Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận về bài thơ "Thuý Kiều"

viết bài văn nghị luận về bài thơ thuý kiều
1 trả lời
Hỏi chi tiết
24
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Nghị luận về bài thơ "Thúy Kiều"**

"Thúy Kiều" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học cổ điển Việt Nam, được sáng tác bởi đại thi hào Nguyễn Du vào thế kỷ 19. Tác phẩm không chỉ là một kiệt tác văn chương, mà còn là bức tranh phản ánh xã hội phong kiến đầy bất công, cũng như là tiếng nói chân thực của con người, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ trong xã hội ấy.

**1. Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm**

Trước hết, "Thúy Kiều" nổi bật với thể thơ lục bát, một thể thơ truyền thống đầy nhạc tính. Cách gieo vần, lấy âm hưởng từ những thanh điệu trong tiếng Việt đã tạo nên sự du dương, êm ái, dễ dàng lôi cuốn người đọc. Hình ảnh và ngôn từ trong tác phẩm được Nguyễn Du sử dụng một cách tinh tế, sinh động. Đặc biệt, nhân vật Thúy Kiều là hình mẫu tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và tài năng. Cô không chỉ xinh đẹp, mà còn thông minh, nhạy cảm, đầy chất thơ. Đoạn mở đầu của tác phẩm đã miêu tả vẻ đẹp hoa lệ của nàng, từ làn da đến tâm hồn, từ đó tạo dựng hình ảnh một người con gái vừa may mắn, vừa bất hạnh.

**2. Thông điệp về thân phận con người**

Bên cạnh vẻ đẹp nghệ thuật, "Thúy Kiều" còn gợi lên những suy tư sâu sắc về thân phận con người, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thúy Kiều, dù tài sắc vẹn toàn, nhưng lại phải chịu đựng những nỗi đau, bất hạnh. Ngay từ khi rời bỏ gia đình để cứu cha, Kiều đã phải đương đầu với nhiều khó khăn, từ cuộc sống bị chà đạp đến những mối tình đầy bi kịch. Tác phẩm thể hiện một cách rõ nét sự bất lực của con người trước số phận, cũng như lên án những bất công của xã hội phong kiến. Kiều mất đi tự do, phải sống trong đau khổ, đây cũng chính là hình ảnh tiêu biểu cho số phận của nhiều người phụ nữ trong xã hội xưa.

**3. Giá trị nhân văn sâu sắc**

"Thúy Kiều" không chỉ đơn thuần là một câu chuyện tình yêu mà còn là một tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc. Qua bi kịch của Thúy Kiều, Nguyễn Du phê phán xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công và áp bức. Tác phẩm cũng tôn vinh tình cảm, lòng trung thành và sự hy sinh, đó là sự khát vọng về tình yêu, hạnh phúc và tự do. Đây là thông điệp vượt thời gian, mang đến cho người đọc những suy ngẫm về cuộc sống, về tình người và giá trị của hạnh phúc.

**4. Tính thời sự và sức sống của tác phẩm**

Chưa bao giờ "Thúy Kiều" trở nên lỗi thời. Tác phẩm vẫn được giảng dạy trong chương trình văn học, vẫn gây xúc động cho nhiều thế hệ người đọc. Khát vọng tự do, tình yêu, và sự công bằng vẫn còn tính thời sự trong bối cảnh xã hội hiện đại. Thúy Kiều đã trở thành biểu tượng cho những người phụ nữ dám đứng lên bảo vệ cuộc đời mình, dám yêu và dám sống, dù phải đối mặt với bao nhiêu gian nan, thử thách.

Theo đó, bài thơ "Thúy Kiều" của Nguyễn Du không chỉ là điển hình của một tác phẩm văn học tuyệt đẹp, mà còn là một tiếng nói mạnh mẽ để chống lại những định kiến xã hội, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Tác phẩm, với tất cả vẻ đẹp và chiều sâu nhân văn của nó, sẽ mãi sống trong lòng người đọc như một biểu tượng cho tình yêu và sự đấu tranh không ngừng nghỉ của con người.
0
0
quả sầu riêng
08/11 12:29:54
+5đ tặng
Nguyễn Du là kiệt xuất trong nền văn học Việt Nam với tác phẩm nổi tiếng “Truyện Kiều”. Đây là thiên truyện bằng thơ kể về cuộc đời bể dâu, sóng gió của kiếp hồng nhan bạc mệnh. Tác phẩm được xem là công trình nghệ thuật ngôn ngữ đồ sộ. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa nhuần nhuyễn và thành công hình ảnh hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

Với cách mở đầu giới thiệu giản dị nhưng mang tính khái quát, ông đã dẫn dụ người đọc đi tìm hiểu vẻ đẹp, tính cách của hai tuyệt sắc giai nhân:

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Bốn câu thơ khiến người đọc đã có thể hình dung được hình ảnh của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều. Mai tượng trưng cho sự thanh nhã, cao sang còn tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như “mai” và “tuyết” thực sự rất tinh tế và đầy ẩn ý.

Ở những câu thơ tiếp theo, bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Du đã vẽ nên vẻ đẹp của Thúy Vân chỉ qua vài đường nét nhưng đủ để người đọc giật mình vì vẻ “quốc sắc thiên hương”:


Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

Chỉ với 4 câu thơ, 4 nét vẽ nhưng Nguyễn Du đã khiến người đọc phải mê mẩn vì vẻ đẹp hiếm có của Thúy Vân. Sự thanh tao, tròn vẹn của thiếu nữ “đến tuổi cập kê” thật khiến người khác ngưỡng mộ. Nụ cười của nàng tươi như hoa, lông mày hình cánh cung nở nang, viên mãn, làn da trắng như tuyết. Một vẻ đẹp tròn vẹn, nhẹ nhàng của Thúy Vân được lột tả qua biên pháp tu từ nhân hóa cùng sự cảm nhận tinh tế của Nguyễn Du. Sự nhẹ nhàng, duyên dáng của Thúy Vân dự báo một tương lai bình lặng, êm đềm của cô mai sau.

Vẻ đẹp của Thúy Vân đã khiến người đọc ngỡ ngàng như thế thì chắc chắn vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến người đọc không thể kìm được lòng. Nguyễn Du đã dùng nghệ thuật đòn bẩy từ việc miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân trước rồi mới đến miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều. Sự tài tình của Nguyễn Du đã tạo nên một kiệt tâc nghệ thuật:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Nguyễn Du chưa hề đề câp đến sắc đẹp của Thúy Kiều, ông chỉ nhấn mạnh cái “hơn” của cô chị trên cái nền của cô em.

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Một vẻ đẹp trên cả tuyệt đối của Thúy Kiều dưới ngòi bút miêu tả xuất chúng của Nguyễn Du. Dường như ông đang vẽ chứ không phải là viết nữa, đây chính là cái tài hiếm có ở Nguyễn Du. Đôi mắt Thúy Kiều trong xanh như làn nước mùa thu, lông mày thanh mảnh như nét núi mùa xuân hiền hòa. Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến thiên nhiên phải “hờn”, phải “ghen”. Nó hoàn toàn đối lập với vẻ đẹp của Thúy Vân chỉ khiến thiên nhiên nhún nhường.

Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều lại khiến cho cuộc đời sau này của cô không hề yên ổn, gặp nhiều sóng gió. Đây chính là sự dự báo của Nguyễn Du cho cuộc đời nhiều cay đắng và nước mắt của Thúy Kiều.

Nguyễn Du đã nhắc đến tài năng của Thúy Kiều bằng những câu thơ:

Thông minh vốn sẵn tính trời


Pha mùi thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung Thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Nếu như tài năng của Thúy Kiều đứng thứ hai thì không có ai là thứ nhất. Thúy Kiều đa tài, cầm kỳ thi họa đều đủ cả. Nhưng liệu rằng cuộc đời của cô mai sau có yên ổn và sung sướng hay không.

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một đoạn trích đẹp và nội dung và đẹp về ngôn từ. Đó chính là thành công của Nguyễn Du khi khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K