Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cảm nhận của em về những chuyển biến không gian lúc giao mùa trong bài thơ Sang thu

1 trả lời
Hỏi chi tiết
957
1
1
Phương Như
10/02/2019 19:51:49
Có người nói: thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời. Trong bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, mùa thu được thi sĩ thiên vị hơn cả và ngược lại, mùa thu cũng ban tặng cho thi ca nhiều tứ thơ đẹp nhất, bởi mùa thu là mùa đẹp nhất. Mùa thu đi qua các triều đại thi ca, người đọc không thể quên những áng thơ thu tuyệt đẹp trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu,… và Hữu Thỉnh, nhà thơ đã góp vào dòng thơ thu một nét Sang thu khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên, đất trời thật tinh tế và sâu sắc.
Nếu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến (Thu vịnh, Thu ẩm, Thu điếu) còn mang đậm chất Đường thi cổ điển của thu thiên, thu thủy, thu diệp, ngư ông,… thì Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong phong trào Thơ mới lại cảm nhận mùa thu về có khi yểu điệu như thục nữ:
Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì.
(Thu)
Có khi đang ở độ giao thời (cuốì hạ sang thu) mà thi sĩ đã cảm nhận như đã tàn phai, phôi pha nhưng vẫn kiêu sa, đài các như một giai nhân:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.
Rồi lại bỗng reo lên vui sướng ngỡ ngàng khi chợt nhận ra mùa thu đã về, khoác trên mình tấm áo mơ phai, lướt nhẹ nhàng như một vũ nữ:
Đây mùa thu tới, mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng.
(Đây mùa thu tới)
Xuân Diệu cảm nhận độ thu về với những sắc thái tinh vi, mơ hồ giàu sức gợi hình, gợi cảm. Còn Hữu Thỉnh, mùa thu đến với thi sĩ khá đột ngột, bất ngờ, dường như không hẹn trước mà “bỗng nhận ra”. Một buổi sáng chớm vào thu, cảm nhận đầu tiên trong
tâm hồn thi sĩ không phải bắt đầu từ trời xanh,mây trắng, hoa cúc vàng mà bắt đầu từ hương ổi. Hương ổi thơm ngào ngạt phả vào không gian tưởng như đặc sánh trong gió se. Đây là cảm giác rất thực của người lính – thi sĩ vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh, lần đầu tiên được hưởng một mùa thu hòa bình, trong không gian yên tĩnh vắng hẳn tiếng súng bom trận mạc: “Có lẽ phải là người lính mới khát sống và yêu sự bình yên đến thế “(Lời tác giả). Tâm hồn thi sĩ bỗng trào dâng một tình yêu say đắm hạnh phúc đơn sơ – hương ổi – nhưng lại vô cùng lớn lao với người lính mà trong cuộc chiến tranh vừa đi qua, họ không hể có:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.
Hương ổi phả vào gió chứ không phải gió bay đưa hương ổi đi, bởi tại gió se, gió mùa thu rất nhẹ, rất khẽ, mới chớm thu mà đã thấy lành lạnh, cảm giác có lẽ cũng bởi sương thu bảng lảng chùng chình ngoài ngõ. Những dấu hiệu mang đặc trưng của mùa thu đã hiện diện, cảm nhận rất tinh tế và chính xác rồi sao tác giả còn viết: Hình như thu đã về Có cái gì còn nghi ngờ chăng? Cảnh vật được kiểm nghiệm qua khứu giác (mùi hương ổi), qua xúc giác (hơi gió se), qua thị giác (Sương chùng chình qua ngõ), tất cả đều mách bảo thu vể mà sao vẫn chưa tin? Phải chăng thu về đột ngột, bất ngờ hay trong chữ hình như còn chất chứa nỗi niềm sang thu của đời người? Bởi thế sương mới chùng hình đi qua ngõ - cái ngõ thực và cái ngõ của thời gian thông giữa hai mùa. Cái ngõ của cuộc đời đã bước vào thu có cái gì như tiếc nuối, quyến luyến, ngập ngừng chưa muốn dứt để bước hẳn vào thu? Phút giây giao mùa của thiên nhiên nhìn thấy, cảm thấy mà sao vẫn sững sờ, bâng khuâng đến thế!
Cảm nhận thu sang từ một khu vườn (không gian hẹp), thiên nhiên được mở ra ở góc nhìn rộng lớn, nhiều tầng bậc hơn. Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương, gió) chuyển sang những
hình ảnh cụ thể, hữu hình (sông, chim ,mây) với không gian rộng dài, cao xa vời vợi:
Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt dầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Dường như người đọc lại bắt gặp một bức tranh thu cố điển, chỉ vài nét chấm phá mà thi sĩ bao quát cả bầu trời mặt đất. Song bức tranh thu của Hữu Thỉnh lại rất hiện đại, cấu trúc đăng đối tự nhiên, chặt chẽ mà tuyệt đẹp. Dòng sông không cuồn cuộn, dữ dội như những ngày mưa nguồn mùa hạ mà êm ả, dềnh dàng, lững lờ trôi như suy tư, như ngẫm nghĩ, như dang thưởng thức những ngày nhàn hạ. Ngược lại với dòng sông, chim lại bắt đầu vội vã bay. Có lẽ hơi thu đã báo trước cho chúng một cuộc “di dân” tránh rét. Phải là người tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự bắt đầu chứ không phải là đang vội vã của những cánh chim.
Dù cánh chim vội vã thì không khí thu vẫn cứ bao trùm, cái thư thái, lắng đọng chậm rãi, lâng lâng được diễn tả qua hình ảnh đám mây mùa hạ thảnh thơi, duyên dáng vắt nửa mình sang thu. Câu thơ đẹp và sống động, chữ vắt vừa gợi hình vừa gợi cảm. Đám mây mềm, mỏng như dải lụa, như tấm khăn voan của thiếu nữ vắt trên bầu trời nửa đang còn mùa hạ, nửa đã nối sang thu. Bầu trời bắt đầu nhuốm sắc thu, đến một lúc nào đó, nó bỗng thấy ngỡ ngàng thu đã xâm lấn từ lúc nào chẳng biết. Không yêu thu sao thi sĩ có những phát hiện và cảm nhận tinh tế đến thế?
Hai khố thơ trên rất đẹp trong cách tạo hình, rất tinh trong cảm nhận, có người nói: hai khổ thơ như hai cành biếc của một cây thơ lạ, đến khổ thơ thứ ba (khổ cuối) là gốc của cây thơ, đem đến một vẻ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm cái ý sang thu của cây thơ và sang thu của hồn người:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Nếu hai khổ thơ trên là những cảm nhận trực tiếp từ những biến chuyển hết sức tinh vi của thiên
nhiên, đất trời thì khổ này, mùa thu được cảm nhận bằng đoán nhận, bằng kinh nghiệm, bằng sự suy ngẫm sâu lắng, cảnh thu đang đi từ xa vào tâm tưởng, lắng đọng, suy tư.
Vẫn là nắng, mưa, sấm chớp, bão dông như mùa hạ nhưng tất cả chỉ còn mức độ. Nắng vẫn nhiều nhưng không còn gay gắt, chói chang. Mưa đã vơi dần nhưng không còn ào ạt, bất chợt như những cơn mưa đầu mùa. Sấm cũng bớt bất ngờ, đùng đoàng, ầm ĩ, dọa nạt những hàng cây đứng tuổi. Và nếu sấm chớp, bão giông có đến cũng không là điều bất ngờ đối với hàng cây đứng tuổi. Thiên nhiên vào thu và dần đi vào thế ổn định. Thiên nhiên vào thu hay cũng chính là sự từng trải, suy nghĩ chín chắn của con người khi cuộc đời đã bắt đầu sang thu. chẳng thấy còn bất ngờ, sự hãi, chao đảo trước nắng mưa, sấm sét, dông bão (những biến cố bất thường) của cuộc đời.
Ta càng hiểu sâu sắc hơn hai chữ chùng chình, dềnh dàng ở các đoạn thơ trước, phải chăng đó là tâm trạng của người đã đứng tuổi khi bận mải với công việc mà lúc ngẩng đầu lên đã thấy tóc pha sương? Nên có gi như tiếc nuối, dùng dằng, bịn rịn vì sững sờ nhận ra cuộc đời đã sang thu. Ở khổ thơ cuối,hai từ đứng tuổi như một cái chốt đóng lại cái tuổi bồng bột, sôi nổi. ào ạt, trẻ trung để mở sang một chặng khác: sâu sắc, chín chắn, thâm trầm, điếm đạm hơn: mặt khác, cũng phải vội vã như những cánh chim kia để làm được nhiểu điều có ích cho cuộc đời: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm” (Xuân Diệu).
Sang thu không chỉ là khoảnh khắc chuyển mình của thiên nhiên; hương quả, ngọn gió, dòng sông, bầy chim, đám mây, bầu trời, nắng, mưa, sấm chớp,bão dông, cây cối sang thu mà cả hồn người cùng một nhịp sang thu. Vừa lưu luyến, bồi hồi, vừa trang nghiêm chững chạc, vừa sâu lắng lại vừa mở rộng bâng khuâng, vừa khiêm nhường nhưng cũng tự hào kiêu hãnh khi con người đã đi qua những cuộc chiến ác liệt, nay được sống trong bình yên, hạnh phúc, mới càng thấy trân trọng và yêu cuộc sống tha thiết nhường nào!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k