Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn nêu cảm xúc về bài thơ "mẹ tôi"

Viết một đoạn văn nêu cảm xúc về bài thơ "mẹ tôi"
4 trả lời
Hỏi chi tiết
16
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Mẹ tôi" của tác giả Tế Hanh đã khắc họa một bức tranh đẹp lung linh về hình ảnh người mẹ trong tâm hồn mỗi người con. Khi đọc bài thơ, tôi cảm nhận được những xúc cảm dạt dào, nâng niu và trân trọng. Những hình ảnh cụ thể như "mái tóc bạc" hay "đôi bàn tay thô ráp" không chỉ thể hiện sự lam lũ, vất vả của người mẹ mà còn gợi lên tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho con. Lời thơ nhẹ nhàng nhưng sâu lắng giống như tiếng lòng của mỗi người con, nhắc nhở chúng ta về những hi sinh thầm lặng mà mẹ đã dành cho, từ những bữa cơm giản dị cho đến những giấc ngủ không trọn vẹn. Cảm xúc trong bài thơ tràn đầy nỗi nhớ, lòng biết ơn và trân trọng, khiến tôi không khỏi bồi hồi, suy ngẫm về tình mẫu tử thiêng liêng và sợi dây gắn bó bền chặt giữa mẹ và con.
1
0
Ancolie
2 giờ trước
+5đ tặng

Trong cuộc sống, có lẽ tình mẹ là vĩ đại thiêng liêng nhất, vĩ đại nhất trong tin mỗi người con. Lời thơ xúc động, chân thành đã khơi gợi lên trong tâm thức mỗi người con vềhình bóng mẹ dấu yêu. Mẹ đã cả đời hi sinh vì con.Mẹ đã nuôi con lớn bằng chính dòng sữa ngọt ngào của tình mẹ. Mẹ đã lam lũ, vất vả, héo hon, cả đời tần tảo vì con vì chồng. Mẹ thức khuya dậy sớm, mẹ tảo tần với vườn rau, đàn gà. Mẹ sắm quần áo mới cho con một năm đến vài lần nhưng mẹ thì năm này qua năm khác vẫn chiếc áo bạc màu, sờn vai. Mẹ thường nhắc con phải ăn nhiều, ăn đủ chất mới chóng lớn, còn mẹ thì hết ngưỡng cao, ngưỡng lớn rồi nên ăn gì cũng xong. Mẹ chăm con từ miếng ăn đến giấc ngủ. Mẹ dạy con từ kiến thức trường học đến kĩ năng trường đời. Con khôn lớn, dựng xây cuộc đời, hạnh phúc ấm êm là nhờ công mẹ nuôi lớn dạy khôn. Mỗi mùa Vu lan là con lại nhớ đến mẹ, hình ảnh mẹ với áo nâu sờn vai trong suốt những tháng năm tuổi nhỏ của tôi. Mẹ đã khuất xa nhưng trong sâu thẳm trái tim con, con vẫn khắc sâu hình bóng mẹ. Một đời tri ân công cha sinh, mẹ dưỡng.​Bài thơ ca ngợi công sinh thành, dưỡng dục của mẹ với con. Đạo làm con, chúng ta hãy luôn khắc ghi công ơn trời biển của cha mẹ; hãy luôn sống trọn chữ hiếu với bậc sinh thành.Bài thơ cũng là lời nhắn nhủ đến những ai còn có cha mẹ: Ở bên cạnh cha mẹ; hãy trân trọng tình cảm gia đình. Hãy nâng niu tổ ấm đang có!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
bảo hân
2 giờ trước
+4đ tặng
Bài thơ "Mẹ tôi" của tác giả Tố Hữu đã chạm đến trái tim tôi bởi những cảm xúc giản dị nhưng sâu sắc về tình mẹ. Mẹ là hình ảnh vĩ đại, gần gũi và thiêng liêng trong mỗi con người, là người đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta bằng tình yêu vô bờ bến. Đọc bài thơ, tôi cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương từ những câu chữ giản dị mà tác giả gửi gắm. Tình mẹ không chỉ là sự hy sinh thầm lặng, mà còn là nguồn sức mạnh, là điểm tựa vững chắc để mỗi đứa con vững bước trên con đường đời. Hình ảnh mẹ hiện lên trong bài thơ là một biểu tượng của tình yêu, của sự kiên cường và của những nỗi vất vả mà mẹ không bao giờ kể. Mẹ là người không chỉ dạy cho con cách sống, mà còn là người mang đến cho con niềm tin và hy vọng. Những dòng thơ ấy khiến tôi cảm thấy yêu thương mẹ hơn bao giờ hết, và cũng khiến tôi thêm trân trọng những khoảnh khắc bên mẹ trong cuộc sống này.
1
0
Little Wolf
2 giờ trước
+3đ tặng

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn “Mẹ tôi” của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.

Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú lá thư này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt.

Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình. Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.

Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn mẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng.

Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con: “Khi đã trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó...”

Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất trong bức thư. Người bố viết cho con trai mình nhưng cũng chính là viết cho bao người con khác trong cuộc đời. Đến lúc trưởng thành, các con dần dần xa mẹ, nhưng trong cách nghĩ của mẹ thì; Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ, Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên). Mẹ vẫn âm thầm dõi theo từng bước trên đường kiếm sống và tạo dựng sự nghiệp của con. Lúc con gặp sóng gió thì lòng mẹ là bến đậu an lành nhất. Một lời chia sẻ, động viên, khuyên nhủ chí tình của mẹ sẽ làm cho tâm hồn con thanh thản lại. Hiểu rõ điều đó nên người bố khẳng định sự thiệt thòi và đau khổ nhất trong cuộc đời của một con người là không còn mẹ.

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.

Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình: Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bô sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.

Giọng văn ở đoạn này dịu dàng, tha thiết, lắng sâu. Người cha lấy cái lí để phê phán và lấy cái tình để khuyên nhủ, dạy dỗ, khiến đứa con không thể không thấm thía. En-ri-cô xúc động thật sự vì nội dung bức thư của bố. Cậu kính yêu cha mẹ vô cùng nên đã rất ân hận về lỗi lầm của mình.

Tại sao người bố không trực tiếp dạy bảo con mà lại dùng hình thức viết thư? Bởi vì có những điều tế nhị và phức tạp của tình cảm khó có thể nói ra bằng lời. Hơn nữa, viết thư tuy là cách giao tiếp gián tiếp nhưng lại có tác dụng rất lớn. Nó vừa thể hiện được mục đích của người viết, vừa không làm cho người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm.. Đây chính là bài học về cách ứng xử khéo léo trong quan hệ gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung.

Bài văn đề cập đến khía cạnh quan trọng của đạo làm con. Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người.

Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước.

0
0
khủng long xanh
2 giờ trước
+2đ tặng
Bài thơ Mẹ tôi của tác giả Phạm Văn Ngoạn là một bài thơ hay và xúc động về vai trò của người mẹ, của người phụ nữ trong gia đình trong xã hội xưa. Hình ảnh của người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp của đức hy sinh, tần tảo và lam lũ trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho văn học. Bài thơ Mẹ tôi với giọng thơ nhẹ nhàng, truyền cảm hứng và chất chứa đầy chất trữ tình đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng. Hình ảnh mô típ quen thuộc miêu tả người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là "con cò lặn lội bờ sông" đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Trong văn học, hình ảnh con cò là hình ảnh đại diện cho người phụ nữ cần mẫn, một nắng hai sương, chăm chỉ, tần tảo vì gia đình của mình. Câu thơ "Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con" đã khẳng định được trách nhiệm gánh vác to lớn trên vai người phụ nữ là cả gia đình, là chồng con. Hai câu thơ tiếp theo khiến cho em xúc động vì sự hy sinh, vất vả của những người phụ nữ "Tháng năm thân mẹ hao mòn/Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy". Từ láy gợi hình "héo hon" đã tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc cho hình ảnh lao động cực nhọc của người phụ nữ. Vì lao động vất vả, cực nhọc, những người mẹ đã hy sinh tuổi thanh xuân của chính bản thân mình. Đối với người con, công lao của mẹ là công lao to lớn, trời biển chẳng có gì có thể đong đếm được. "Cho con cuộc sống hàng ngày/Dạy con khôn lớn dựng xây cuộc đời" đã khẳng định được tầm quan trọng và vai trò của mẹ trong việc dạy bảo các con, nuôi dưỡng các con khôn lớn. Những câu thơ cuối đã cho thấy được lòng biết ơn, tình cảm xúc động chan chứa của người con dành cho mẹ của mình. Người con xúc động nhớ về mẹ và thể hiện sự tiếc nuối khi chưa thể đền đáp công ơn dưỡng dục của mẹ dành cho mình "Lẽ thường, nước mắt chảy xuôi/ Vu Lan nhớ mẹ, con ngồi lệ tuôn/Biển khơi nhờ có nước nguồn/Phận con chưa kịp đền ơn cao dầy". Cuối cùng là những dòng thơ thể hiện sự tưởng nhớ đến người mẹ đã mất của người con. Người con hứa sẽ mãi mãi ghi nhớ công ơn cha mẹ dành cho mình "Cửu tuyền, mẹ hãy ngậm cười/Cha sinh, mẹ dưỡng một đời tri ân". Tóm lại, bài thơ Mẹ tôi của tác giả Phạm Văn Ngoạn đã để lại trong em nhiều ấn tượng và cảm xúc xúc động tốt đẹp. Em cảm nhận được vai trò quan trọng của mẹ và biết ơn công lao, vất vả, hy sinh, nhọc nhằn của mẹ. Đồng thời, em cũng thấy được sự vất vả, hy sinh, tần tảo của những người phụ nữ đối với gia đình trong xã hội phong kiến xưa. Rút gọn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k