Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ý 1:
Thời điểm phát sinh và kết thúc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao được quy định tại Điều 39, Điều 40 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, theo đó người được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao có được các quyền đó ngay từ khi vào lãnh thổ nước tiếp nhận để nhậm chức hoặc từ khi bộ ngoại giao (hoặc bộ phận nào đó) của nước tiếp nhận được thông báo bổ nhiệm của nước cử đến nếu người đó đã có mặt ở lãnh thổ nước tiếp nhận.
Khi ở nước thứ ba, viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyển ưu đãi, miễn trừ ngoại giao cần thiết để đến nước tiếp nhận nhậm chức hoặc để trở về nước mình. Các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao chấm dứt cùng với sự chấm dứt chức năng của viên chức hoặc nhân viên ngoại giao. Nội dung của quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao tương đối rộng rãi, như quyền bất khả xâm phạm về trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, về tài liệu, thư tín ngoại giao, quyền bất khả xâm phạm về thân thể viên chức ngoại giao, quyền tự do liên lạc, ưu đãi về hải quan, về thuế... Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương mà quan trọng nhất là Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao được thông qua tại Hội nghị Viên (Áo) ngày 14.6.1961. : Việc pháp luật quốc tế quy định nước nhận đại diện phải dành các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao cho cơ quan đại diện ngoại giao, viên chức và nhân viên của cơ quan này "không phải để làm lợi cho cá nhân mà để đảm bảo cho các cơ quan đại diện ngoại giao hoàn thành có hiệu quả các chức năng của họ với tư cách là đại diện cho các nước" (Lời nói đầu Công ước Viên 1961). Vì vậy, các viên chức, nhân viên ngoại giao không được lợi dụng các quyền ưu đãi và miễn trừ này để tiến hành các hoạt động vượt quá giới hạn cho phép hoặc nhằm chống lại nước sở tại. Nếu vi phạm, nước sở tại có thể ra tuyên bố không chấp nhận (persona-non-grata) đối với người đó.
Phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật, trong đó có quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao như Pháp lệnh hải quan năm 1990, Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993... Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định tăng nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Ví dụ. Quyết định số 118/TTg ngày 27.02.1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở; Quyết định số 4196/2004/QOĐ-TTg ngày 29.11.2004 phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La. Quyết định có thể do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành. Quyết định là văn bản áp dụng pháp luật, thường gọi là văn bản cá biệt do cơ quan và cá nhân có thẩm quyền ban hành để giải quyết công việc hàng ngày của mình. Ví dụ: Quyết định tặng thưởng huân, huy chương và các danh hiệu cao quý cho các đơn vị và cá nhân cụ thể của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; quyết định cấp đất, thu hồi đất của Chủ lương, đề bạt chức vụ cho viên chức của thủ trưởng cơ quan; quyết định của Toà án nhân dân khi giải quyết vụ việc...
Ý 2:
Về cơ bản, quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự cho phép các Cơ quan đại diện lãnh sự và viên chức lãnh sự được hưởng tương tự như quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, nhưng có một số điểm khác (thấp hơn) như sau:
Người đứng đầu Cơ quan đại diện lãnh sự được treo Quốc kỳ nước cử trên phương tiện giao thông của mình chỉ khi thực hiện hoạt động chính thức;
Cơ quan đại diện lãnh sự chỉ được hoạt động chính thức trong khu vực lãnh sự mà nước tiếp nhận cho phép.
Trụ sở Cơ quan đại diện lãnh sự là bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, các nhà chức trách nước tiếp nhận có thể vào trụ sở Cơ quan đại diện lãnh sự để thực thi nhiệm vụ cứu chữa mà không cần phải có sự đồng ý của đại diện cơ quan.
Viên chức lãnh sự có quyền tự do liên lạc và tiếp xúc với công dân nước mình và ngược lại, công dân nước cử tại nước tiếp nhận được tự do liên hệ với cơ quan lãnh sự của nước cử.
Nếu công dân nước cử bị bắt, giam giữ hoặc bị chết trên lãnh thổ nước tiếp nhận, nhà chức trách nước tiếp nhận cần thông báo, không chậm trễ, cho Cơ quan đại diện lãnh sự nước cử. Viên chức lãnh sự nước cử được quyền tiếp xúc, liên hệ với công dân nước mình và được đại diện cho họ trước tòa án.
Thành viên Cơ quan đại diện lãnh sự có thể được gọi ra làm chứng ở tòa án, tuy nhiên, không bắt buộc phải thông tin hay xuất trình thư tín, tài liệu chính thức liên quan đến việc thực hiện chức năng lãnh sự.
Trong trường hợp thành viên Cơ quan đại diện lãnh sự từ chối làm chứng, không được dùng biện pháp cưỡng bức hoặc trừng phạt.
Việc tự do đi lại của thành viên Cơ quan đại diện lãnh sự trên lãnh thổ nước tiếp nhận được đảm bảo, ngoại trừ những khu vực bị cấm hoặc hạn chế đi lại vì lý do an ninh theo quy định của nước tiếp nhận.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |