Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ của em về việc vứt rác bừa bãi nơi công cộng

3 trả lời
Hỏi chi tiết
367
1
0
Camsamita
12/05/2019 20:09:14
Bài làm
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức thiết đối với toàn nhân loại. Việc vứt rác bừa bãi có ảnh hưởng to lớn đến môi trường sống. Nhưng đây lại là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay, đươc biểu hiện rõ nhất ở những nơi công cộng.
Hiện tượng vứt rác bừa bãi xuất hiện ngày càng nhiều, từ nơi học tập, làm việc cho đến các địa điểm nổi tiếng. Ra ngoài đường phố, ta dễ dàng bắt gặp những người phát tờ quảng cáo. Sẽ không có gì đáng nói nếu như họ không phát một cách tràn lan, bừa bãi, khiến mặt đường chỉ sau vài phút đã tràn ngập giấy rác. Cũng có nhiều người vừa đi đường vừa ăn uống rồi tiện tay vứt vỏ, hộp xuống đường. ngay cả công viên- nơi được coi là có bầu không khí trong lành, giúp con người có những giây phút thư giãn cũng không tránh khỏi nguy cơ ô nhiễm.
Thật đáng buồn khi ta ngồi trên ghế đá và thấy bã kẹo cao su được nhét vào khe, váo mặt sau của ghế. Đến thăm các danh lam thắng cảnh, ta cũng thấy đâu đâu cũng rác tràn ngập. Hồ Gươm, Hồ Tây… rác nổi lềnh bềnh do người dân xả ra, du khách ném xuống, đặc biệt là trong các dịp lề Tết. Sông Tô Lịch mạt nước đen ngồm, bốc mùi hôi hối do giấy rác, thậm chí là xác súc vật mà những người vô ý thức đã ném xuống. Thật khó để tin được con sông ấy xưa kia đã được ca ngợi: “Bên bờ vải nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.” Học sinh chúng ta cũng không ít lần đã từng vứt rác bừa bãi.
Ở trường, lớp các thầy cô giáo nhắc nhở nhưng dường như không có tác dụng hoặc nếu có cũng chỉ thực hiện trong trường, khi ra ngoài xã hộ i- một phạm vi lớn hơn, không ít bạn đã quên mất điều này. Việc vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và đời sống của co người. Sông, hồ vì rác phủ khắp nên không thể chảy được. Nguy hiểm hơn nếu người dân đem xác súc vật ném xuống đố sẽ là mầm mống của nhiều dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Đường phố cũng trở nên mất mĩ quan khi mà nơi đâu cũng thấy rác. Hình ảnh đất nước Việt Nam xinh đẹp sẽ không gây được thiện cảm với bè bạn quốc tế bởi các địa điểm du lịch không có được môt khung cảnh xanh- sạch- đẹp. Còn du khách quốc tế nhiều người vẫn “nói vui”: du lịch Việt nam có bốn chữ “b”: “bụi”, “buồn”, “bám”và nhất là “bẩn”. Điều này cho thấy du lịch Việt Nam đang ngầy càng mất điểm trong mắt thế giới nếu hiện tượng trên vẫn cứ tiếp tục. Không chỉ có vậy, hàng năm nhà nước ta đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ đẻ nạo vét đường cống sau những trận mưa lũ, nước sông tràn vào mang theo rác thải. như vậy vứt rác bừa bãi gây hại đến sức khỏe và thiệt hại về kinh tế.
Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: vứt rác bừa bãi ảnh hưởng xấu như thế vậy tại sao người dân lại vẫn tiếp tục làm. Có lẽ nguyên nhân khách quan là do hệ thống thùng rác chưa được bố trí hợp lí, để tìm được một chiếc thùng rác trên tuyến phố lớn nhiều khi cũng rất khó khăn. Nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức của con người. Đối với các em nhỏ, các em có thể chưa ý thức đươc việc mình làm, các em chỉ bắt chước, làm theo người lớn. Vậy nên không thể phủ nhận ngườ dân Việ Nam chưa có ý thức giữ gìn moi trường. phần lớn đều dùn đâu vứt đấy trong khi thùng rác có thể chỉ cách vài bước chân. Cũng co người luôn giữ trong mình ý nghĩ vị kỉ, chỉ lo giữ cho nhà mình, nơi mình làm việc sạch sẽ, ra ngoài đường thì thẳng tay vứt rác.
Vậy trước thực trạng đáng lo trên, chúng ta cần phải làm gì? Đầu tiên và quan trọng nhất là nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Kĩ năng thức tế, biết áp dụng những điều đã học vào việc giữ gìn môi trường cần được chú trọng hơn là việc học nhiều lí thuyết như hiện nay.Và có lẽ để khắc phục hiện tượng vứt rác bừa bãi các cơ quan chức năng nên đề ra chế tài xử phạt nghiêm khắc như ở nhiều nước bạn, có thế người dâ mới chủ động chấp hành. Tuy nhiên cũng có rất nhiều tín hiệu vui, ngà càng có nhiều chương trình tuyên truyền ý thức được phổ biến, đâu đó trên các con phố ta vẫn thấy thấp thoáng màu áo xanh tình nguyệ đi dọn dẹp đường phố, vớt rác ở sông hồ. Đấy là những hành động đệp mà chúng ta cần noi theo.
Để môi trường trở nên sạch đẹp, xã hội ngày càng văn minh, mỗi người phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với viêc bảo vê môi trường. Ngay từ những hành động nhỏ nhất như ngăn chặn thực trạng vứt rác bừa bãi, ta đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường xung quanh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
HaHa
12/05/2019 20:18:52
Trong thời đại ngày nay, người ta có thể đánh giá phần nào về mức độ phát triển và trình độ văn hóa, văn minh của một quốc gia qua bộ mặt của các đô thị và nếp sống của người dân. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên cho nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kĩ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Điều đáng buồn là ở nước ta, hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra những nơi công cộng, bất kể là đâu. Chỉ có thể gọi đích danh hiện tượng trên là lối sống thiếu văn hóa, văn minh.
Nguyên nhân của nó thì có rất nhiều. Thứ nhất là xuất phát từ lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ rất đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì phải mất công gìn giữ? Rác bẩn, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ ném toẹt ra đường là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận và nguy hại. Bởi thế mới dẫn đến tình trạng rác rưởi tràn ngập đường phố, công viên, sông hồ, kênh rạch…
Nguyên nhân thứ hai là do thói quen xấu đã có từ lâu, khó mà sửa đổi. Người ta tiện tay vứt rác ở bất cứ chỗ nào. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi hoặc vừa đi qua. Thản nhiên, vô tư, chẳng có gì mà phải áy náy (!) Cho nên đến cả những nơi đẹp đẽ như danh lam thắng cảnh hoặc chốn tôn nghiêm như chùa chiền đền miếu… cũng bị biến thành nơi xả rác.
Nguyên nhân thứ ba là những người hay vứt rác bừa bãi không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức, phản văn hóa, văn minh, phá hoại môi trường sống. Việc làm sai trái của họ làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác và ô nhiễm nặng nề. Nếu có dịp đặt chân đến Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách cũng phải bức xúc trước cảnh Hồ Gươm, Hồ Tây đẹp như thế mà lềnh bềnh những rác. Hoặc những phố cổ thâm nghiêm dưới bóng mát của cây xanh, lẽ ra là nơi đi dạo lí tưởng thì vỉa hè cũng ngổn ngang rác rưởi. Bến tàu, bến xe, vườn hoa, công viên… không chỗ nào mà không có rác.
Còn ở thành phố lớn và đông dân nhất nước là thành phố Hồ Chí Minh thì vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Đường thông, hè thoáng. Tệ nạn vứt rác ra đường cũng đã giảm bớt nhưng vẫn đáng lo ngại, nhất là những khu vực chợ búa hoặc khu dân cư lao động. Người ta xả rác thẳng xuống kênh rạch, sông ngòi, xuống đường cống thoát nước, đến nỗi mùa mưa, nước không thoát được, đường biến thành sông, nước bẩn tràn ngược vào nhà, mất vệ sinh vô cùng! Rồi dịch bệnh cũng từ đó mà ra. Chính quyền phải tốn hao bao công sức, tiền của để giải quyết vấn đề nhức nhối này.
Nguyên nhân thứ tư là do việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp. Thái độ tự giác tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp, cao hơn nữa là thành nếp sống văn minh. Bên cạnh đó, việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa nghiêm túc, cho nên chưa đủ sức răn đe.
Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, cần xóa bỏ những tệ nạn tồn tại bấy lâu, trong đó có nạn vứt rác bừa bãi nơi công cộng. Hành vi ích kỉ, thiếu văn hóa ấy đáng phê phán và chấm dứt để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh-sạch-đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
25/05/2019 07:29:23
Một trong những hệ quả của xã hội hiện đại đó là ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường hiện nay trở nên nghiêm trọng như vậy một phần là do hành động xã rác bừa bãi của con người.
Xả rác bừa bãi là hiện tượng vô cùng nhức nhối trong xã hội ngày nay. Nó xảy ra ở khắp mọi nơi, trong công viên, vỉa hè hay thậm chí là ở những di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ở nông thôn, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bãi rác nằm ngổn ngang bên vệ đường, bốc mùi hôi thối và ngập tràn ruồi bọ. Những con sông, con mương vốn trong xanh bỗng thấy có những túi ni lông nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Còn ở thành phố thì sao? Người ta ăn xong một que kem, cái kẹo, uống xong một chai nước thì tiện tay vứt luôn xuống vỉa hè hay lòng đường. Các hàng quán, cơ sở sản xuất không được quản lí chặt chẽ nên lén lút vứt rác xuống cống, rãnh, ao, hồ. Thậm chí, ở một số điểm du lịch, mặc dù đã có biển cấm xả rác, khách du lịch vẫn thản nhiên vứt luôn vỏ kẹo, chai nước xuống, biện hộ rằng mình “lỡ tay”, ỷ lại vào những người làm công tác dọn dẹp, vệ sinh.
Chỉ một hành động thiếu ý thức nhưng lại kéo theo những hậu quả vô cùng nặng nề. Rác không được xử lí sẽ bốc mùi, chất độc hại đó bay vào không khí, ngấm vào đất, nước làm hủy hoại môi trường ở nơi đó. Rác tồn đọng còn làm tắc cống rãnh, ao hồ, gây ngập úng vào mùa mưa lũ, gây mất cảnh quan đô thị. Những bãi rác cũng là nơi trú ẩn của nhiều loài ruồi, muỗi, sinh vật kí sinh, tiềm tàng khả năng lây bệnh cho con người. Hơn nữa, hành động xã rác bừa bãi thể hiện một con người thiếu văn hóa, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Một người vô ý thức cũng kéo theo những người khác có hành vi tương tự.
Hành động xả rác bừa bãi bắt nguồn từ sự thiếu ý thức của chính bản thân con người. Họ không hiểu hết những hậu quả mà xả rác bừa bãi gây ra, đồng thời ỷ lại vào những người có nhiệm vụ dọn dẹp, vệ sinh môi trường. Ở nông thôn, đó còn là vì thiếu cơ sở xử lí rác thải, dẫn đến những bãi rác tự phát không có sự cho phép của chính quyền.
Để chung tay xây dựng một môi trường xanh- sạch- đẹp, chúng ta hãy cùng ngăn ngừa việc xả rác bừa bãi. Mỗi người hãy tự ý thức về hành vi của mình, bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời nhắc nhở nếu thấy người nào có ý định xả rác bừa bãi. Các tổ chức, cơ quan chính quyền cần tuyên truyền cho mọi người hiểu về hậu quả của xả rác bừa bãi cũng như ô nhiễm môi trường, thường xuyên vận động người dân tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh làng xóm. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng những khu xử lí rác thải tân tiến, hiện đại, có đội thu gom để rác không còn tập trung một chỗ. Rác thải nên được phân loại để tái chế, làm phân bón cho cây xanh, hạn chế tối đa việc thải ra môi trường. Đối với những hộ chăn nuôi, làm hầm bio gas là một cách hữu ích để tận dụng chất thải động vật, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.
Vứt rác bừa bãi là một hành động vô ý thức đáng bị phê phán và lên án. Vì thế, để cải thiện môi trường sống xung quanh chúng ta, mỗi người hãy tự tạo lập ý thức vứt rác đúng nơi quy định, cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, không còn rác thải.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k