LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết về một câu truyện phòng chống bạo lực học đường

viết về một câu truyện phòng ngùa bạo lực học dường

 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
65
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong một ngôi trường trung học nọ, có một lớp học đặc biệt được gọi là "phòng ngừa bạo lực". Trong lớp học này, các học sinh được dạy cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và không bạo lực.

Một học sinh tên là Minh, từng là một học sinh hay gây rắc rối và thường xuyên tham gia vào các vụ đánh nhau. Sau khi bị kỷ luật nhiều lần, Minh được chuyển sang lớp học phòng ngừa bạo lực. Ban đầu, Minh không hài lòng với việc phải tham gia vào lớp học này và cảm thấy như mình bị coi thường.

Tuy nhiên, dần dần Minh bắt đầu hiểu ra ý nghĩa của việc giải quyết xung đột một cách hòa bình. Anh nhận ra rằng việc đánh nhau không giải quyết được vấn đề mà chỉ tạo ra thêm xung đột. Minh bắt đầu thay đổi cách suy nghĩ và hành động của mình, trở nên kiên nhẫn và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác.

Cuối cùng, Minh trở thành một học sinh mẫu mực trong trường và trở thành một ví dụ cho các bạn học sinh khác. Nhờ vào việc học phòng ngừa bạo lực, Minh đã thay đổi cuộc sống của mình và trở thành một người tự tin, kiên định và biết cách giải quyết xung đột một cách hòa bình.
0
0
mến nguyễn
04/03 19:06:31
+5đ tặng

Nhóm phụ huynh chúng tôi hay ngồi với nhau chờ con học phụ đạo, cà kê đủ thứ chuyện về những đứa con mới lớn đang tuổi "dở hơi" của mình. Mấy hôm nay, câu chuyện ám ảnh chúng tôi chính là về nữ sinh THPT ở Nghệ An đã treo cổ nghi do bạo lực học đường, kết thúc một cuộc đời đang rạng ngời phía trước.

Trong nhóm có tôi làm nghề nhà báo, có Hằng – doanh nhân, Thu – giáo viên, Na – cán bộ hải quan, Quỳnh ngành dịch vụ… Chúng tôi mỗi người một góc nhìn, bổ sung cho nhau về vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Chúng tôi chia sẻ với nhau câu chuyện bạo lực học đường vì những đứa con chúng tôi học với nhau từ những ngày lũn chũn vào trường tiểu học cho đến nay – khi chúng đã thành học sinh THCS, chúng bắt đầu học làm người trưởng thành, còn chúng tôi vẫn tiếp tục vì chúng mà học làm mẹ.

 

Khi bạo lực xảy ra, cha mẹ là chỗ dựa tinh thần rất lớn cho con cái, mọi đứa trẻ đều cảm thấy được an ủi, tin tưởng khi chứng kiến cha mẹ vững vàng bảo vệ mình. (Nguồn: Internet)

Hằng, khi cùng chúng tôi phân tích về cái chết đáng tiếc của em nữ sinh người Nghệ An ấy, đã rơi nước mắt, có lẽ, vì Hằng cũng có cô con gái vừa bước qua lứa tuổi cô bé xấu số kia nên hiểu hơn chúng tôi về sự khó lường của lứa tuổi mới lớn… Nhưng hơn cả những lí do đó, là gia đình Hằng cũng vừa trải qua một chuyện với cô cháu gái đang lứa tuổi học trò, nhiều tình tiết bạo lực học đường giống như của nữ học sinh Nghệ An kia, thật may mắn, Hằng và gia đình đã can thiệp kịp thời, tránh được hậu quả đáng tiếc.

Câu chuyện "hú vía" về bạo lực học đường

B – cháu gái Hằng, đang học lớp 8 một trường THCS trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), một cô bé hồn nhiên, xinh xắn, vui tính, học hành chăm chỉ. Cô bé vẫn gọi bác mình với cái tên thân mật là "mẹ Hằng".

Bố mẹ B bán hàng ăn, bận tối ngày, ít có thời gian làm bạn với con, phần vì ban ngày con đi học, tối về con ôn bài, trong khi bố mẹ lo chuẩn bị đồ ăn ngày hôm sau, nên mỗi khi có thời gian rảnh, B lại chạy sang nhà "mẹ Hằng" ngay bên cạnh để chơi với các anh chị.

Thời điểm đầu năm học lớp 8, tự dưng B ít nói, sang nhà "mẹ Hằng" là chui vào phòng thì thụt với chị họ (con gái ruột Hằng), có hôm ra khỏi phòng thấy mắt đỏ hoe… Mọi người nghĩ tâm lí tuổi dậy thì có nhiều thay đổi, vui buồn bất chợt. Cho đến một hôm, con gái của Hằng quyết định nói với mẹ về những gì em B chia sẻ với mình dạo gần đây, vì "con nghe mà cảm thấy không an tâm".

Sau khi gợi chuyện khéo léo, B mới kể đầu đuôi với "mẹ Hằng": Trong lớp B chơi với một nhóm bạn, thân nhau từ giai đoạn giãn cách COVID-19 phải học online nên các bạn được sử dụng điện thoại, laptop, cùng mở tài khoản facebook để tương tác chia sẻ chuyện học hành. Hết giãn cách, học sinh phải đến trường, B không được bố mẹ cho dùng điện thoại nữa. Vì thế đến lớp, B mượn điện thoại một bạn trong nhóm để chat messenger với các bạn khác. Chiếc điện thoại tự động lưu mật khẩu, lúc trả máy B không out nick, nên người bạn đã đọc được nội dung B chat với bạn khác trong lớp, xúi bạn đừng chơi với một bạn trong nhóm mà B đang có xích mích, "đừng chơi với nó, nó xấu tính, tránh nó ra". Cô bạn trong nhóm biết chuyện đã chặn đường B hỏi "mày nói xấu gì tao?", B cãi, nhưng bạn lôi tin nhắn ra chứng minh, B tá hỏa, xin lỗi bạn rồi vội vàng về thay mật khẩu facebook. Nhưng mọi sự tiếp tục đi quá đà. Cô bạn kia đã chụp tất cả tin nhắn của B, gửi lên group của trường, nói B là người không tốt, nói xấu bạn sau lưng… Mặc dù B xin lỗi rất nhiều lần nhưng người bạn đó nhất định không tha, đòi "xử" B, hẹn gặp B ngoài trường để giải quyết.

Hằng kể, đó là khoảng thời gian mà cháu gái cô có những biểu hiện khác lạ, luôn né tránh mọi người, thần sắc nhợt nhạt, đỉnh điểm là gạ "mẹ Hằng" đi đón mỗi giờ tan học, dù nhà cách trường chưa đến 1 cây số. Cũng may con gái Hằng sớm kể câu chuyện của B. Kinh nghiệm của một người mẹ nhiều năm làm Trưởng Ban phụ huynh, lắng nghe nhiều tình huống từ các phụ huynh khác, xử lý nhiều việc liên quan đến tâm sinh lý của các con, biết nhiều vụ bạo hành học đường trên báo đài và  mạng xã hội… nên Hằng lập tức bàn với em gái, đứng ra thay mẹ của bé B can thiệp. Hằng đi họp phụ huynh lớp của B, nhờ cô chủ nhiệm làm người hòa giải, hẹn gặp riêng các phụ huynh và các bạn trong nhóm cùng nhau làm rõ, các phụ huynh động viên các con bỏ qua cho nhau, B xin lỗi, các bạn đồng ý tha thứ…

Nhưng, ngay sau cuộc gặp ấy, cô bạn "bị nói xấu" vẫn chặn đường B, tuyên bố: "Trước mặt người lớn tao thể hiện thế thôi chứ không bao giờ tao tha cho mày, mày muốn sống thì chiều ra bờ hồ gặp bọn tao". B nghe xong thất thần. Sợ hãi. Lo lắng. B xin cô giáo cho ngồi cuối lớp, nhiều lúc đi lại trong lớp lỡ va vào nhóm bạn là bị quát "biến!". Tan trường, B co ro cạnh bác bảo vệ chờ người nhà đón. Cảm giác bị bêu lên group trường khiến B xấu hổ với thầy cô vì nghĩ mình không phải là trò ngoan, ngượng ngùng với các bạn vì mình không hành xử không tốt, cảm giác chơ vơ không ai bênh vực, sợ bạn đánh… Những cảm xúc ấy bao trùm lên cô bé khiến B không thiết ăn, mất ngủ, gậy tọp, tóc rụng nhiều… Chuỗi bạo hành tinh thần của nhóm bạn mỗi ngày lên cấp độ cao hơn, ngày nào các bạn cũng nói với B: nào là "mày mang phụ huynh hộ vệ tao cũng không sợ", nào là "lời xin lỗi của mày là giả dối", nào là "tao sẽ không cho mày ngóc đầu lên được", nào là "mày khôn hồn đừng xuất hiện trước mắt bọn tao, bọn tao ngứa mắt sẽ cho mày tơi tả"…

B không dám kể với người nhà nữa, sợ bố mẹ biết chuyện sẽ đến lớp phản ánh như lần trước, rồi các bạn lại càng ghét mình thêm. Nên mỗi lần đến lớp, B lại lủi thủi, tâm trạng bất an. Cho đến một ngày, B thỏ thẻ: "Mẹ Hằng ơi, mẹ có thể nói với bố mẹ con cho con chuyển trường được không?" – xong òa khóc nức nở, "con đã hối hận, đã xin lỗi, đã nhún nhường mà các bạn không tha thứ, vẫn dọa dẫm con, con không còn tâm trí nào học ở đây nữa…". Lời đề nghị ấy của B làm "mẹ Hằng" giật mình. Ngay sau khi trao đổi với cô giáo chủ nhiệm, không muốn câu chuyện phức tạp thêm, cả gia đình thống nhất xin chuyển cho B sang trường mới, để con được nhẹ nhàng, an tâm học tập.

Bây giờ thì B đã chuyển đến một ngôi trường cũng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, cô bé vui vẻ, hoạt bát hơn, và coi chuyện cũ như một bài học đắt giá về cách hành xử của chính bản thân mình. Mỗi lần nhắc lại chuyện cũ, cô bé chia sẻ mình vui vì không phải "gần mực" mà giờ đây đã được "gần đèn", kết nối với nhiều bạn tốt và nhất định không bao giờ làm người "đưa chuyện" nữa.

Hằng, khi kể xong câu chuyện, đã thốt lên với chúng tôi: "Hú vía, vì nếu không bắt nhịp ngay cùng B giải quyết vụ việc, thì không biết con có nghĩ quẩn làm liều như bạn nữ sinh Nghệ An kia không?!".

Tâm lí tuổi mới lớn khó lường, không chỉ B mà các bạn cùng trang lứa sẽ không tránh khỏi những cư xử bột phát, thiếu suy nghĩ chín chắn, chuyện bé xé ra to. May mà gia đình Hằng đã sớm đồng hành cùng con, ủng hộ con, tạo tâm lý bình an cho con, đặt vấn đề "học vui – vui học" của con vào ưu tiên số 1.

Câu chuyện của cháu Hằng có thể không phải là giải pháp hiệu quả duy nhất đối với những đứa trẻ bị bạo hành từ chính các bạn mình, như Hằng chia sẻ, "nếu nhà trường biết, gia đình biết, mà vẫn không thể giải tỏa được tâm lý cho con em mình, cách làm của em là khi không thỏa hiệp với những người không thể thỏa hiệp, thì chọn cách tốt hơn, đó là tìm cho con em mình môi trường mà con mong muốn, như thế, con mới an tâm và thỏa mái học hành, và mình cũng tránh được những hệ lụy không mong muốn cho con".

Chính cô giáo chủ nhiệm của B khi chia tay còn nói rất tiếc khi B nhất định đòi chuyển trường, cô ghi nhận, ở lớp B ngoan ngoãn, hiền lành, học tập chăm chỉ, các bạn tuổi mới lớn ai cũng có những nút rối mà nếu cùng nhau gỡ rối thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều... Còn cô bạn cá tính không chịu tha thứ cho B, sau này, Hằng nghe các phụ huynh khác kể lại, trong một lần đi học phụ đạo, cô bé đã đánh bạn, bị cô giáo dạy phụ đạo quay clip, bạn ấy bị đình chỉ học. 

Sớm làm rõ vụ việc, tránh ảnh hưởng tâm lý học sinh

  • Nữ sinh tự tử nghi do bạo lực học đường ở Nghệ An: Các bên liên quan lên tiếng

Nhóm phụ huynh chúng tôi nghe Hằng kể chuyện cháu gái mình, liên tưởng đến vụ việc của nữ sinh xấu số ở Nghệ An, càng chung niềm xa xót. Nếu gia đình, nhà trường nhanh chóng đưa ra giải pháp dứt điểm, thì có lẽ cô bé không bị bế tắc mà chấm dứt sự sống của mình.

Hằng bày tỏ: "Trách gia đình, cô chủ nhiệm và thầy hiệu trưởng vì họ biết chuyện mà đều suy nghĩ đơn giản, gia đình đã lên gặp nhà trường lần 1, lần 2 mà rút cục vẫn không giải quyết được thỏa đáng. Mong muốn đơn giản của con chỉ là muốn chuyển vì "không chịu nổi" - con đã nói câu như vậy thì phải hiểu đàng sau câu nói đó nó là sự cùng đường... Khi con đã chia sẻ với  mình, tức là coi mình như người bạn của con rồi, rất cần đồng cảm, thấu hiểu, và đặc biệt là tìm cách giải quyết. Mỗi ngày đi học mà bị bạo hành tinh thần, thậm chí thể chất, đối với mình còn rất nặng nề, huống chi con… Nếu trường không cho chuyển, thì thà cho con nghỉ học ở nhà chờ sắp xếp, thậm chí bảo lưu kết quả cho đến khi con được đến môi trường mới".

