Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong dòng chảy của văn học Việt Nam, có những cái tên nhớ mãi không quên, có những bài thơ in dấu theo năm tháng. Điển hình là bài thơ “Tạ” của tác giả Phùng Quán, tựa như một làn gió mới mang hơi thở của tình người và vẻ đẹp tâm hồn. Được viết trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp đầy khốc liệt, bài thơ không chỉ là lời cảm ơn mà còn là tiếng vọng của tâm hồn thi sĩ trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng. Tác giả không những gửi gắm bản thân mình vào thơ mà theo đó còn là những nội dung và đặc sắc nghệ thuật khéo léo, như đang vẽ ra một bức tranh đầy màu sắc về cuộc sống và con người Việt Nam.
Phùng Quán là một nhà văn nhà thơ Việt Nam nổi tiếng, ông sinh năm 1932 và mất năm 1995, quê ở Thừa Thiên Huế. Ông bắt đầu bén duyên với con chữ trong khoảng thời gian chiến trang chống Pháp. Năm 2007 ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Thơ ông hàm súc, mộc mac, giản dị. Những quan niệm về cuộc sống và con người, được ông thể hiện bằng một ngôn ngữ thơ chắc khỏe và giàu tính biểu cảm. Văn cũng như thơ của ông bao giờ cũng là tiếng nói của một con người nồng nhiệt và tâm huyết, say mê văn chương và những điều tốt đẹp của cuộc đời.
“Tạ” không chỉ đơn thuần là một bài thơ, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đa chiều. Bài thơ được trích trong “Tạp chí Sông Hương” số 28 của Phùng Quán. Sau một cuộc trường chinh đổ biết bao xương máu, người lính được trở về với quê hương được thể hiện tình yêu đối với quê hương, với cha mẹ với những đấng thiêng liêng đã ban cho mình sự sống. Trong cuộc sống nghèo khó ấy nhưng lại giàu tình người giàu tình yêu thương vô bờ bến. Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh lịch đầy biến động của Việt Nam, thể hiện tâm trạng suy tư của tác giả về cuộc sống và con người trong thời kì kháng chiến. Bài thơ thể hiện lòng biết ơn của tác giả đối với quê hương, đất nước và những người đã hy sinh. Đây là một bài thơ tự do không theo một cấu trúc cố định nào, phản ánh trải nghiệm và cảm xúc của tác giả qua từng câu chữ.
Phùng Quán như một dấu ấn không phai mờ, là tiếng nói của lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu cuộc sống mãnh liệt. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ, đồng thời cũng là lời tri ân đến quê hương đất nước. Mỗi câu chữ được tác giả viết và thể hiện ra đều chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc, nó phản ánh quan điểm sống cũng như tình cảm của tác giả. Mỗi dòng thơ không chỉ ghi lại cảm xúc, suy tư của tác giả mà còn có cả quan điểm sống và triết lý nhân sinh. Với thể thơ tự do, tác giả viết hết lòng mình với những tình yêu với lòng biết ơn với Tổ quốc. Dù có những khó khăn thử thách nhưng thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm là tinh thần lạc quan, yêu đời. Bài thơ truyền cảm hứng cho người đọc về một thái độ sống tích cực và ý chí sống vươn lên.
Với nhan đề chỉ một chữ “Tạ” tác giả đã gây ấn tượng ngay từ tên bài thơ, súc tích ngắn gọn ôm trọn được chủ đề và ý định của tác giả diễn tả trong bài thơ. Đi cùng với nhân vật trữ tình “Tôi”, “con”, người lính trở về với quê hương sau cuộc trường chinh. Tác gải sử dụng nhiều hình ảnh như: hình ảnh người lình, hình ảnh làng quê, những hình ảnh cuộc sống cơ cực và hình ảnh Tổ quốc. Những hình ảnh thơ độc đáo và mới lạ làm nổi bật thông điệp và tình cảm của nhà thơ với quê hương, Tổ quốc. Với một tình yêu đất nước quê hương, viết hoa từ Tổ quốc cũng là một dạng trân trọng, trân quý nơi cho mình được sống được trải nghiệm.
Có một Phùng Quán “luôn vịn câu thơ mà đứng dậy”, với phong cách sáng tác đặc sắc. Không cần quá cầu kì, tác giả với phong cách thơ mộc mạc giản dị, hòa cùng với tiếng nói nồng nhiệt tâm huyết. Bài thơ có cấu trúc hình thức thể thơ độc đáo, với cách ngắt nhịp linh hoạt và sự chuyển biến của tâm trạng qua từng khổ thơ. Làm cho bài thơ thêm hồn thêm cảm xúc tác giả đã chêm vào đó những biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa,...góp phần làm nổi bật nghệ thuật thơ ca và tăng sức gợi hình gợi ảnh cho tác phẩm. Tác giả còn sử dụng những hình ảnh thơ độc đáo và mới lạ, sử dụng hình ảnh thiên nhiên để thể hiện cảm xúc như ánh trăng, gió, mây, sông, núi, biển,...tạo nên một không gian thơ mộng trữ tình; sử dụng hình ảnh con người như nụ cười, ánh mắt, bàn tay,...để thể hiện sự gần gũi và chân thành trong tình cảm; sử dụng sự kết hợp giữa cảm xúc và hình ảnh tạo nên những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Bài thơ “Tạ” không chỉ là một tác phẩm văn học có giá trị riêng biệt mà còn là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn học Việt Nam. Nó không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn thể hiện tính nhân văn cao cả, qua đó góp phần làm phong phú thêm nền thơ ca nước nhà. Cá nhân tôi nhìn nhận bài thơ như một bức tranh thiên nhiên đầu màu sắc, mỗi câu chữ là một nét vẽ tinh tế, khắc họa nên tâm hồn của nhà thơ Phùng Quán. Tình cảm biết ơn và yêu thương con người ông được thể hiện một cách chân thành và đầy xúc động, khiến cho người đọc không khỏi ngưỡng mộ và trân trọng.
Phùng Quán không chỉ để lại dấu ấn với những tác phẩm văn xuôi mà còn qua thơ ca, với bài thơ “Tạ” là một mình chứng sáng giá cho phong cách sáng tác đặc sắc của ông. Bài thơ đã chạm đến trái tim người đọc bằng ngôn từ giản dị mà sâu lắng, hình ảnh thơ phong phú và các biện pháp tu từ độc đáo, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng những người yêu thơ. Bài thơ không chỉ là lời tạ ơn mà còn là tiếng nói của tâm hồn, của những tình cảm con người thiên liêng nhất, mãi mãi vang vọng trong tâm trí mỗi chúng ta.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |