bộ phận hay thời kì văn học nào đều nói về ứng xử của con người đối với mình và với người khác để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Cho nên, vấn đề này ở văn học trung đại và văn học dân gian vừa có những điểm tương đồng, vừa có những nét độc đáo, riêng khác trong cách thể hiện. Nó làm nên diện mạo phong phú và đầy đặn cho nội dung này trong văn học nước nhà.
  1. So sánh một số biểu hiện nội dung “ Đạo làm người” trong văn học trung đại và văn học dân gianViệt Nam
Như đã nói trên, vẻ nên diện mạo của “ đạo làm người” và biểu hiện của nó trong văn học là một việc làm thực sự có ý nghĩa. Trong tiểu luận này, chúng tôi chỉ chọn và so sánh một số biểu hiện của “ Đạo làm người” trong văn học trung đại và văn học dân gian, như là viên gạch mở đầu, đặt nền móng để người viết tiểu luận này có thể tiếp tục phát triển trong tương lai. Qua khảo sát một số lượng tác phẩm, người viết nhận thấy rằng “ Đạo làm người” của văn học trung đại và văn học dân gian đều xoay quanh những khía cạnh cơ bản như: Nhân nghĩa, trung, hiếu, tiết, để. Tuy nhiên, cách thể hiện ở ở hai mảng văn học lại có những nét riêng. Sau dây, người viết đi vào cụ thể từng khía cạnh, phân tích , so sánh để thấy sâu hơn những nét tướng đồng và khác biệt.
2.1. Nhân
Khi bàn đến "Đạo làm người", Nho giáo nhấn mạnh đến “Đạo nhân”. Nhân là người, gồm 2 phần thể xác và tâm hồn. Nó bao hàm nhiều ý nghĩa: Nhân là tha nhân, nhân tính, nhân nghĩa, nhân đạo và nhân ái. Khổng Tử nói: “Ái nhân như kỷ” .Người có lòng nhân luôn sống lương thiện và thương yêu mọi người. Đức Nhân với ý nghĩa đơn thuần như trên cũng là một trong những tư tưởng đạo đức cốt lõi của nhân dân Việt Nam. Cho nên, lòng nhân trong văn học trung đại và văn học dân gian nhiều đều được thể hiện đậm nét và nét tương đồng.
Trong thời kì văn học trung đại, các nhà văn, nhà thơ thể hiện lòng yêu thương con người với tất cả những gì nhân bản nhất. Nhiều tác phẩm lên tiếng ca ngợi vẻ đẹp của con người, sẻ chia với nỗi thống khổ của những con người bất hạnh, lên tiếng tố cáo các thế lực chà đạp lên giá trị của con người và bênh vực quyền sống của con người. Các tác phẩm tiêu biểu là : Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Sở kiến hành, Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh, Long Thành cầm giả ca của Nguyễn Du, Văn tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái.... Mỗi tác phẩm là một khúc là một hồi chuông kêu cứu thống thiết cất lên tự đáy lòng của nhà văn trước những mảnh đời bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hộ phong kiến. Lòng nhân thể hiện đầy đủ, hàm súc qua hai câu mở đầu Truyện Kiều:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trong thấy mà đau đớn lòng.
Văn thơ Trung đại vào thế kỉ XVIII-XIX là giai đoạn rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo nên lòng nhân được thể hiện đầy đủ và sâu sắc hơn bao giờ hết.
Văn học dân gian có đặc trưng truyền miệng nên ít có những tác phẩm lớn thể hiện lòng nhân như văn học trung đại. Tuy nhiên, không vì thế mà nội dung này trong văn học dân gian trở nên mờ nhạt. Nó được thể hiện rộng khắp trên toàn bộ 12 thể loại và kết tinh trong những câu chuyện, câu thơ dân gian bất hủ. Những câu chuyện cổ tích như : Tấm Cám, Sọ Dừa, phản ánh cuộc chiến đấu không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác, khẳng định vẻ đẹp và sức mạnh của con người, giử gắm niềm mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp. Đồng thời những câu chuyện trên còn nêu bài học quý về cách lựa chọn lối sống phù hợp để trở thành người tốt, được hưởng phúc hậu, tránh hại mình hại người. Văn học dân gian còn biểu hiện lòng nhân một cách trực tiếp qua các câu tục ngữ:
- Thương người như thể thương thân
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
- Lá lành đùm lá rách
Hay những câu ca dao như:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Ở văn học dân gian, lòng nhân, đức nhân là phẩm chất cơ bản của mỗi con người, vì lòng nhân, con người yêu thương, tôn trọng và bình đẳng với nhau. Còn ở phần lớn các tác phẩm văn học trung đại, lòng nhân ít nhiều mang tính quan phương, theo chuẩn mực phong kiến nên nó mặc định là phẩm chất cần có của người quân tử, người đọc sách thánh hiền. Cho nên đức nhân, đức hiếu sinh không còn nguyên ý nghĩa bình đẳng cho mọi người mà là sự ban ân của người trên dành cho kẻ dưới.(“Bậc quân tử mà chẳng nhân thì có đấy, chưa có kẻ tiểu nhân mà lại có nhân vậy” – Khổng Tử). Mặt khác, lòng nhân theo quan điểm phong kiến không đơn thuần là vấn đề đạo đức mà gắn liền với địa vị, nghĩa vụ của bậc trượng phu( nhân nghĩa, nhân chính, chính nhân...). Còn trong tư tưởng của người bình dân, lòng nhân là một vấn đề đạo đức đơn thuần, bình đẳng giữa mọi người và không hàm chứa bất cứ một động cơ chính trị nào.
2.2. Nghĩa.
Tương tự chữ Nhân, Nghĩa cũng là một trong 5 điều quan trọng mà đức Khổng Tử cho là hết sức cần thiết của mỗi người quân tử. Nghĩa là ân nghĩa, ân tình, nghĩa khí, tri ân (trả ơn), thi ân (làm ơn, phước) có tình nghĩa và cư xử tử tế với mọi người. Chế độ phong kiến đã cố định hóa những nội dung này trong một số tư tưởng, mối quan hệ mang tính chính trị - xã hội như: nhân nghĩa, nghĩa vua tôi, nghĩa tào khang....Chữ Nghĩa ở đây cũng ít nhiều mang tư tưởng giai cấp như chữ Nhân. Điều này thể hiện khá rõ qua thơ văn Nguyễn Trãi:
Trong “Lệnh dụ các tướng hiệu quân nhân ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá” (Quân trung từ mệnh tập) câu mở đầu là “Ta khởi nghĩa ở đất các ngươi, nay muốn thành công mong các ngươi giữ chung thuỷ một lòng, đá vàng một tiết để toàn cái nghĩa quân thần, phụ tử”.
Trong “chiến cấm các đại thần, tổng quan cùng các quan ở Viện, Sảnh, Cục tham lam lười biếng” (phần văn loại chép phụ vào Quân trung từ mệnh tập) gần cuối có câu: “Vua tôi nghĩa lớn, trọn vẹn trước sau…”
Ngay như một nhà thơ “ ngất ngưởng” như Nguyễn Công Trứ vẫn không quên:
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Từ cuối thế kỉ XVIII chế độ phong kiến bước vào thời kì khủng hoảng. Văn nhân xa dần với quy chuẩn phong kiến mà tìm về với tư tưởng của quần chúng nhân dân. Cho nên, biểu hiện của chữ Nghĩa trong văn học trung đại giảm tính quan phương, chuẩn mực mà hấp thụ cách hiểu chữ nghĩa phóng khoáng và bình đẳng của người bình dân. Trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có đoạn thơ :
Vân Tiên nghe nói liền cười,
"Làm ơn há dễ trong người trả ơn.
"Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
"Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
"Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
"Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Cũng trong tác phẩm này có đoạn:
Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Ngư rằng: lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn
Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu nhân nghĩa chi sờn lòng đây.
Ở những câu thơ trên, nghĩa là nghĩa khí của con người, là tình nghĩa giữa người với người. Đó là những hành động hướng về người khác một cách vô tư, đối xử tình cảm, tử tế, có trước có sau, không tính toán thiệt hơn, không mưu cầu tư lợi. Người Việt Nam có truyền thống trọng chữ Nghĩa với cách hiểu này. Chữ Nghĩa trong văn học dân gian vừa cụ thể, cảm tính nhưng cũng vô cùng trừu tượng, thâm sâu:
-Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
- Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước biếc ta đừng quên nhau
- Trai mà chị, gái mà chi
Con nào có nghĩa có nghì thì hơn
Biểu hiện chữ Nghĩa trong văn học dân gian vì thế mà trở nên vô cùng phong phú, đa dạng, linh hoạt và phóng khoáng. Cho nên, nó có sức lan tỏa, sức ảnh hưởng lớn trong đời sống con người từ xa xưa cho đến ngày nay. Qua nhiều thế hệ, nó hun đúc nên truyền thống trọng nghĩa tình trọng tình trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.
2.3. Trung
Theo kinh điển Nho gia, nếu như Nhân , Nghĩa thuộc Ngũ thường thì Trung, hiếu , tiết đễ thuộc Thập nghĩa, nằm trong những mối quan hệ hai chiều như: Quân nhân, thần trung (Vua hiền, tôi trung), Phụ từ, tử hiếu (Cha hiền, con hiếu thảo) Phu nghĩa, phụ chính (Chồng có nghĩa, vợ vâng phục) Huynh lương, đệ đễ (Anh hiền lương, các em thương kính). Quân nhân, thần trung (Vua hiền, tôi trung) Phụ từ, tử hiếu (Cha hiền, con hiếu thảo) Phu nghĩa, phụ chính (Chồng có nghĩa, vợ vâng phục) Huynh lương, đệ đễ (Anh hiền lương, các em thương kính). Tuy nhiên, văn học trung đại nhằm mục đích góp phần duy trì trật tự cai trị của chế độ phong kiến nên chủ yếu nói về bổn phận, trách nhiệm của kẻ dưới đối với bề trên. Vì vậy, “ Đạo làm người” trong văn học trung đại cũng chỉ phản ánh mối quan hệ một chiều, định hình làm thước đo phẩm chất của con người: trung, hiếu, tiết, đễ. Văn học dân gian tuy là sáng tác của người bình dân nhưng vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến. Mặt khác, người Việt Nam có truyền thống kính trên nhường dưới và coi đó là phẩm chất đạo đức của con người. Cho nên, văn học dân gian cũng thể hiện “ Đạo làm người” qua các chuẩn mực đạo đức nói trên
Văn học trung đại nói nhiều đến chữ Trung, coi đây là phẩm chất quan trọng bậc nhất của người quân tử, nhà Nho,văn nhân....Họ lĩnh hội quan niệm chữ Trung của Khổng Mạnh và tuyệt đối hóa nó thành tư tưởng chính trị “ trung quân ái quốc”- trung với vua là yêu nước. Nguyễn Trãi có nhiều câu thơ nói về đạo trung, trung quân:
- Văn chương chép lấy đòi câu thánh,
Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung.
- Bui có một niềm chăng nỡ trễ
Đạo làm con với đạo làm tôi
- Bui một tấc lòng trung với hiếu
Mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen
- Bui(chỉ vì) một tấc lòng ưu ái
Đêm ngày cuộn cuộn nước triều đông
- Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả
Qua ngày qua tháng được an nhàn
Nguyễn Trãi sống trong thời chế độ phong kiến thịnh nên đức trung được cổ xúy và xuất hiện khá dày trong thơ ông và hầu hết các nhà thơ khác. Từ Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về sau, chế độ phong kiến khủng hoảng, thoái trào nên lòng Trung biểu hiện mờ hơn và không còn khắt khe như trước.
- Ái ưu vặc vặc trăng in nước
Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.
...Ưu ái chẳng quên niềm trước,
Thị phi biếng nói sự nay.
(Nguyễn Bĩnh Khiêm)
- Ơn vua chưa chút báo đền
Cúi trông thẹn đất ngẩng lên thẹn trời
(Nguyễn Khuyến)
- Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
(Nguyễn Công Trứ)
- Trai thời trung hiếu làm đầu
(Nguyễn Đình Chiểu)
Tuy nhiên, về thời phong kiến suy tàn, nhiều nhà Nho, quan lại, kẻ sĩ có quan niệm “ngườitrung thần tòng đạo bất tòng quân”, hoặc phủ nhận tư tưởng “ trung quân ái quốc” : Dân là dân nước nước là nước dân”( Phan Bội Châu).
Văn học dân gian không nói nhiều về đức trung bởi người bình dân không coi trung quân là bổn phận, là đại đức như các nhà Nho. Những câu chuyện dân gian ca ngợi những ông vua hiền và phê phán những vị hôn quân tàn bạo. Ca dao có những câu như:
- Ong kiến còn có vua tôi,
Huống chi loài người chẳng có nghĩa ư?
- Làm tôi thì ở cho trung,
Chớ ở hai lòng mà hóa dở dang.
Văn học dân gian không đồng nhất đức trung với lòng yêu nước như trong văn học trung đại.
2.4. Hiếu.
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là một truyền thống đạo đức đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, cả văn học trung đại và văn học dân gian đều thể hiện đức hiếu với những nội hàm giống nhau . Biểu hiện của lòng hiếu trong văn học hết sức phong phú, đa dạng. Trong truyện Kiều của Nguyễn Du, Thúy Kiều bán mình cứu cha cho vện chữ hiếu. Mười lăm năm lưu lạc, Thúy Kiều vẫn không nguôi thương nhớ song thân:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh lấy ai đó nhờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, khi nghe tin mẹ mất, Lục Vân Tiên đã đau đớn vô hạn, khóc đến mù hai mắt.
Văn học dân gian cũng kể chuyện Phạm Công Cúc Hoa, nhân vật Cúc Hoa đã tự xẻo thịt để nuôi mẹ già. Ca dao có nhiều câu nói về công đức của cha mẹ và tấm lòng của bậc làm con:
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Dù cho dâng trọn một đời,
Cũng không trả hết ân người sanh ta
- Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
- Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Phụ tử tình thâm. Không dễ một lời mà nói hết thâm tình máu mủ. Cho nên, tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng mà gần gũi, một đôi lời khó nói hết. Văn học trung đại và văn học dân gian đều có một số lượng lớn tác phẩm viết về lòng hiếu thảo, tình cảm của con cái dành cho hai đấng sinh thành. Dù là quân tử văn nhân hay người bình dân đầu trần chân đất, những lời văn, lời thơ giãi bày lòng hiếu đều thiết tha, làm xúc động lòng người.
2.5.Tiết.
Tiết là tiết hạnh của người phụ nữ đối với chồng. Theo quan niệm phong kiến, người vợ phải nhất nhất phục tùng ý chồng: “ Xuất giá tòng phu”. Văn học trung đại coi người vợ là người có vị trí thấp hơn chồng, là người “ nâng khăn sửa túi” cho chồng. Người đàn ông được phép cưới năm thê bày thiếp nhưng người phụ nữ buộc phải chính chuyên một chồng. Chồng qua đời thì phải ở vậy nuôi con để được danh tiết hạnh. Người chồng toàn quyền định đoạt cuộc sống của người vợ. Trong truyện “ Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chỉ vì chuyện hiểu lầm mà Trương Sinh đã ép vợ vào cái chết oan nghiệt để giữ trọn chữ Tiết. Trong truyện Kiều, lúc gặp lại Kim Trọng, Thúy Kiều nghĩ mình không đủ tiết hạnh, không xứng đáng với Kim Trọng nên đã: “ Đổi duyên cầm sắt hóa ra cầm kì”. Chữ tiết trong văn học phong kiến không còn là một phạm trù đạo đức mà trở thành chiếc vòng kim cô trói chặt cuộc đời, hạnh phúc của người phụ nữ.
Văn học dân gian không nói nhiều về tiết hạnh, thay vào đó, người bình dân nói nhiều về tình cảm vợ chồng. Không phải là “ nam nữ thụ thụ bất thân” hay “ tương kính như tân” mà là sự đồng lòng, đồng tâm: “ Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, đồng cam cộng khổ: “ Râu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”, “ Đi đâu cho thiếp đi cùng. Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp theo”, thủy chung, trọn nghĩa vẹn tình “ Chồng em áo rách em thương. Chồng người áo gấm xông hương mặc người”....Quan hệ vợ chồng của người bình dân bình đẳng, dân chủ hơn so những nhà Nho. Chính vì thế, văn học dân gian không quá khắt khe với vấn đề tiết hạnh mà đề cao tình nghĩa vợ chồng.
Văn học là một dòng chảy không ngừng được hợp lại bởi nhiều chi lưu. Mỗi chi lưu xuyên qua những cảnh quan khác nhau nhưng đều chung quy luật trăm sông đổ về biển lớn. Văn học Việt Nam có thể nói cũng ví như sự hợp lưu của như là nơi dung hợp của những chi lưu khác nhau, trải qua nhiều thời kì, nhiều biến cố của đời sống của con người Việt Nam từ xa xưa. Các nhà văn ở mỗi
1
1
Đặng Thu Trang
13/09/2020 08:25:00
+3đ tặng
“Văn học là nhân học”, Mác – xim Gooc – ki, đại văn hào của nước Nga Xô viết đã từng nhận định như thế. Thật vậy, mỗi chúng ta, ai ai cũng phải học để tiếp thu tri thức và để làm người. Văn học lại chính là chiếc chìa khoá vàng mở rộng lòng nhân ái trong tâm hồn, phát triển nhân cách tốt đẹp. Một tác phẩm ra đời không chỉ phản ánh cuộc sống phong phú, muôn vẻ quanh ta mà còn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với vạn vật. Nhờ thế, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn được mở rộng thành những viên gạch đầu tiên xây đắp tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội.
“Thương người như thể thương thân”, đạo lý ấy từ lâu đã trở thành nền tảng đạo đức của người dân Việt Nam. Ta vẫn luôn thấy được rất rõ tình thương yêu, sự cảm thông to lớn ẩn hiện trong văn chương, dù được truyền miệng như văn học dân gian hay thông qua các thể loại văn học viết với những văn bản truyền lại đến mai sau.
Trong các truyện cổ dân gian, ta bắt gặp không ít những số phận nghiệt ngã, đau đớn. Những con người ấy hoàn toàn bị các thế lực xấu xa chi phối. Có những lúc, ta tưởng chừng như cuộc sống của họ đã lịm tắt trước sự bất công của xã hội phong kiến, trước cái tàn nhẫn, hiểm độc của không ít người đời. Không! Không thật sự mất hết hi vọng đâu! Vì nếu kết cục chỉ dừng lại như thế thì còn đâu là cái hay và sự đặc trưng muôn đời của văn chương? Từng tình tiết trong câu chuyện là một nốt nhạc nhỏ nhiệm mầu, đánh lên bài ca vĩ đại của tình yêu thương. Cuối cùng, chàng Thạch Sanh hiền lành, tốt bụng cũng được làm phò mã, sánh duyên cùng công chúa; cô Tấm nhân hậu, nết na cũng trở lại làm người, trở thành hoàng hậu và được nhà vua yêu thương rất mực.Ngược lại, những kẻ gian manh, độc ác, xấu xa phải gánh chịu hậu quả thích đáng với hành vi tội lỗi của mình. Chẳng phải tên Lí Thông gian ngoa, xảo trá đã bị Trời đánh chế, giáng làm bọ hung, suốt đời suốt kiếp phải chui rúc trong phân trong đất và mẹ con Cám cũng đã phải đền tội bằng cái chết tức tưởi đó sao?
Song song với các tác phẩm truyện cổ, ta còn cảm nhận được sức ảnh hưởng to lớn của kho tàng ca dao tục ngữ đối với đời sống của người dân Việt Nam chúng ta.
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.”
Trước nhất là tình cảm gia đình. Vì gia đình là cái nôi quan trọng của xã hội, có thật sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, đùm bọc anh chị em, ta mới có được những hành vi đúng đắn, chuẩn mực về đạo đức. Qua đó, tình yêu thương càng được nhân rộng. Ông bà tổ tiên ta ngày xưa thường mượn những hình ảnh ví von, bóng bẩy để lồng vào đấy những lời răn dạy về kinh nghiệm sống, về bài học rèn luyện nhân cách ở đời. Trong đó, bài học “lá lành đùm lá rách” luôn được người xưa đề cao ca ngợi:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống như chung một giàn.”
Ý nghĩa duy nhất cần đạt được là chúng ta phải biết yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Dù không cùng chung huyết thống nhưng chúng ta đều mang trong tim sự sục sôi nhiệt huyết của dòng giống Lạc Hồng. Dù không cùng một tiếng nói nhưng lại cùng chung sống trên một đất nước, cùng một lịch sử văn hoá hào hùng với mấy ngàn năm văn hiến, cùng chung một kẻ thù là thiên tai, địch hoạ. Nhờ các bài học về tình thương, lòng nhân ái mà dân tộc Việt đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách của thời đại để tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay.
Tính nhân đạo của văn học còn được thể hiện khá sâu sắc qua các tác phẩm viết. Đọc đi đọc lại những vần thơ dưới thời phong kiến, đặc biệt của các nữ thi sĩ tài năng như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm,… chúng ta không khỏi thương cảm cho số phận đau khổ, bất hạnh của những con người thấp cổ bé miệng trong xã hội phong kiến đầy rẫy những sự bất công mà sự bất công lớn nhất lại dành cho cuộc đời của những người phụ nữ.
“ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?…”
Những câu thơ của bài“Chinh phụ ngâm khúc” như xoáy sâu vào lòng của người đọc, khiến ai đọc qua tuy chỉ đôi ba lần cũng phải thuộc, những tưởng một người Việt Nam nào đã từng biết cảnh chia li mà không nhớ. Vì sao vậy? Vì bài thơ không chỉ là lời oán than của người chinh phụ xa chồng mà còn là lời cáo buộc, định tội đanh thép, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, đã vô tình đẩy con người vào chỗ chết, nhẫn tâm chia rẻ hạnh phúc lứa đôi.
Qua đến bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, ta lại một lần nữa động lòng thương xót cho cuộc đời trôi nổi, bất công của người phụ nữ giữa một xã hội chỉ biết “trọng nam khinh nữ”:
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Khi người đọc đã thật sự hoà mình vào tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, thì cũng là lúc thông điệp của tình yêu thương đã được chuyển đến mọi người. Giá trị nhân văn của tác phẩm đã lên cao đến tận cùng.
Trước những biến động lớn của xã hội Việt Nam những năm 1930 tới năm 1945, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… – các ngòi bút hiện thực tiêu biểu của dân tộc ta – đã cho ra đời một số tác phẩm có giá trị như: “Lão Hạc”, “Tắt đèn” và “Những ngày thơ ấu”. Với mục đích chính là truyền thụ tình yêu thương, sự cảm thông và phê phán sâu sắc những hủ tục cùng sự giả dối của bọn cường hào ác bá và quan lại thực dân. Các nhà văn đã khéo léo lồng ghép nhiều chi tiết gợi lên cuộc sống đầy gian lao, nghiệt ngã của nhân vật. Qua đó thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những người cùng khổ trong xã hội đương thời. Đấy là sự đùm bọc, che chở để chung tay giúp nhau vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện tại.
Nhờ các tác phẩm văn chương từ cổ chí kim, chúng ta ngày càng thấu hiểu sâu sắc bao khổ cực mà nhiều người bất hạnh quanh ta phải gánh chịu. Ta thêm yêu thương, quý trọng họ và thực sự căm ghét mọi điều xấu xa, cám dỗ. Đấu tranh, phê phán những kẻ thờ ơ, máu lạnh, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn là cách duy nhất mà ta có thể hiểu rõ các tác phẩm đượm tình người.
Nói cho cùng, văn học và tình thương luôn gắn kết mật thiết với nhau. Đây là tấm gương soi diệu kỳ giúp ta ngẫm lại mình, lọc bỏ hết những tật xấu đồng thời hướng ta tìm thấy chân lí đích thực của cuộc sống. Không tình yêu thương, nghĩa là chết!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k