Na cũng cảm thán: "Cả một hệ thống từ gia đình, nhà trường biết mà không ai giúp được con… Em nghĩ, vì bất kỳ lí do gì thì cả gia đình và nhà trường cũng phải có hướng giải quyết thấu đáo, kiên quyết, chứ chờ với đợi không phải là giải pháp tối ưu cho một em học sinh bị áp đảo tâm lý đến mức "con sợ đi học, sợ đến trường".

Quỳnh lắc đầu: "Người ta nói "nhất quỷ nhì ma thứ 3 học trò" là để chỉ những hành động nghịch ngợm của tuổi học trò – lứa tuổi bắt đầu chập chững làm người lớn, thích thể hiện bản thân, nhưng còn nhiều non nớt, bỡ ngỡ thậm chí dại dột. Cần lắm sự định hướng, sự chỉ bảo, đồng hành cùng các con, bởi nếu buông hay không uốn nắn kịp thời, sẽ dễ biến các em có những hành động "ma, quỷ", như trong vụ việc đau lòng của nữ sinh Nghệ An, dẫn đến sự việc đau lòng, tiếc nuối cho gia đình, xã hội".

Thu chép miệng: "Các bậc phụ huynh và nhà trường cần nghiêm túc nhìn nhận về bạo lực học đường, bất kỳ hiện tượng đánh bạn xảy ra phải theo dõi sát sao và xử lý kịp thời, tránh giải quyết qua loa cho xong việc. Trách nhiệm của gia đình là luôn thấu hiểu, chia sẻ và sát sao con, trách nhiệm của giáo viên và nhà trường là đưa ra quy chế xử lý thích đáng và làm nghiêm không nể nang, không bao che, không trốn tránh"…

Chúng tôi lan man cùng nhau lật từng trang mạng, đọc các ý kiến bình luận, comment, như để cùng giải tỏa, chia sớt nỗi lòng của những người làm mẹ: Nickname Trương Thảo Linh viết: "Trẻ con đâu hiểu hậu quả, chỉ nghĩ giải quyết vướng mắc hiện tại, thật đau lòng…". Nickname Cảnh Nguyễn viết: "Chuyện xảy ra quá thương tâm và đau xót, nhà trường cần nghiêm túc kiểm điểm. Vấn đề ở đây là để học sinh chia bè kéo cánh dẫn đến bạo lực học đường, cần tìm ra những học sinh nào đánh bạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của cháu bé dẫn tới cái chết thương tâm. Trong trường hợp này cô chủ nhiệm lớp, nhà trường và Bộ Giáo dục đào tạo cần làm rõ trách nhiệm của mình trước dư luận"…

Những ý kiến về vụ việc đau lòng của em nữ sinh ở Nghệ An tràn ngập mạng xã hội, báo chí, và cả trong quán sá, công sở. Chúng tôi, như bao người khác, dành sự quan tâm, thương cảm, tiếc nuối cho nạn nhân, cho gia đình. Chúng tôi tìm hiểu thông tin, phân tích, mổ xẻ để rút ra những bài học cho riêng mình, vì chúng tôi là những người  mẹ, chúng tôi cũng có những đứa con đang ngấp nghé lứa tuổi của cô bé nữ sinh xấu số ấy.

Mặc dù dư luận xã hội người thì chê trách cô chủ nhiệm, thầy hiệu trưởng vô cảm, ham thành tích; người thì chê trách gia đình không dứt điểm, không quyết tâm; người trách nhóm bạn học sinh tuy trẻ mà ác như quỷ ma; cũng có người thương em nữ sinh xấu số cạn nghĩ, dại dột… Nhưng câu hỏi chung đặt ra: Ai sẽ chịu trách nhiệm trước cái chết của nữ sinh xấu số?

Câu hỏi ấy hiện chưa có lời đáp.

Hiện công an đã vào cuộc…

Cô giáo chủ nhiệm lớp có nữ học sinh tự tử nghi do bạo lực học đường đã bị tạm đình chỉ công tác…

Vụ việc vẫn đang gây các dư luận khác nhau…

Cần lắm các cơ quan chức năng tích cực phối hợp để sớm làm rõ nguyên nhân, làm rõ vụ việc. Cần lắm những biện pháp ổn định tinh thần, tránh những diễn biến, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý học sinh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư