Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Để hạn chế ô nhiễm môi trường em hãy đề xuất xử lý chất thải của hộ chăn nuôi tại địa phương

để hạn chế ô nhiễm môi trường em hãy đề  xuất xử lý chất thải của hộ chăn nuôi tại địa phương chưa đảm bảo vệ sinh 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
65
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Để hạn chế ô nhiễm môi trường từ chất thải của hộ chăn nuôi tại địa phương, em đề xuất một số biện pháp xử lý như sau:

1. **Xây dựng hệ thống biogas**: Lắp đặt các bể biogas để xử lý chất thải chăn nuôi, từ đó tạo ra khí biogas có thể sử dụng để đun nấu hoặc phát điện, đồng thời giảm thiểu mùi hôi và ô nhiễm môi trường.

2. **Phân loại chất thải**: Tổ chức phân loại chất thải ngay từ nguồn (chất thải rắn, lỏng) để dễ dàng trong việc xử lý và sử dụng. Chất thải hữu cơ có thể được ủ làm phân bón hữu cơ.

3. **Ủ phân hữu cơ**: Sử dụng chất thải hữu cơ để ủ phân, giúp cải tạo đất, tăng độ màu mỡ cho đất, đồng thời giảm thiểu lượng chất thải ra ngoài môi trường.

4. **Trồng cây xanh**: Sử dụng một phần đất xung quanh khu vực chăn nuôi để trồng cây xanh, cây cỏ giúp hấp thụ chất dinh dưỡng và thiểu mùi hôi từ chất thải.

5. **Thực hiện vệ sinh định kỳ**: Thiết lập lịch vệ sinh chuồng trại định kỳ để giảm thiểu mầm bệnh và mùi hôi, đảm bảo môi trường sạch sẽ cho động vật.

6. **Giáo dục nâng cao nhận thức**: Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo cho người dân về tầm quan trọng của việc xử lý chất thải và các phương pháp hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

7. **Hợp tác với các tổ chức**: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc xây dựng các mô hình chăn nuôi bền vững và quỹ hỗ trợ xử lý chất thải.

8. **Theo dõi và đánh giá**: Theo dõi hóa chất, vi sinh vật trong môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi để có những cải tiến kịp thời trong công tác xử lý chất thải.

Bằng cách áp dụng các biện pháp này, chúng ta có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra, đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
0
1
hòn dái bạc
25/07 15:19:46
+5đ tặng

Đề xuất biện pháp phù hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tại gia đình và địa phương em:

Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại:

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiệu quả, việc đầu tiên là phả quy hoạch lại chuồng trại chăn nuôi. Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại, diện tích chuồng nuôi, mật độ và bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi, xây dựng công trình xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại, trồng cây xanh, . . .. Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng. Ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng,...

Xây dựng hệ thống hầm biogas:

Hai biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường được đánh giá có nhiều ưu điểm, là sử dụng công nghệ khí sinh học (Biogas) và sử dụng chế phẩm sinh học EM. Việc xây dựng các hầm Biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là một biện pháp mang lại tác dụng lớn. Nhất là hầm Biogas sử dụng màng HDPE. Nguồn phân thải sau khi đưa vào bể chứa được phân huỷ hết, giảm mùi hôi, ruồi nhặng và kí sinh trùng hầu như bị tiêu diệt trong bể chứa này. Bên cạnh đó, sử dụng hầm Biogas còn có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch từ phế thải chăn nuôi. Tạo ra khí CH4 phục vụ việc đun nấu, thắp sáng cho chính chủ trang trại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vũ Đại Dương
25/07 15:25:01
+4đ tặng

1. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (Công trình khí sinh học).

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học được đánh giá là giải pháp hữu ích đối với chăn nuôi nông hộ. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm vì vừa bảo vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có thể được sử dụng cho chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện phục vụ trang trại, sử dụng phân từ phụ phẩm khí sinh học thay thế phân bón hóa học. Nhờ có công trình khí sinh học mà lượng lớn chất thải chăn nuôi trong nông hộ được xử lý góp phần làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần chú ý đến quy mô, diện tích trang trại để quyết định lựa chọn công nghệ hầm xây hoặc hầm nhựa hoặc hồ phủ bạt HDPE cho phù hợp.

2. Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học.

a, Xử lý môi trường bằng men sinh học:

Hiện nay, người chăn nuôi đã sử dụng men vi sinh để xử lý ô nhiễm môi trường. Có một số loại men được sử dụng để trộn vào thức ăn, nước uống vừa làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, vừa giảm mùi hôi thối trong phân và nước tiểu hoặc có loại được dùng để phun, rắc vào nền chuồng hoặc nước thải để giảm ô nhiễm môi trường.

          b, Chăn nuôi trên đệm lót sinh học:

Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học: nguyên liệu gồm mùn cưa, trấu, phoi bào trộn với men vi sinh để phân hủy phân, nước tiểu, giảm khí độc và mùi hôi chuồng nuôi tạo môi trường trong sạch, không ô nhiễm. Phương thức chăn nuôi này hiện đang được khuyến khích áp dụng đối với chăn nuôi gà. Công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hướng đi mới và thu được những kết quả tốt.

3. Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost).

Nguyên liệu ủ phân gồm phế phụ phẩm trồng trọt, phân động vật để làm phân bón cho cho cây trồng. Phân sau khi ủ hảo khí trở lên tơi xốp và không có mùi hôi thối; các loại vi sinh vật có gậy bệnh bị tiêu tiệt bởi nhiệt độ đống ủ. Đây được coi là một trong những hướng đi bền vững cho ngành nông nghiệp hữu cơ.

4. Xử lý bằng công nghệ ép tách phân.

Đây là công nghệ xử lý phân hiện đại dựa trên nguyên tắc “lưới lọc”. Khi hỗn hợp chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc thì các chất rắn được giữ lại, ép khô và ra ngoài để xử lý, còn lượng nước theo đường riêng chảy ra ngoài hoặc cho xuống bể khí sinh học để xử lý tiếp. Độ ẩm của phân khô có thể được điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng. Máy ép có thể tách các tạp chất rất nhỏ trong chất thải chăn nuôi, tùy theo tính chất của chất rắn mà có các lưới lọc phù hợp. Quá trình xử lý này tuy đầu tư ban đầu tốn kém nhưng rất hiện đại, nhanh, gọn, ít tốn diện tích và đang là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối với các trang trại chăn nuôi lợn, trâu bò theo hướng công nghiệp hiện nay.

5. Một số biện pháp khác: một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi khác như: xử lý nước thải sau biogas bằng hệ thống tưới; xử lý chất thải chăn nuôi bằng biện pháp nuôi giun quế; Xử lý nước thải bằng biện pháp sục khí… cũng cho kết quả tốt và phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Như vậy, để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái người chăn nuôi cần lựa chọn giải pháp xử lý môi trường phù hợp, góp phần làm giảm phát sinh dịch bệnh, nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi, trồng trọt và góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu./.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Công nghệ Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K