Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài những ngôi sao xa xôi

6 trả lời
Hỏi chi tiết
524
0
0
Tôi yêu Việt Nam
01/08/2017 02:52:12
Soạn bài những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê
Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Tóm tắt nội dung tác phẩm : Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một điểm trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát khi địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí của các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Mặc dù vật, cuộc sống của họ có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, thơ mộng và đặc biệt là gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội.
- Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của Định – nhân vật chính. Sự lựa chọn vai kể như vậy rất phù hợp với nọi dung tác phẩm cũng thận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩa của ba cô gái.
Câu 2. Nhân vật trong truyện là ba cô gái trong tổ rà phá bom. Người kể chuyện cũng là một cô gái ấy. Từ góc nhìn này, tác giả có điều kiện miêu tả những suy nghĩ, tâm trạng của các cô một cách chân thực, cụ thể và gần gũi.
- Cùng là một tổ, cùng trải qua cuộc sống đầy khó khăn, hiểm nghèo, họ đã trở thành những con người dũng cảm, can trường, coi việc ném bom, phá bom… chỉ là những công việc bình thường hàng ngày. Đó là những người có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc nhưng đồng thời cũng dễ xúc cảm, giàu ước mơ, dễ ui mà cũng dễ trầm tư. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình và không bao giờ tỏ ra chán nản, thất vọng.
Họ có những điểm chung đồng thời cũng có những nét tính cách riêng : Phương Định nhảy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, ưa sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư, Chị Thao từng trải hơn nhưng cũng không thiếu những rung động, khát khao của tuổi trẻ. Nho trông có vẻ yếu đuối nhưng cũng rất tinh nghịch.
Xen giữa những trận bom, giữa những câu chuyện của ba chị em trong cuộc sống đời thường nhưng rất nóng bỏng ấy là dòng suy nghĩ lan man của nhân vật ‘’’tôi’’. Từ những suy nghĩ vui vui về các anh bộ đội đến nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ rất rõ những đồ vật, những kỉ niệm ngày còn ở nhà… Đó là những suy nghĩ rất đời thường nhưng làm cho bức tranh chân dung người chiến sĩ thêm sống động. Nhất là đoạn cuối truyện, khi cơn mưa đá đã tan thì niềm vui nhỏ bé của các cô cũng không còn. Cô gái lại đắm chim vào những hồi ức quê nhà : bao nhiêu hình ảnh gắn liền với bấy nhiêu kỉ niệm : mẹ, cái cửa sổ, bà bán kem, lẽ trẻ, hoa trong công viên… mỗi hình ảnh chỉ kịp vụt qua trong thoáng chốc nhưng rất sắc nét, rất cụ thể.
Câu 4. Trong truyện, tác giả sử dụng ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện – cô gái thanh niên xung phong người Hà Nội – tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, trẻ trung và đầy nữ tính. Những câu văn ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỉ niệm của tuổi thiếu niên hồn nhiên, vô tư.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
CenaZero♡
05/08/2017 02:32:22
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI Lê Minh Khuê
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, thuộc thế hệ những nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Các tác phẩm của Lê Minh Khuê ra đời đầu những năm 70 của thế kỷ XX đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa. Từ sau năm 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê đã bám sát những biến chuyển của đời sống, đề cập đến nhiều vấn đề bức xúc của xã hội thời đổi mới. Ngòi bút miêu tả tâm lý của Lê Minh Khuê khá sắc sảo, nhất là khi miêu tả tâm lý phụ nữ.

2. Truyện Những ngôi sao xa xôi viết về ba cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ phá bom ở một cao điểm trong thời kì cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ đang diễn ra khốc liệt. Miêu tả các cô gái hằng ngày, hằng giờ đối mặt với hiểm nguy nhưng sức hấp dẫn của truyện không phải ở những chi tiết, sự kiện hồi hộp, nóng bỏng mà ở khả năng miêu tả đời sống tâm hồn con người khá sinh động, sâu sắc của tác giả.
3. Tóm tắt nội dung:
Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát khi địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Mặc dù vậy, cuộc sống của họ vẫn vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội.
4. Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của Định - nhân vật chính. Sự lưạ chọn vai kể như vậy rất phù hợp với nội dung tác phẩm cũng thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của ba cô gái.
5. Nhân vật trong truyện là ba cô gái trong tổ rà phá bom. Người kể chuyện cũng là một trong ba cô gái ấy. Từ góc nhìn này, tác giả có điều kiện miêu tả những suynghĩ, tâm trạng của các cô một cách chân thực, cụ thể và gần gũi.
- Cùng chung một tổ, cùng trải qua cuộc sống đầy những khó khăn, hiểm nghèo, họ đã trở thành những con người dũng cảm, can trường, coi những việc đếm bom, phá bom... chỉ là những công việc bình thường hàng ngày. Đó là những người có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc nhưng đồng thời cũng dễ xúc cảm, giàu ước mơ, dễ vui mà cũng dễ trầm tư. Họ thích làm đẹp của cuộc sống của mình và không bao giờ tỏ ra chán nản, thất vọng.
Họ có những điểm chung đồng thời cũng có những nét tính cách riêng: Phương Định nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, ưa sống với những kỷ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư, Chị Thao từng trải hơn nhưng cũng không thiếu những rung động, khát khao của tuổi trẻ, Nho trông có vẻ yếu đuối nhưng cũng rất tinh nghịch.
Xen giữa những trận bom, giữa những câu chuyện của ba chị em trong cuộc sống đời thường nhưng rất nóng bỏng ấy là dòng suy nghĩ lan man của nhân vật "tôi". Từ những suy nghĩ vui vui về các anh bộ đội đến nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ rất rõ những đồ vật, những kỉ niệm ngày còn ở nhà... Đó là những suy nghĩ rất đời thường nhưng càng làm cho bức tranh chân dung người chiến sĩ thêm sống động. Nhất là đoạn cuối truyện, khi cơn mưa đá đã tan thì niềm vui nhỏ bé của các cô cũng không còn. Cô gái lại đắm chìm và những hồi ức về quê nhà. Bao nhiêu hình ảnh gắn liền với bấy nhiêu kỉ niệm: mẹ, cái cửa sổ, bà bán kem, lũ trẻ, hoa trong công viên... mỗi hình ảnh chỉ kịp vụt qua trong thoáng chốc nhưng rất sắc nét, rất cụ thể.
6. Trong truyện, tác giả sử dụng ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện - cô gái thanh niên xung phong người Hà Nội - tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, trẻ trung và đầy nữ tính. Những câu văn ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỷ niệm của tuổi thiếu niên hồn nhiên, vô tư.
7. Hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn này là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Có thể nêu những nhận xét khái quát về hoàn cảnh sống và chiến đấu, về tính cách, phẩm chất nổi bật của họ: hoàn cảnh ngặt nghèo, thường xuyên đối mặt với hiểm nguy; hồn nhiên, yêu đời; sẵn sàng đương đầu với thử thách, tình cảm đồng đội cao đẹp...
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt:
Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát khi địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Mặc dù vậy, cuộc sống của họ vẫn vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội.
2. Đọc diễn cảm.
0
0
Anh Pham
26/03/2018 22:21:16
Tóm tắt:
Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn – Phương Định, Nho và chị Thao. Nhiệm vụ của họ là quan sát khi địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Mặc dù vậy, cuộc sống của họ vẫn vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Định va Thao lo lắng săn sóc cho Nho.
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu... ngôi sao trên mũ) : Phương Định kể về cuộc sống bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô.
- Phần 2 (tiếp ... chị Thao bảo) : Nho bị thương, hai chị em lo lắng chăm sóc.
- Phần 3 (còn lại) : Sự lạc quan, niềm vui trước cơn mưa đá đột ngột.
Đọc hiểu văn bản Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất từ Phương Định - nhân vật chính. Ngôi kể tạo điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tâm hồn con người.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
- Nét chung của ba cô gái: còn trẻ, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Họ cùng chung nhiệm vụ trinh sát mặt đường, tinh thần trách nhiệm cao, có tình đồng đội gắn bó. Họ chiến đấu dũng cảm, sống giản dị, lạc quan, hồn nhiên.
- Nét riêng :
+ Phương Định : cô gái Hà Nội, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và thành phố.
+ Nho : xinh xắn, hồn nhiên kiểu trẻ thơ, trong chiến đấu thì rất nhanh gọn, dù bị thương nhưng không rên la, không muốn đồng đội lo lắng.
+ Chị Thao : tổ trưởng, từng trải, mơ ước có phần thiết thực hơn; cương quyết, táo bạo, bình tĩnh trong công việc, chị hát tệ nhưng thích chép lời bài hát.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Tâm lí nhân vật Phương Định :
- Nhân vật tự quan sát và đánh giá mình ở đầu truyện: nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức (tự đánh giá mình là một cô gái khá), biết mình nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng không vồn vã mà tỏ ra kín đáo, kiêu kì.
- Trong một lần phá bom ở cuối truyện: dũng cảm, có trách nhiệm, tình đồng đội (chăm sóc cho Nho), cô coi cái chết là mờ nhạt trước điều quan tâm lớn là bom nổ.
- Cảm xúc trước trận mưa đá cuối truyện: hồn nhiên, vui thích cuống cuồng như trẻ con, nhớ về những kỷ niệm về thành phố, về mẹ, những ngôi sao.
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Ngôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữ tình, trẻ trung và có phần nữ tính, ngôi kể trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện. Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi lên không khí chiến trường.
Câu 5 (trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến Mĩ là những người hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì vì tương lai đất nước. Họ không ngại hiểm nguy, gian khổ, luôn hướng tới mục tiêu tự do, độc lập dân tộc.
Luyện tập Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ :
Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Khoảng trời – hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ), Gửi em cô thanh niên xung phong (Phạm Tiến Duật)...
Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Nhân vật Phương Định trong truyện là một cô gái Hà Thành có vẻ đẹp hồn nhiên, trẻ trung. Đồng thời, cô cũng là một chiến sĩ dũng cảm, gan dạ và trách nhiệm. Cô yêu thương những người đồng đội của mình, điều đó thể hiện trong hành động chăm sóc Nho chu đáo. Cô quý trọng và cảm phục tất cả những người chiến sĩ cô đã gặp trên tuyến Trường Sơn, luôn hướng về độc lập, tự do dân tộc. Hình ảnh của Phương Định thật đáng tự hào và đáng được học tập.
0
0
Đặng Bảo Trâm
05/04/2018 17:08:10

Soạn bài: Những ngôi sao xa xôi

Tóm tắt:

   Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn – Phương Định, Nho và chị Thao. Nhiệm vụ của họ là quan sát khi địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Mặc dù vậy, cuộc sống của họ vẫn vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Định va Thao lo lắng săn sóc cho Nho.

Bố cục:

   - Phần 1 (từ đầu... ngôi sao trên mũ) : Phương Định kể về cuộc sống bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô.

   - Phần 2 (tiếp ... chị Thao bảo) : Nho bị thương, hai chị em lo lắng chăm sóc.

   - Phần 3 (còn lại) : Sự lạc quan, niềm vui trước cơn mưa đá đột ngột.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất từ Phương Định - nhân vật chính. Ngôi kể tạo điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tâm hồn con người.

Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

   - Nét chung của ba cô gái: còn trẻ, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Họ cùng chung nhiệm vụ trinh sát mặt đường, tinh thần trách nhiệm cao, có tình đồng đội gắn bó. Họ chiến đấu dũng cảm, sống giản dị, lạc quan, hồn nhiên.

   - Nét riêng :

       + Phương Định : cô gái Hà Nội, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và thành phố.

       + Nho : xinh xắn, hồn nhiên kiểu trẻ thơ, trong chiến đấu thì rất nhanh gọn, dù bị thương nhưng không rên la, không muốn đồng đội lo lắng.

       + Chị Thao : tổ trưởng, từng trải, mơ ước có phần thiết thực hơn; cương quyết, táo bạo, bình tĩnh trong công việc, chị hát tệ nhưng thích chép lời bài hát.

Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Tâm lí nhân vật Phương Định :

   - Nhân vật tự quan sát và đánh giá mình ở đầu truyện: nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức (tự đánh giá mình là một cô gái khá), biết mình nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng không vồn vã mà tỏ ra kín đáo, kiêu kì.

   - Trong một lần phá bom ở cuối truyện: dũng cảm, có trách nhiệm, tình đồng đội (chăm sóc cho Nho), cô coi cái chết là mờ nhạt trước điều quan tâm lớn là bom nổ.

   - Cảm xúc trước trận mưa đá cuối truyện: hồn nhiên, vui thích cuống cuồng như trẻ con, nhớ về những kỷ niệm về thành phố, về mẹ, những ngôi sao.

Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Ngôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữ tình, trẻ trung và có phần nữ tính, ngôi kể trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện. Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi lên không khí chiến trường.

Câu 5 (trang 121 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến Mĩ là những người hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì vì tương lai đất nước. Họ không ngại hiểm nguy, gian khổ, luôn hướng tới mục tiêu tự do, độc lập dân tộc.

Luyện tập

Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ :

Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Khoảng trời – hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ), Gửi em cô thanh niên xung phong (Phạm Tiến Duật)...

Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Nhân vật Phương Định trong truyện là một cô gái Hà Thành có vẻ đẹp hồn nhiên, trẻ trung. Đồng thời, cô cũng là một chiến sĩ dũng cảm, gan dạ và trách nhiệm. Cô yêu thương những người đồng đội của mình, điều đó thể hiện trong hành động chăm sóc Nho chu đáo. Cô quý trọng và cảm phục tất cả những người chiến sĩ cô đã gặp trên tuyến Trường Sơn, luôn hướng về độc lập, tự do dân tộc. Hình ảnh của Phương Định thật đáng tự hào và đáng được học tập.

0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Những ngôi sao xa xôi

Xem thêm: Tóm tắt: Những ngôi sao xa xôi

Bố cục:

   - Phần 1 (từ đầu đến “có ngôi sao trên mũ”): Cuộc sống ở chiến trường, hoàn cảnh chiến đấu của ba cô gái qua lời kể của Phương Định.

   - Phần 2 (tiếp theo đến “Chị Thao bảo”): Tình huống Nho bị thương.

   - Phần 3 (đoạn còn lại): Phút giây thảnh thơi sau đợt bom của hai chị em Thao và Phương Định.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Tóm tắt nội dung:

Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát khi địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Mặc dù vậy, cuộc sống của họ vẫn vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội.

Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của Định - nhân vật chính. Sự lưạ chọn vai kể như vậy rất phù hợp với nội dung tác phẩm cũng thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của ba cô gái.

Câu 2: Những cô gái thanh niên xung phong có nét chung gắn bó thành một khối thống nhất. Đó là:

- Ba cô đều làm chung một nhiệm vụ trinh sát mặt đường. Cụ thể là đo khối lượng đất đá cần san lấp, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Đó là công việc nguy hiểm mà cái chết luôn rình rập.

- Họ đều là các cô gái còn trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, yêu thương gắn bó với đồng đội.

- Họ chiến đấu dũng cảm và sống giản dị, lạc quan, thích ca hát, thêu thùa.

- Họ hồn nhiên, vui thích đón nhận cơn mưa đá với niềm vui trẻ con.

Mỗi người trong số họ lại có cá tính riêng, có nét riêng. Phương Định là con gái thành phố, xinh đẹp, thích thơ mông và hay hát; Nho thích thêu thùa; chị Thao hay chép bài hát, bình tĩnh, can đảm nhưng lại sợ nhìn thấy máu, sợ vắt và không ưa nước mắt.

Câu 3:

Phương Định là một cô gái thành phố tự biết mình đẹp nhưng trong lòng thì cô coi những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ là đẹp nhất. Phương Định thuộc nhiều bài hát, thích bịa lời bài hát, cô hay mơ mộng " hát và nghĩ vớ vẩn". Cô hay quan sát, để ý những đồng đội của mình. Cô dành tình yêu thương cho Nho - người bạn như cây kem trắng; dành tình cảm quý mến, trân trọng cho chị Thao, con người "cương quyết, táo bạo".

Phương Định làm quen với bom nổ, với căng thẳng hàng ngày. Nhưng mỗi lần phá bom là một thử thách mới. Cô đi thẳng đến quả bom chưa nổ. Cô đào đất và đặt thuốc nổ vào dưới quả bom có thể nổ tung bất kì lúc nào. Hành động của cô thật nhanh gọn, khéo léo trong một không khí cực kì căng thẳng. Với cô, cái chết thật mờ nhạt trước điều quan tâm lớn nhất: Liệu mìn có nổ, liệu bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?

Khi Nho bị thương, Phương Định bình tĩnh chăm sóc bạn, rửa vết thương , băng và tiêm cho bạn. Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tính hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ. Cô vui thích cuống cuồng như con trẻ. Và cơn mưa lại gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.

Nhân vật Phương Định đã bộc lộ những nét tiêu biểu nhất của các cô gái trẻ: hồn nhiên, sinh đẹp, mộng mơ, thích hát, tự trọng, luôn cố gắng trong công việc, vượt lên gian khổ, khó khăn, nguy hiểm và nỗi sợ hãi, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 4:

Ngôn ngữ của truyện là ngôn ngữ của nhân vật xưng "tôi" - Phương Định. Cách lựa chọn ngôi kể này làm cho câu chuyện được kể trực tiếp từ người trong cuộc - một cô gái. Điều đó khiến cho lời lẽ kể chuyện hồn nhiên, trẻ trung và giàu nữ tính. Người kể chuyện còn thêm vào những suy nghí, bình luận làm cho câu chuyện không chỉ là sự việc mà là sự việc được suy ngẫm. Nhịp kể của câu chuyện cũng thay đổi. Khi khẩn trương, căng thẳng, khi chậm rãi, sâu lắng. Điều đó cũng góp phần làm cho câu chuyện trở nên linh hoạt, sinh động

Câu 5:

Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là những người sẵn sàng làm nhiệm vụ. Họ là những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định, Nho, chị Thao (Những ngôi sao xa xôi). Họ là những chiến sĩ lái xe lạc quan, dũng cảm. Họ là những chàng trai trên đình Yên Sơn làm nhiệm vụ trên đài khí tượng, lặng lẽ cống hiến cho đất nước những con số về gió, về mây, mưa, góp phần sản xuất và chiến đấu chống máy bay Mĩ (Lặng lẽ Sapa). Họ là cô kĩ sư, là đoàn viên sẵng sàng nhận công tác ở bất cứ nơi đâu.

Thế hệ những người trẻ tuổi đó hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì mà đất nước yêu cầu.

Đó là một thế hệ rất đáng tự hào, rất đáng để cho thanh niên ngày này học tập.

Trong truyện, tác giả sử dụng ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện - cô gái thanh niên xung phong người Hà Nội - tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, trẻ trung và đầy nữ tính. Những câu văn ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỷ niệm của tuổi thiếu niên hồn nhiên, vô tư.

Luyện tập

Câu 1 (trang 122 SGK): Một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

   1,

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phạm Tiến Duật

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Ðã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

1969

   2, Một đoạn thơ trong bài “Tây Tiến” – Quang Dũng

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Câu 2 (trang 122 SGK) : Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện.

   - Phương Định là một có gái có hoàn cảnh sống và chiến đấu rất khó khăn, nguy hiểm.

    -> Phương Định là cô gái Hà Nội vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vào chiến trường, làm nhiệm vụ ở tổ đội trinh sát mặt đường.

    -> Nhiệm vụ của cô: hi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm nom chưa nổ và nếu cần thì phá bom, phải thường xuyên đối mặt với cái chết.

   - Phương Định có vẻ ngoài xinh đẹp: hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổi cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, có cái nhìn xa xăm.

   - Tâm hồn mơ mộng, hồn nhiên, yêu đời:

    -> Phương Định thích ca hát, thích những bài dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng, thích Ca-chiu-sa,…

    -> Vui vẻ trước cơn mưa đá.

   - Tình cảm đồng đội, tình cảm chị em sâu sắc: Phương Định lo lắng và chăm sóc cho Nho khi Nho bị thương.

   - Tinh thần dũng cảm, bản lĩnh, vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ:

    -> Cảnh Phương Định phá bom: cô không hề run sợ khi đối mặt với quả bom chưa nổ.

    -> Cái chết cũng không làm cô run sợ bằng việc không thể châm nổ quả bom.

Ý nghĩa - Nhận xét

    - Về nội dung: Học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm và cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Họ cũng chính là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ác liệt.

    - Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị biểu đạt của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất, cùng cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ trẻ trung và sinh động đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng.

0
0
Nguyễn Thị Thương
07/04/2018 11:14:57

Soạn bài: Những ngôi sao xa xôi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k