Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc hiểu và trả lời câu hỏi: Điều kì diệu của mùa đông

giúp tớ với câu 9,10,11 với ạ
A. Phần đọc

I. Đọc hiểu và trả lời câu hỏi

Điều kì diệu của mùa đông

Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:

- Con có thể thành hoa không hả mẹ?

- Ồ không ! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.

- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!

- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.

Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ. Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết.

Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình, có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành. Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...

Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ...

Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kia! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất.

- Mẹ ơi!... - Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

(Theo Quỳnh Trâm)

Đọc thầm bài “Điều kì diệu của mùa đông” , chọn đáp án đúng (A, B, C, D) ghi ra giấy hoặc trả lời ngắn.

Câu 1 (0,5 đ). Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

Hoa bàng màu trắng xanh, nhỏ li ti, trông như................................... lấp ló sau chùm lá.

Câu 2 (0,5 đ). Lá Non thầm mong ước điều gì ?

A. Hoá thành một chiếc lá vàng.

B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực.

C. Hoá thành bông hoa bàng.

D. Hoá thành một chiếc lá đỏ.

Câu 3 (0,5 đ). Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì?

A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người.

B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông.

C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất.

D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 4 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ hối hả trong câu "Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành." là:

A. vội vã

B. lo lắng

C. chậm rãi

D. mát mẻ

Câu 5 (0,5 đ). Em hiểu từ chắt chiu trong câu "Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất." như thế nào?

A. Để dành được rất nhiều.

B. Dành dụm cẩn thận từng tí một.

 

C. Cho đi từng chút, từng chút.

D. Để dành và mang cho đi.

Câu 6 (0,5 đ). Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và đánh dấu phần chú thích.

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 7 (0,5 đ). Bộ phận chủ ngữ trong câu “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ.” là:

A. Lá Non.

B. Lá non im lặng.

C. Lá Non, nó.

D. Lá Non, nó thầm mong.

Câu 8 (0,5 đ). Trong câu “Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.”, dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì?

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 9 (1 đ). Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất..”. Gạch chân dưới từ đồng âm đó.

Câu 10 (1 điểm). Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.

Câu 11 (1 đ). Đóng vai chiếc lá, viết 2 câu về những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước. Cho biết 2 câu em vừa viết liên kết với nhau bằng cách nào?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
207
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là câu trả lời cho câu hỏi 9, 10 và 11 dựa trên nội dung của bài đọc:

**Câu 9** (1 đ). Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất.”

*Ví dụ câu: Tôi thích ăn những món ăn có vị ngọt.*
*(Từ đồng âm: ngọt)*

---

**Câu 10** (1 điểm). Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.

**Trả lời**: Hai câu được liên kết với nhau bằng cách sử dụng đại từ “Nó” - đại từ này thay thế cho “Cây Bàng” ở câu trước, tạo sự liên kết ý nghĩa giữa hai câu.

---

**Câu 11** (1 đ). Đóng vai chiếc lá, viết 2 câu về những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước. Cho biết 2 câu em vừa viết liên kết với nhau bằng cách nào?

**Ví dụ**:
1. Mẹ ơi, con đã trở thành một chiếc lá đỏ rực rỡ như con mong ước!
2. Con cảm ơn mẹ đã nuôi dưỡng và chăm sóc con để con có thể trở thành như thế này!

*Hai câu này được liên kết với nhau bằng cách sử dụng từ “Con” - đại từ chỉ nhân xưng, tạo mối liên hệ giữa chiếc lá và Cây Bàng cũng như diễn tả niềm vui sướng của chiếc lá khi đạt được mong ước của mình.*
1
0
Amelinda
21/08 09:21:14
+5đ tặng

Câu 1: Hoa bàng màu trắng xanh, nhỏ li ti, trông như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 2: Lá Non thầm mong ước D. Hoá thành một chiếc lá đỏ.

Câu 3: Sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất.

Câu 4: Từ có thể thay thế từ "hối hả" là A. vội vã.

Câu 5: Em hiểu từ "chắt chiu" nghĩa là B. Dành dụm cẩn thận từng tí một.

Câu 6: Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Câu 7: Bộ phận chủ ngữ trong câu "Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ." là A. Lá Non.

Câu 8: Dấu phẩy thứ hai trong câu "Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ." có tác dụng B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Câu 9: Ví dụ: Quả táo này rất ngọt, nhưng anh không thích ăn ngọt. (Từ đồng âm: ngọt)

Câu 10: Hai câu được liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ: "Nó". Từ "Nó" ở câu thứ hai dùng để chỉ lại cây bàng, tạo sự liên kết giữa hai câu, giúp câu văn mạch lạc hơn.

Câu 11:

  • Mẹ ơi, con đã trở thành chiếc lá đỏ rồi! Con cảm thấy thật hạnh phúc vì đã góp phần tô điểm cho mùa đông thêm rực rỡ.
  • Con sẽ luôn nhớ những gì mẹ đã dạy, mẹ nhé! Con sẽ cố gắng sống thật tốt để không phụ lòng mẹ.

Hai câu này được liên kết với nhau bằng cách dùng từ nối: "Mẹ ơi". Từ "mẹ ơi" vừa gọi đáp, vừa thể hiện sự thân thiết giữa chiếc lá và cây bàng, đồng thời tạo sự liên kết giữa hai câu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phùng Minh Phương
21/08 09:21:59
c9: Những cánh hoa hồng mang trong mình dòng nước ngọt từ trong lòng đất.
c10:"Cây bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió.  vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lắp ló sau chùm la"

- Hai câu trên liên kết với nhau bằng cách: Thay thế từ ngữ: Cụm từ "Cây bàng cuối phố" được thế bằng đại từ "Nó".

 


 
1
0
Quỳnh Anh
21/08 09:23:03
+3đ tặng

Câu 1 
Hoa bàng màu trắng xanh, nhỏ li ti, trông như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 2
D. Hoá thành một chiếc lá đỏ.

Câu 3
C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất.

Câu 4
A. vội vã

Câu 5
B. Dành dụm cẩn thận từng tí một.

Câu 6
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Câu 7
A. Lá Non.

Câu 8 :
B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Câu 9:
Ví dụ: Mật ong có vị ngọt rất hấp dẫn.
(Từ "ngọt" trong câu này đồng âm với từ "ngọt" trong bài văn.)

Câu 10 :
Hai câu "Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá." được liên kết với nhau bằng cách dùng từ "Nó" để thay thế cho "Cây Bàng" ở câu trước.

Câu 11 
“Mẹ ơi, con đã biến thành chiếc lá đỏ rồi! Con thật hạnh phúc vì đã đạt được điều mong ước.”
Hai câu trên liên kết với nhau bằng cách lặp lại chủ ngữ “con” để tạo sự liên kết giữa các ý trong câu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k