Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh giữa hoán dụ và ẩn dụ

6 trả lời
Hỏi chi tiết
386
2
0
doan man
14/04/2019 08:43:48
* Giống nhau:
+ Cả hai đều dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác.
+ Cả hai đều có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
* Khác nhau
+ Mối quan hệ của các sự vật trong ẩn dụ là mối quan hệ tương đồng.
+ Mối quan hệ của các sự vật trong hoán dụ là mối quan hệ gần gũi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trần Trần Hà My
14/04/2019 10:11:45
SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
1. GIỮA ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ CÓ NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU:
ẨN DỤ:
Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đồng, tức giống nhau về phương diện nào đó.(hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác).
Ẩn dụ lâm thời biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật.
Cơ sở của ẩn dụ dựa trên sự liên tư­ởng giống nhau của hai đối tượng bằng so sánh ngầm.
Về mặt nội dung(cấu tạo bên trong), ẩn dụ phải rút ra nét cá biệt giống nhau giữa hai đối tượng vốn là khác loại, không cùng bản chất. Nét giống nhau là cơ sở để hình thành ẩn dụ, đồng thời cũng là hạt nhân nội dung của ẩn dụ.
Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm. Hiện nay ẩn dụ được dùng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, không những trong văn xuôi nghệ thuật mà còn trong phong cách chính luận nhưng nhiều nhất vẫn là trong thơ ca.
HOÁN DỤ
Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương cận, tức đi đôi, gần gũi với nhau (bộ phận - toàn thể; vật chứa đựng - vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật - sự vật; cụ thể - trừu tượng).
Hoán dụ biểu thị mối quan hệ gần gũi, có thực giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biểu hiện.
Cơ sở của hoán dụ dựa trên sự liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không so sánh.
Về mặt nội dung cơ sở để hình thành hoán dụ là sự liên tưởng phát hiện ra mối quan hệ khách quan có thực có tính chất vật chất hoặc logic giữa các đối tượng.
Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức. Nó được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau nhưng thường đắc dụng trong văn xuôi nghệ thuật, vì sức mạnh của nó vừa ở tính cá thể hoá và tính cụ thể vừa ở tính biểu cảm kín đáo và sâu sắc.
2. NHƯNG ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ VẪN CÓ NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU:
Cả ẩn dụ và hoán dụ đều lấy tên sự vật, hiện tư­ợng này để gọi tên sự vật hiện t­ượng khác có nét tương đồng với nó.
Về mặt hình thức hoán dụ giống ẩn dụ ở chỗ chỉ có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia(vế được biểu hiện) bị che lấp đi.
Nó được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau.
1
0
Lương Khánh Ngọc
14/04/2019 20:19:04
- Giống nhau : Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.
- Khác nhau :
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng.
Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác.
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận)
Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
0
0
Phạm Hà My
17/04/2019 19:14:54
- So sánh hoán dụ với ẩn dụ.
* Giống nhau
- Đều làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
- Đều lấy tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
- Đều sử dụng biệ pháp tu từ.
* Khác nhau
- Hoán dụ.
- Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tương khác có quan hệ gần gũi.
- Ẩn dụ.
- Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
0
0
...
28/04/2019 17:03:15
- Giống nhau:
+ Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
+ Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
- Khác nhau:
+ Ẩn dụ: quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng là quan hệ tương đồng
+ Hoán dụ: quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng là quan hệ gần gũi
0
0
Nhok Phượng Núi
02/05/2019 17:35:07
Giữa ẩn dụ và hoán dụ :
- Giống nhau : Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.
- Đều là phép tu từ so sánh.
-Đều làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Khác nhau :
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng.
Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác.
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận)
Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k