Đề bài 08: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi chợt nảy ra một ý nghĩ bất ngờ.
- Này các cậu ơi – tôi gọi cho các bạn – ta đổ ki-giắc vào trường đi, đến mùa đông sẽ có nhiều cái đốt sưởi hơn.
- Thế về nhà tay không à? Chà, khôn đấy nhỉ!
- Nhưng ta sẽ quay lại nhặt thêm nữa.
- Thôi muộn mất, về nhà lại phải mắng đấy.
- Và bọn con gái không chờ tôi, cứ rảo cẳng về nhà.
Cho đến nay tôi vẫn không hiểu hôm ấy cái gì xui khiến tôi dám làm một việc như thế. Không biết vì tôi giận các bạn đã không nghe tôi nên cứ muốn làm theo ý mình, hay từ thuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là tôi vẫn thấy muốn làm việc gì để cảm ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp. […] Khi các bạn bỏ tôi lại, tôi chạy trở về trường Đuy-sen, trút bao ki-giắc xuống dưới cửa và cắm đầu chạy men theo các khe rãnh, các hẻm đá ở chân núi nhặt ki-giắc.
Tôi cứ chạy mãi, không còn biết mình đi đâu nữa, như thể vì quá dư sức mà tim tôi sung sướng đập rộn ràng trong lồng ngực, tựa hồ như tôi đã làm nên công trạng gì vô cùng to lớn. Và cả mặt trời cũng biết rõ vì đâu tôi sung sướng đến thế. Phải, tôi tin rằng mặt trời cũng biết vì đâu tôi lại chạy tung tăng nhẹ nhàng như thế. Bởi vì tôi đã làm được một việc nhỏ hữu ích.
Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy dường như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi, mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím. Từng cụm bông lau khô vun vút bay hai bên như những tia lửa lập loè. Mặt trời rọi lửa lên những chiếc cúc mạ bạc trên những tấm áo đầy mụn vá tôi mặc.
Và tôi cứ chạy đi, trong lòng hoan hỉ nói với đất trời, với gió mây: “Hãy nhìn tôi đây! Hãy nhìn xem tôi đang kiêu hãnh chừng nào! Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường và sẽ dẫn các bạn khác đến!...”
(Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp, Gia-mi-li-a (Jaymilya) – Truyện núi đồi và thảo nguyên, Phạm Mạnh Hùng – Nguyễn Ngọc Bằng – Cao Xuân Hạo – Bồ Xuân Tiền dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2019, tr. 369-371)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, vì sao nhân vật “tôi” (An-tư-nai) quyết định trút lại bao ki-giắc ở trường Đuy-sen?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
“Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy dường như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi, mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím. Từng cụm bông lau khô vun vút bay hai bên như những tia lửa lập loè.”
Câu 4. Xác định và nêu ý nghĩa của phó từ được sử dụng trong câu văn sau:
“Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường và sẽ dẫn các bạn khác đến!”
Câu 5. Nêu những suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nai sau khi trút lại bao ki-giắc ở trường. Theo em, điều gì khiến An-tư-nai có cảm xúc như vậy?
Câu 6. Dựa vào các chi tiết miêu tả hành động, cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai trong đoạn trích trên, hãy khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là miêu tả và biểu cảm. Tác giả sử dụng miêu tả để tái hiện hành động và khung cảnh xung quanh nhân vật, kết hợp với biểu cảm để thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi".
Câu 2. Nhân vật “tôi” (An-tư-nai) quyết định trút lại bao ki-giắc ở trường Đuy-sen vì muốn thực hiện một hành động có ích để đền đáp sự cảm ơn đối với người đã giúp đỡ và sưởi ấm lòng mình. Hành động này mang tính biểu tượng, thể hiện sự trưởng thành và sự quyết tâm của An-tư-nai.
Câu 3. Biện pháp tu từ trong đoạn văn là nhân hóa: "Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy dường như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi."
Câu 4. Phó từ được sử dụng trong câu: "Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường và sẽ dẫn các bạn khác đến!" là "sẽ".
Câu 5. Sau khi trút lại bao ki-giắc ở trường, An-tư-nai cảm thấy rất hạnh phúc, sung sướng, và tự hào. Cảm xúc này xuất phát từ việc An-tư-nai đã thực hiện một hành động có ích, một việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn lao đối với bản thân và người khác. Hơn nữa, niềm vui đó còn xuất phát từ sự tin tưởng vào bản thân và một niềm tin vào sự trưởng thành của mình.
Câu 6. Tính cách của An-tư-nai là trưởng thành, quyết tâm và có trách nhiệm. Mặc dù còn trẻ nhưng An-tư-nai đã thể hiện sự ý thức về hành động của mình và muốn làm việc có ích, biết đền đáp những gì đã nhận được. Đồng thời, An-tư-nai còn có sự tự tin, kiêu hãnh và khát vọng về tương lai khi quyết tâm học hành và dẫn dắt bạn bè đến trường.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |