Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích bài thơ " Vịnh đời người "

viết bài văn phân tích bài thơ vịnh đời người 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
11
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Phân Tích Bài Thơ "Vịnh Đời Người"**

"Vịnh đời người" là một tác phẩm nổi bật trong nền thơ ca Việt Nam, thể hiện tâm tư, suy nghĩ của tác giả về cuộc đời con người. Bài thơ không chỉ đơn thuần là một bức tranh miêu tả mà còn mang trong mình những triết lý sâu sắc về sự sống, cái đẹp và nỗi khổ của đời người.

Ngay từ nhan đề "Vịnh đời người", tác giả đã gợi mở cho người đọc một không gian rộng lớn để khám phá về cuộc đời. Từ "vịnh" cho thấy sự trân trọng, ngợi ca nhưng đồng thời cũng có chút châm biếm, mỉa mai. Qua đó, ta thấy được sự đa chiều trong quan điểm của tác giả về cuộc sống.

**Nội dung chính của bài thơ**

Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh ẩn dụ sinh động thể hiện sự hạnh phúc và niềm vui của cuộc sống. Sống trong thế gian, mỗi con người đều mang trong mình những ước mơ, khát khao và hoài bão. Tuy nhiên, tác giả cũng không quên nhắc đến những nỗi đau, khổ ải mà con người phải đối mặt. Qua đó, tác giả muốn khẳng định rằng cuộc đời không chỉ có niềm vui mà còn lẫn trong đó là những chông chênh, những mất mát.

**Sự đối lập trong cuộc sống**

Đi sâu hơn vào bài thơ, ta có thể nhận thấy những mảng màu đối lập trong cuộc sống của con người. Hạnh phúc và đau khổ, thành công và thất bại, ánh sáng và bóng tối luôn song hành. Điều này khiến người đọc nhận thức rõ hơn về bản chất của đời người: luôn biến động, không ngừng thay đổi. Tác giả đã khéo léo sử dụng những biện pháp tu từ như phép đối lập, phép so sánh để làm nổi bật hai mảng tối sáng này.

**Điểm mạnh của bài thơ**

Một trong những điểm mạnh của bài thơ là khả năng gợi cảm và sự tinh tế trong ngôn ngữ. Những hình ảnh thơ được tác giả sử dụng vô cùng phong phú và sinh động. Đôi khi, chỉ bằng vài câu thơ ngắn, tác giả đã có thể khắc họa một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống. Qua đó, người đọc không chỉ cảm nhận được nỗi buồn man mác mà còn thấy được sự kiên cường, bền bỉ của con người trong cuộc sống.

**Kết luận**

Tóm lại, bài thơ "Vịnh đời người" không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đơn thuần mà còn là một bài học sâu sắc về cuộc sống. Nó thôi thúc chúng ta suy nghĩ về giá trị thực sự của đời người, về những điều mà ta đang có, và cả những gì ta cần phải vượt qua. Thông qua những vần thơ, tác giả đã gửi gắm một thông điệp mạnh mẽ: cuộc đời là một hành trình đầy thách thức nhưng cũng tràn ngập hy vọng và ước mơ. Chính sự đa dạng và phức tạp của cuộc sống đã tạo nên vẻ đẹp riêng, khiến cho mỗi chúng ta đều có lý do để sống và cống hiến.
0
0
QMHieu
hôm qua
+5đ tặng

Mùa thu từ xưa tới nay luôn là nguồn cảm hứng vô tận trong các tác phẩm thi ca, nhạc họa. Mùa thu mang vẻ đẹp tinh tế, uyển chuyển, lúc mơ màng, lúc lại buồn man mác, khơi gợi nhiều cảm xúc vi diệu trong tâm hồn con người. Nguyễn Khuyến cũng không ngoại lệ, với chùm thơ về mùa thu rất nổi tiếng gồm "Thu điếu," "Thu vịnh," và "Thu ẩm," nói về ba thú vui khi mùa thu tới. Trong đó, "Thu vịnh" được xem là bài thơ mang nhiều nét thi vị đậm đà về cảnh sắc mùa thu nơi làng quê, thôn dã đầy giản dị và hồn hậu.

"Thu vịnh" có nghĩa là ngâm vịnh, ca tụng mùa thu. Tuy có quan niệm cho rằng nên hiểu là tác giả đang trầm ngâm ngắm mùa thu mà làm thơ, nhưng điều này chưa hoàn toàn chính xác. Bài thơ là những vần thơ bay bổng, mới nghe tưởng chừng chỉ đơn giản tả về mùa thu, nhưng đọc kỹ lại thấy nó chứa đựng nhiều nỗi niềm tâm sự của một con người yêu nước, thương dân.

Khung cảnh mùa thu mở ra qua hai câu thơ:

"Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu."

Mùa thu hiện ra trong trẻo, khoáng đạt với hình ảnh bầu trời xanh ngắt, cao vời vợi. Thi nhân vẽ vào đó một cần trúc "lơ phơ," mềm mại, uyển chuyển trong cái gió se lạnh "hắt hiu." "Trời thu xanh ngắt" như chính tình cảm sâu đậm của nhà thơ dành cho mùa thu quê hương, một mùa thu xứ Bắc với nét riêng là "cần trúc lơ phơ," mềm mại nhưng không yếu đuối như liễu. Giọng thơ nhẹ nhàng, vương chút buồn man mác ở hai chữ "hắt hiu," phải chăng thi nhân có điều gì phiền lòng?

"Nước biếc trông như tảng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào."

Trên đã có "trời xanh," dưới lại có "nước biếc," cả hai đều mang một màu xanh trong trẻo, dịu dàng. Đôi khi người đọc không nắm rõ nghệ thuật "đảo trang" trong thơ ca, dẫn đến hiểu lầm hoặc không rõ nghĩa câu thơ này. Ý thơ là làn sương tựa khói đang là đà phủ trên mặt nước biếc. Chữ "biếc" không hẳn chỉ màu nước thật, mà có thể là tưởng tượng của nhà thơ để tạo âm vần. Tương tự, chữ "thưa" cũng được dùng với mục đích này. Tác giả tinh tế lướt qua hai khoảng thời gian sáng và tối, ban ngày thấy trời xanh, nước biếc; ban đêm thấy cảnh ánh trăng dịu nhẹ len lỏi từng song cửa. Trăng và mùa thu thường song hành trong thơ ca, và trăng còn là bạn tri kỷ của thi nhân, đêm khuya thanh vắng làm bạn với trăng, ngắm trăng làm thơ là một thú vui tao nhã. Nhờ ánh trăng, mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến có thêm chút mộng mơ, lãng mạn, thanh tao, nhã nhặn.

"Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?"

Cụm từ "hoa năm ngoái" có lẽ không nên hiểu là hoa nở từ năm ngoái mà thể hiện tâm trạng hoài niệm quá khứ của tác giả. Quá khứ ngọt ngào như những đóa hoa trước giậu, khiến tác giả ngậm ngùi nhớ về. Không gian trầm tĩnh, lắng đọng bị xáo động bởi tiếng ngỗng trời, bừng tỉnh tâm hồn thi sĩ và không gian mùa thu thanh bình, mang lại chút âm điệu đơn bạc, giải tỏa nỗi vắng lặng, tịch liêu.

Hai câu cuối bộc lộ tâm trạng nhà thơ rõ hơn:

"Nhân hứng cũng vừa toan cất bút

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào."

Giữa khung cảnh trời thu đẹp và lãng mạn, thi nhân nào cũng rung động, muốn cất bút làm thơ. Nhưng Nguyễn Khuyến lại "thẹn với ông Đào" - Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), nhà thơ nổi tiếng thời Lục Triều (Trung Quốc). Ông tài giỏi, đỗ tiến sĩ, ra làm quan nhưng chán ghét quan trường bẩn thỉu, nên lui về ẩn dật. Nguyễn Khuyến "thẹn" vì thiếu khí tiết của bậc quân tử như Đào Tiềm. Đào Tiềm từ quan dứt khoát, sống thanh tao, còn Nguyễn Khuyến không thể từ bỏ công danh, phải làm quan dưới thời Pháp thuộc. Khi từ quan, ông vẫn ân hận vì làm quan buổi rối ren, nhục nhã. Chính vì điều này mà chữ "thẹn" cuối bài trở nên sâu sắc. Nhưng cũng nhờ những câu thơ tỏ lòng này, ta mới thấy được nhân cách cao cả, tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến - người không trốn tránh sự thật, sẵn sàng thừa nhận lỗi lầm để tự vấn và tha thứ cho mình, người đáng trân trọng biết bao.

"Thu vịnh" là bài thơ hay và đặc sắc, mang đậm hương vị mùa thu miền quê Việt Nam. Những câu thơ chậm rãi, suy tư, có chút lạ lùng và khó hiểu, mang đến cảm nhận mới về mùa thu trong tâm hồn thi sĩ. Qua những câu thơ bộc bạch, ta thấu hiểu hơn nỗi lòng của tác giả, nỗi hổ thẹn cũng là niềm yêu nước, thương dân ẩn sâu trong tâm hồn Nguyễn Khuyến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Little Wolf
hôm qua
+4đ tặng

Vào khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX, trên văn đàn Việt Nam đã dần dần có một sự trưởng thành mới. Thi ca giờ đây của Việt Nam không còn bị lệ thuộc vào những quy ước khắt khe của Nho gia rằng tất cả nhà thơ không được bộc lộ cái tài một cách tự do. Bước vào giai đoạn này, mỗi thi sĩ lại hiện diện trên văn đàn với một tư thế rất riêng, của riêng mình. Cũng bởi vì cái riêng này, họ - thi sĩ thời đại mới – đã có những định nghĩa rất khác về thơ. Nếu Xuân Diệu cho rằng

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”

thì Hàn Mặc Tử lại nói: “Thi sĩ là người gánh trên vai cả nỗi đau nhân loại”. Câu hỏi đặt ra rằng “nỗi đau nhân loại” đó là gì? Có thể là nỗi phiền muộn “tương tư” như Nguyễn Bính chăng? Hay là tư thế “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” của Huy Cận? Bên cạnh những nỗi đau trên, Hồ Chí Minh cũng đã “vô tình” thêm vào “nỗi đau nhân loại” kia một góc nhìn rất khác. Đó là góc nhìn vào cái xấu xa, thối nát của xã hội. Không còn chỉ là gói gọn trong “vòng trời đất dọc ngang ngang dọc” của đất Việt mà đã chạm đến cái mục cửa của xã hội Trung Quốc do chính quyền Tưởng Giới Thạch đứng đầu lúc bấy giờ. Tuy rằng “ngâm thơ ta vốn không ham” nhưng nếu là con người thì Hồ Chí Minh lại thờ ơ với những gì chướng tai gai mắt thế sao? Chỉ gói gọn trong bài thơ “Lai Tân”, tác giả đã nhẹ nhàng nhưng lại đả kích sâu cay một xã hội

“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh

Chong đèn, huyện trưởng làm công việc

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Vì là người tù của chế độ Tưởng Giới Thạch nên không có gì khó hiểu khi tác giả lại vẽ ra một bức tranh hiện thực sắc sảo đến thế. Khi lược đọc qua bài thơ, người ta sẽ dễ dàng nhận thấy một nghịch lý – một nghịch lý rất lớn. Đúng rằng không thể phủ nhận được trong thi ca không được có những nghịch lý. Thi ca vẫn được quyền có những nghịch lý. Những nghịch lý đó đôi khi là cảnh “Hầu trời” của Tản Đà hay làm sao có thể được khi Xuân Diệu lại muốn “cắn” vào “xuân hồng”. Tuy là nghịch lý đấy nhưng tất cả đều mang trong mình một nét dễ thương của con người “ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Nghĩa là tuy nghịch lý về vật chất nhưng lại hợp lý trong tâm khảm.

Cái nghịch lý ở đây mà Hồ Chí Minh đặt ra cũng thế. Cái nghịch lý này giờ đây đã kèm theo chút nóng giận, bực tức. Làm sao có thể được khi một xã hội “ban trưởng chuyên đánh bạc”, “cảnh trưởng” lại “kiếm ăn quanh” mà “trời đất Lai Tân vẫn thái bình”? Quả thật, nếu như định nghĩa rằng “ban trưởng” là người trông coi nhà lao và “cảnh trưởng” là những người có nhiệm vụ giải tù nhân. Tất cả họ dường như đều chung một công việc là giáo dục tù nhân, giúp tù nhân tốt hơn. Nhưng thực tế thì không phải vậy.

Trong cái nghịch lý chủ đạo đã trình bày thì lại đâu đó nhen nhóm lên những nghịch lý khác. Chính là tại sao trong tù lại có cái nạn đánh bạc? Vẫn biết rằng chính xã hội lúc bấy giờ bên Trung Quốc thì món đánh bạc bị luật cấm. Nếu như anh đánh bạc thì không những anh, mà cả vợ con anh cũng bị liên lụy; còn riêng anh, anh phải đi tù. Đó là một thực tế và thực tế này đã được Hồ Chí Minh phác lại qua một lời ăn năn, hối tiếc của tên tù cờ bạc:

“Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội

Trong tù đánh bạc được công khai

Bị tù con bạc ăn năn mãi

Sao trước không vô quắt chốn này?”

Chính bài thơ trên đã vẽ ra rất khéo sự lạm quyền đến khốn nạn của chế độ lúc đó. “Con bạc” kia bị tù là đáng rồi, thích đáng cho việc hắn làm. Nhưng làm sao có thể im lặng được khi cái kẻ bắt mình vì tội đánh bạc thì chính y cũng đánh bạc. Thế là cả cai tù và phạm nhân đều là tòng phạm. Cùng đánh bạc với nhau cả thôi, nếu tôi có tội thì anh cũng chẳng thoát; thế mà lấy cái tư cách gì mà anh bắt tôi? Quả đúng như thế, vị quan kia không có tư cách để “bắt tội” nhưng hắn có quyền. Hắn có quyền, cái quyền mà chế độ Tưởng Giới Thạch đã “ban tặng” cho hắn. Và rồi cái nghịch lý ở đây là nhà lao giờ đây đã bị biến thành sòng bạc “được công khai”. Tại đây, ngay cái nơi mà tù nhân ước gì mình đừng vô đây lại được cấp giấy phép đánh bạc. Ngay cả đến “con bạc ăn năn mãi”: thà lúc trước vào đây đánh bạc để khỏi bị kết tội. Nực cười chăng? Cũng có thể. Chua cay chăng? Cũng có thể. Đau đớn chăng? Cũng có thể. Cái nhà tù Tưởng Giới Thạch là thế đấy!

Và rồi, không chỉ có nạn đánh bạc vậy đâu mà nơi đây còn bị Hồ Chí Minh chụp ảnh lại:

“Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh”.

Lại thêm cái nạn hối lộ. Đã quá đong đầy những sự thối nát, mục cửa của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Khi bước vào lao tù, phạm nhân luôn ý thức rằng này đây mình sẽ bị đánh, bị đối xử có thể thậm chí như một súc vật. Biết là thế nhưng nếu với ý nghĩa nhà tù là nơi cải tạo phạm nhân thì lại sao có cái tình trạng hối lộ? Nghịch lý! Ở một bài thơ khác, tác giả cũng đã khắc lại cái trớ trêu, cái khốn nạn của thói ăn hối lộ này một cách rất chân thực:

“Mới đến nhà lao phải nộp tiền

Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên

Nếu anh không có tiền đem nộp

Mỗi bước anh đi một bước phiền”

Thì ra cái thói ăn hối lộ là một “lệ thường”. Bây giờ đã rõ đến tận gốc rễ của sự việc. “Cảnh trưởng” dường như có được cái quyền làm cho “mỗi bước anh đi một bước phiền” nếu như tù nhân không có “năm mươi nguyên” đem nộp. Ở nơi “tối tăm mù mịt ấy”, tác giả đã thấy, đã chua xót, đã cay đắng vì cái nghịch lý khốn nạn, trớ trêu này. Dường như tác giả đang tìm một sự hợp lý nào đó.

“Chong đèn, huyện trưởng làm công việc”

Tưởng chừng như “huyện trưởng” là một vị quan rất lo cho dân, rất thương dân nên khi đêm đã về, vạn vật như chìm đắm trong giấc mộng thì ông lại “thiêu đăng” để làm việc. Điều này thật là quý hóa! Nhưng câu hỏi đặt ra nếu như ông ta lo lắng cho dân, cho nước như thế thì tại sao cấp dưới của ông ta lại xảy ra, xuất hiện những thói đời như thế. Phải chăng ông là người có tài nhưng lại bất lực; hay ông cố tình cho qua và “cho phép” cấp dưới được quyền như thế? Vấn đề đặt ra tiếp theo rằng phải chăng “huyện trưởng” đã được cấp dưới đút lót? Đó quả là một câu hỏi lớn - một câu hỏi phải để cho chính chế độ đó trả lời. Một mặt khác, nếu như đánh đồng những đối tượng trong ba câu thơ đầu thì có lẽ “huyện trưởng” hằng đêm “thiêu đăng” để hút thuốc phiện. Không phải một cách cường điệu mà ghép hết tội này đến tội khác cho ông; nhưng dù có cố tìm một lý do chính đáng cho những hành động giữa đêm như thế trong bối cảnh này cũng là khó khăn.

Chỉ cần lướt qua ba câu thơ đầu của “Lai Tân”, người đọc đã có thể thấy đó như một thước phim mà tác giả đang cố tái hiện lại một cách chân thực. Thước phim này chiếu lại một bộ máy cai trị ở Lai Tân gồm “ban trưởng”, “cảnh trưởng”, “huyện trưởng” với những việc làm xem ra là bình thường trong cái xã hội bấy giờ. Bình thường đến mức tầm thường! Thực tế là vậy. Một điều minh nhiên rằng cái xã hội đó sẽ không “thái bình”. Nhưng đến câu cuối bài thơ, với tất cả những sự việc như thế mà tác giả lại kết luận rằng:

“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Dường như là dửng dưng và vô cùng nghịch lý. Tuy là thế nhưng tác giả đã đả kích một cách nhẹ nhàng nhưng lại thấm thía. Nhãn tự “thái bình” đồng thời vừa vạch ra một nghịch lý, vừa vẽ ra một hợp lý mang “phong cách” Tưởng Giới Thạch. Phải chăng “thái bình” là do được sự đồng lòng nhất quán từ “cảnh trưởng”, “ban trưởng” đến “huyện trưởng”. Tất cả đều như nhau, cũng thối nát, mục rữa. Lại thêm với nhãn tự “thái bình”, tác giả dường như đang khẳng định rằng tình trạng của chế độ thống trị xã hội Trung Quốc bấy giờ vẫn xảy ra bình thường, không có gì phải lạ cả, thậm chí điều đó gần như là bản chất của guồng máy cai trị ở đây. Chỉ cần như thế thôi, tác giả đã mỉa mai châm biếm cái xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch đó một cách sâu sắc đến vậy. Sâu sắc là bởi thi nhân đã nhìn thấy vào trong cái sự thật đã được che đậy bằng bề mặt giả tạo của bộ máy cai trị này.

Hồ Chí Minh dường như đã thật sự trở thành một thi sĩ vì tác giả đã “gánh trên vai cả nỗi đau nhân loại”. Thi nhân vừa thương vừa đả kích mạnh mẽ. Bút pháp châm biếm nhẹ nhàng mà thấm thía cùng nhãn tự “thái bình” đặc biệt xen giữa nhịp thơ 4/3 đã giúp thi sĩ hoàn thành “Lai Tân”. Rất chính đáng, vô lý nhưng lại có lý hết lời!

Han Ngoc
sai rùi ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k