LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh các trường hợp dưới đây và rút ra tác dụng của trạng ngữ: a1: Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. a2: Vua lấy làm mừng lắm. Nhưng vua cho thử lại. ……………………………………………………………………………………………………………… b1: Sau mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường vào kinh. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình lẻn vào sân rồng khóc um lên. b2: Hai cha con khăn gói tìm đường vào kinh. Con bảo cha đứng ...

So sánh các trường hợp dưới đây và rút ra tác dụng của trạng ngữ:

a1: Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại.

a2: Vua lấy làm mừng lắm. Nhưng vua cho thử lại.

………………………………………………………………………………………………………………

b1: Sau mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường vào kinh. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình lẻn vào sân rồng khóc um lên.

b2: Hai cha con khăn gói tìm đường vào kinh. Con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình lẻn vào sân rồng khóc um lên.

………………………………………………………………………………………………………………

c1: Mùa đông năm đó, hai vợ chồng người anh cứ đi ra đi vào trông chờ chim nhạn. Một ngày nọ, có đôi chim từ đâu bay đến làm tổ dưới hiên nhà.

c2: Hai vợ chồng người anh cứ đi ra đi vào trông chờ chim nhạn. Chợt có đôi chim từ đâu bay đến làm tổ dưới hiên nhà.

………………………………………………………………………………………………………………

1 trả lời
Hỏi chi tiết
24
0
0
Nguyễn Thị Nhài
11/09 09:12:14

Trả lời:

a1: Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại.

a2: Vua lấy làm mừng lắm. Nhưng vua cho thử lại.

- Câu a1 tác giả sử dụng trạng ngữ chỉ mục đích (để biết chính xác hơn nữa) đặt trước cụm chủ vị.

- Câu a2 tác giả lược bỏ phần trạng ngữ đi.

= > câu a1 khi sử dụng trạng ngữ giúp câu dễ hiểu, làm rõ mục đích diễn ra sự việc được nêu trong câu.

b1: Sau mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường vào kinh. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình lẻn vào sân rồng khóc um lên.

b2: Hai cha con khăn gói tìm đường vào kinh. Con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình lẻn vào sân rồng khóc um lên.

- Câu b1 tác giả sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian (Sau mấy hôm) và trạng ngữ chỉ nơi chốn (Đến hoàng cung).

- Câu b2 tác giả lược bỏ 2 trạng ngữ thời gian và nơi chốn đi.

= > Khi lược bỏ trạng ngữ khiến câu không rõ nghĩa, việc sử dụng trạng ngữ giúp câu rõ nghĩa, làm nổi bật thời gian và địa điểm diễn ra sự việc trong câu.

c1: Mùa đông năm đó, hai vợ chồng người anh cứ đi ra đi vào trông chờ chim nhạn. Một ngày nọ, có đôi chim từ đâu bay đến làm tổ dưới hiên nhà.

c2: Hai vợ chồng người anh cứ đi ra đi vào trông chờ chim nhạn. Chợt có đôi chim từ đâu bay đến làm tổ dưới hiên nhà.

- Câu c1 tác giả sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian (Mùa đông năm đó, Một ngày nọ)

- Câu c2 tác giả lược bỏ trạng ngữ.

= > Việc sử dụng trạng ngữ giúp câu thể hiện rõ thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong câu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư