LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chỉ ra biểu hiện và nêu nhận xét về sự kết hợp giữa kể với tả hoặc kể với biểu cảm hoặc kể với tả và biểu cảm trong các đoạn văn sau: a) Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. (Nguyễn Dữ) b) Chúng tôi chỉ còn kịp nghe thấy tiếng bước chân huỳnh huỵch xuống cầu thang, rồi tiếng cổng sắt sập mạnh. Từ cửa sổ phòng ...

Chỉ ra biểu hiện và nêu nhận xét về sự kết hợp giữa kể với tả hoặc kể với biểu cảm hoặc kể với tả và biểu cảm trong các đoạn văn sau:

a) Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. (Nguyễn Dữ)

b) Chúng tôi chỉ còn kịp nghe thấy tiếng bước chân huỳnh huỵch xuống cầu thang, rồi tiếng cổng sắt sập mạnh. Từ cửa sổ phòng khách, tôi còn thấy hắn chạy trối chết về phía cuối đường.

Đồ vô lại! – Hôm rủa. – Thằng khốn này sẽ gieo rắc tai hoạ cho đến ngày lên giá treo cổ thôi. Vụ này kể ra cũng không hoàn toàn vô vị. (Đoi-lơ)

c) Tôi tìm hung thủ trong hai người này chăng? Thoạt tiên thì đó là điều vô lí hết sức. Huy là người tôi biết đã lâu lắm, hiền lành, ngay thẳng,... Còn Thạc cũng là người tôi quen, hoạt bát, thông minh và ăn nói dễ thương. Vả lại, chính lúc xảy ra án mạng, cả hai người cùng đi xem chớp bóng với tôi, Huy ngôi bên cạnh tôi, và Thạc cũng ngồi liền một bên. Tôi ngồi giữa... Tuy vậy, một sự gì rất bí nhiệm, một điều quan sát không mấy khi ta lưu tâm đến... lúc thường tôi bỏ qua, nhưng bấy giờ đến mách bảo tôi, khiến tôi ngờ rằng hung thủ là Thạc. (Thế Lữ)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
11
0
0
Đặng Bảo Trâm
13/09 07:47:09

a) Đoạn văn có sự kết hợp giữa yếu tố kể và tả. Kể:“Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương”; tả:“Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện”. Nhờ sự kết hợp này, nhất là sự xuất hiện của yếu tố miêu tả, mà hình ảnh Vũ Nương hiện ra một cách cụ thể, sống động, khiến cho chi tiết Vũ Nương trở về vừa thực vừa ảo, vừa gần gũi, trần thế vừa thân tiên, xa cách.

b) Đoạn văn có sự kết hợp giữa yếu tố kể, tả và biểu cảm. Kể: “Chúng tôi chỉ còn kịp nghe thấy tiếng bước chân”, “Từ cửa sổ phòng khách, tôi còn thấy hắn”; tả: “tiếng bước chân huỳnh huỵch xuống cầu thang, rồi tiếng cổng sắt sập mạnh”; biểu cảm: “Đồ vô lại! – Hôm rủa. – Thằng khốn này sẽ gieo rắc tai hoạ cho đến ngày lên giá treo cổ thôi.”. Sự kết hợp của kể với tả và biểu cảm đã làm cho đoạn văn giống như một thước phim ngắn, ở đó, người đọc có thể cảm nhận được hoạt động của nhân vật (tiếng bước chân), sự vật (cổng sắt va đập), sự vội vàng, lo lắng, sợ hãi của thủ phạm (chạy trối chết) cũng như thái độ, cảm xúc của nhân vật thám tử (bức xúc, căm phẫn).

c) Đoạn văn có sự kết hợp giữa yếu tố kể, tả và biểu cảm. Kể: “Tôi tìm hung thủ trong hai người này chăng? Thoạt tiên thì đó là điều vô lí hết sức.”, “Tuy vậy, một sự gì rất bí nhiệm, một điều quan sát không mấy khi ta lưu tâm đến... lúc thường tôi bỏ qua, nhưng bấy giờ đến mách bảo tôi, khiến tôi ngờ rằng hung thủ là Thạc.”; tả: “Huy là người tôi biết đã lâu lắm, hiền lành, ngay thẳng,... Còn Thạc cũng là người tôi quen, hoạt bát, thông minh và ăn nói dễ thương.”, “Huy ngồi bên cạnh tôi, và Thạc cũng ngồi liền một bên. Tôi ngồi giữa...”; biểu cảm: phân vân (“Tôi tìm hung thủ trong hai người này chăng?”), yêu mến (“Huy là người tôi biết đã lâu lắm, hiền lành, ngay thẳng,... Còn Thạc cũng là người tôi quen, hoạt bát, thông minh và ăn nói dễ thương.”), nghi ngờ (“Tuy vậy, một sự gì rất bí nhiệm, một điều quan sát không mấy khi ta lưu tâm đến... lúc thường tôi bỏ qua, nhưng bấy giờ đến mách bảo tôi, khiến tôi ngờ rằng hung thủ là Thạc.”). Sự kết hợp này đã góp phần giúp nhà văn khắc hoạ thành công năng lực và tính cách của thám tử Lê Phong (một người có khả năng phán đoán, suy xét sự việc thông minh, có óc quan sát và trí tưởng tượng tốt), đồng thời thể hiện được những trạng thái cảm xúc, những diễn biến nội tâm của nhân vật trong quá trình phá án.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư