Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn khoảng (6-8câu) cho biết là con người Việt Nam em suy nghĩ như thế nào về nguồn gốc dân tộc

Viết đoạn văn ngắn khoảng (6-8câu) cho biết là con người Việt Nam em suy nghĩ như thế nào về nguồn gốc dân tộc qua truyền thuyết con Rồng cháu Tiên
 
4 trả lời
Hỏi chi tiết
278
0
1
Anh Đỗ
05/11/2019 20:46:28
- Chào bác, bác có thể cho biết câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” có ý nghĩa như thế nào trong việc giải thích cội nguồn dân tộc Việt?
Nhà sử học Dương Trung Quốc - Mọi quốc gia đều có nhu cầu thấu hiểu về nguồn gốc của mình. Đây là nhân tố cần thiết để gắn kết đồng loại. “Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm, vì lý giải chúng ta là ai, cái gốc rễ sâu xa của chúng ta là gì. Bắt nguồn là một truyền thuyết “nằm trong dân”, câu chuyện đã thực sự đi vào bộ “Đại Việt Sử Kí Toàn Thư”.
Vào thế kỉ XV, sau khi vừa kết thúc 20 năm đô hộ giặc Minh với chính sách đồng hóa, ghi nhận lại câu chuyện lý giải nguồn gốc, dân ta muốn chứng minh dân tộc ta có cội nguồn, có nền tảng văn minh, chứ không phải là một bộ phận của quốc gia nào khác.
- Điều này có nghĩa “Con Rồng cháu Tiên” vẫn luôn tồn tại giá trị lịch sử, chứ không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết, thần thoại.
- Vậy ngay từ khi còn nhỏ, nếu có niềm tin vào dòng dõi Tiên Rồng, mỗi chúng ta sẽ nhận được những gì?
- Việc tồn tại chung một niềm tin chúng ta dù già trẻ lớn bé đều là “Con Rồng cháu Tiên”, chung một cội nguồn, các giá trị cốt lõi của dân tộc sẽ được trân quý một cách bền vững. Đó là lòng tự hào về dân tộc Việt duy nhất, hậu duệ của dòng dõi Lạc Rồng.
Là lòng tri ân, biết ơn những người đã tạo nên hình hài đất nước. Là tình yêu thương, sự gắn kết với những người “đồng bào”, cùng sinh ra từ bọc trăm trứng Rồng Tiên. Là ý thức về đất nước mình vừa có rừng, có biển - những tài nguyên, không gian sống mà con người phấn đấu, bảo vệ.
Nghệ thuật hoá những câu chuyện truyền thuyết
- “Con Rồng cháu Tiên” có ý nghĩa như thế, nhưng dường như người Việt ta đều có một xúc cảm rất mơ hồ với câu chuyện này. Vì sao lại có sự thờ ơ như vậy và vấn đề thực sự ở đâu, thưa bác?
- Theo tôi, chúng ta không nên trách họ. Mà nên trách chúng ta, những người có trách nhiệm phải làm mọi người cùng chung suy nghĩ. Trong bối cảnh nhiều thay đổi, việc lựa chọn của các thế hệ trẻ chỉ nên xem là sản phẩm của thời đại. Nhưng tôi tin lúc nào đó các bạn sẽ nhận ra giá trị cội nguồn.
Để các bạn ấy nhận ra mỗi người chúng ta cần nỗ lực quảng bá, thuyết phục nhiều hơn. “Con Rồng cháu Tiên” chỉ là một truyền thuyết đơn sơ, nếu muốn trở thành công trình nghệ thuật giá trị thì cần có cách tiếp cận khác. Việc chưa được khai thác nhiều, chưa nhiều người quan tâm, chưa đủ năng lực sáng tạo là vấn đề của chúng ta.
Cho nên cần cố gắng hơn nữa để nghệ thuật hóa những câu chuyện truyền thuyết, những giá trị tinh thần mà “Con Rồng cháu Tiên” chỉ là khúc khởi đầu, hết sức quan trọng.
- Lời cuối cùng, nếu các bạn trẻ được truyền cảm hứng từ bài viết này, thực sự tái hiện lại câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” sáng tạo, thú vị hơn. Để viết tiếp giấc mơ người dân Việt thêm yêu cội nguồn Việt. Bác có điều gì gửi gắm?
- Tôi nghĩ nếu các bạn có ý tưởng, có một khát vọng rất gần với những người lớn như chúng tôi - cố gắng truyền tải những giá trị truyền thống, cụ thể hơn là truyền tải câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” bằng ngôn ngữ khác như điện ảnh, hoạt hình. Đó là điều đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên, tôi mong các bạn lồng ghép những yếu tố truyền thuyết, lịch sử nhưng hãy đưa vào đấy những suy nghĩ sáng tạo của người trẻ, để làm sao người xưa nói, mà người nay nghe vẫn hiểu. Tôi tin rằng khi ấy, không chỉ trẻ con, mà người lớn như chúng tôi cũng rất mong muốn được tiếp cận những tác phẩm do các bạn làm ra.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Anh Đỗ
05/11/2019 20:46:29
- Chào bác, bác có thể cho biết câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” có ý nghĩa như thế nào trong việc giải thích cội nguồn dân tộc Việt?
Nhà sử học Dương Trung Quốc - Mọi quốc gia đều có nhu cầu thấu hiểu về nguồn gốc của mình. Đây là nhân tố cần thiết để gắn kết đồng loại. “Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm, vì lý giải chúng ta là ai, cái gốc rễ sâu xa của chúng ta là gì. Bắt nguồn là một truyền thuyết “nằm trong dân”, câu chuyện đã thực sự đi vào bộ “Đại Việt Sử Kí Toàn Thư”.
Vào thế kỉ XV, sau khi vừa kết thúc 20 năm đô hộ giặc Minh với chính sách đồng hóa, ghi nhận lại câu chuyện lý giải nguồn gốc, dân ta muốn chứng minh dân tộc ta có cội nguồn, có nền tảng văn minh, chứ không phải là một bộ phận của quốc gia nào khác.
- Điều này có nghĩa “Con Rồng cháu Tiên” vẫn luôn tồn tại giá trị lịch sử, chứ không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết, thần thoại.
- Vậy ngay từ khi còn nhỏ, nếu có niềm tin vào dòng dõi Tiên Rồng, mỗi chúng ta sẽ nhận được những gì?
- Việc tồn tại chung một niềm tin chúng ta dù già trẻ lớn bé đều là “Con Rồng cháu Tiên”, chung một cội nguồn, các giá trị cốt lõi của dân tộc sẽ được trân quý một cách bền vững. Đó là lòng tự hào về dân tộc Việt duy nhất, hậu duệ của dòng dõi Lạc Rồng.
Là lòng tri ân, biết ơn những người đã tạo nên hình hài đất nước. Là tình yêu thương, sự gắn kết với những người “đồng bào”, cùng sinh ra từ bọc trăm trứng Rồng Tiên. Là ý thức về đất nước mình vừa có rừng, có biển - những tài nguyên, không gian sống mà con người phấn đấu, bảo vệ.
Nghệ thuật hoá những câu chuyện truyền thuyết
- “Con Rồng cháu Tiên” có ý nghĩa như thế, nhưng dường như người Việt ta đều có một xúc cảm rất mơ hồ với câu chuyện này. Vì sao lại có sự thờ ơ như vậy và vấn đề thực sự ở đâu, thưa bác?
- Theo tôi, chúng ta không nên trách họ. Mà nên trách chúng ta, những người có trách nhiệm phải làm mọi người cùng chung suy nghĩ. Trong bối cảnh nhiều thay đổi, việc lựa chọn của các thế hệ trẻ chỉ nên xem là sản phẩm của thời đại. Nhưng tôi tin lúc nào đó các bạn sẽ nhận ra giá trị cội nguồn.
Để các bạn ấy nhận ra mỗi người chúng ta cần nỗ lực quảng bá, thuyết phục nhiều hơn. “Con Rồng cháu Tiên” chỉ là một truyền thuyết đơn sơ, nếu muốn trở thành công trình nghệ thuật giá trị thì cần có cách tiếp cận khác. Việc chưa được khai thác nhiều, chưa nhiều người quan tâm, chưa đủ năng lực sáng tạo là vấn đề của chúng ta.
Cho nên cần cố gắng hơn nữa để nghệ thuật hóa những câu chuyện truyền thuyết, những giá trị tinh thần mà “Con Rồng cháu Tiên” chỉ là khúc khởi đầu, hết sức quan trọng.
- Lời cuối cùng, nếu các bạn trẻ được truyền cảm hứng từ bài viết này, thực sự tái hiện lại câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” sáng tạo, thú vị hơn. Để viết tiếp giấc mơ người dân Việt thêm yêu cội nguồn Việt. Bác có điều gì gửi gắm?
- Tôi nghĩ nếu các bạn có ý tưởng, có một khát vọng rất gần với những người lớn như chúng tôi - cố gắng truyền tải những giá trị truyền thống, cụ thể hơn là truyền tải câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” bằng ngôn ngữ khác như điện ảnh, hoạt hình. Đó là điều đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên, tôi mong các bạn lồng ghép những yếu tố truyền thuyết, lịch sử nhưng hãy đưa vào đấy những suy nghĩ sáng tạo của người trẻ, để làm sao người xưa nói, mà người nay nghe vẫn hiểu. Tôi tin rằng khi ấy, không chỉ trẻ con, mà người lớn như chúng tôi cũng rất mong muốn được tiếp cận những tác phẩm do các bạn làm ra.
0
1
Anh Đỗ
05/11/2019 20:46:30
- Chào bác, bác có thể cho biết câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” có ý nghĩa như thế nào trong việc giải thích cội nguồn dân tộc Việt?
Nhà sử học Dương Trung Quốc - Mọi quốc gia đều có nhu cầu thấu hiểu về nguồn gốc của mình. Đây là nhân tố cần thiết để gắn kết đồng loại. “Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm, vì lý giải chúng ta là ai, cái gốc rễ sâu xa của chúng ta là gì. Bắt nguồn là một truyền thuyết “nằm trong dân”, câu chuyện đã thực sự đi vào bộ “Đại Việt Sử Kí Toàn Thư”.
Vào thế kỉ XV, sau khi vừa kết thúc 20 năm đô hộ giặc Minh với chính sách đồng hóa, ghi nhận lại câu chuyện lý giải nguồn gốc, dân ta muốn chứng minh dân tộc ta có cội nguồn, có nền tảng văn minh, chứ không phải là một bộ phận của quốc gia nào khác.
- Điều này có nghĩa “Con Rồng cháu Tiên” vẫn luôn tồn tại giá trị lịch sử, chứ không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết, thần thoại.
- Vậy ngay từ khi còn nhỏ, nếu có niềm tin vào dòng dõi Tiên Rồng, mỗi chúng ta sẽ nhận được những gì?
- Việc tồn tại chung một niềm tin chúng ta dù già trẻ lớn bé đều là “Con Rồng cháu Tiên”, chung một cội nguồn, các giá trị cốt lõi của dân tộc sẽ được trân quý một cách bền vững. Đó là lòng tự hào về dân tộc Việt duy nhất, hậu duệ của dòng dõi Lạc Rồng.
Là lòng tri ân, biết ơn những người đã tạo nên hình hài đất nước. Là tình yêu thương, sự gắn kết với những người “đồng bào”, cùng sinh ra từ bọc trăm trứng Rồng Tiên. Là ý thức về đất nước mình vừa có rừng, có biển - những tài nguyên, không gian sống mà con người phấn đấu, bảo vệ.
Nghệ thuật hoá những câu chuyện truyền thuyết
- “Con Rồng cháu Tiên” có ý nghĩa như thế, nhưng dường như người Việt ta đều có một xúc cảm rất mơ hồ với câu chuyện này. Vì sao lại có sự thờ ơ như vậy và vấn đề thực sự ở đâu, thưa bác?
- Theo tôi, chúng ta không nên trách họ. Mà nên trách chúng ta, những người có trách nhiệm phải làm mọi người cùng chung suy nghĩ. Trong bối cảnh nhiều thay đổi, việc lựa chọn của các thế hệ trẻ chỉ nên xem là sản phẩm của thời đại. Nhưng tôi tin lúc nào đó các bạn sẽ nhận ra giá trị cội nguồn.
Để các bạn ấy nhận ra mỗi người chúng ta cần nỗ lực quảng bá, thuyết phục nhiều hơn. “Con Rồng cháu Tiên” chỉ là một truyền thuyết đơn sơ, nếu muốn trở thành công trình nghệ thuật giá trị thì cần có cách tiếp cận khác. Việc chưa được khai thác nhiều, chưa nhiều người quan tâm, chưa đủ năng lực sáng tạo là vấn đề của chúng ta.
Cho nên cần cố gắng hơn nữa để nghệ thuật hóa những câu chuyện truyền thuyết, những giá trị tinh thần mà “Con Rồng cháu Tiên” chỉ là khúc khởi đầu, hết sức quan trọng.
- Lời cuối cùng, nếu các bạn trẻ được truyền cảm hứng từ bài viết này, thực sự tái hiện lại câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” sáng tạo, thú vị hơn. Để viết tiếp giấc mơ người dân Việt thêm yêu cội nguồn Việt. Bác có điều gì gửi gắm?
- Tôi nghĩ nếu các bạn có ý tưởng, có một khát vọng rất gần với những người lớn như chúng tôi - cố gắng truyền tải những giá trị truyền thống, cụ thể hơn là truyền tải câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” bằng ngôn ngữ khác như điện ảnh, hoạt hình. Đó là điều đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên, tôi mong các bạn lồng ghép những yếu tố truyền thuyết, lịch sử nhưng hãy đưa vào đấy những suy nghĩ sáng tạo của người trẻ, để làm sao người xưa nói, mà người nay nghe vẫn hiểu. Tôi tin rằng khi ấy, không chỉ trẻ con, mà người lớn như chúng tôi cũng rất mong muốn được tiếp cận những tác phẩm do các bạn làm ra.
1
0
Cún ♥
05/11/2019 20:47:29
Lẽ ra cuốn sách “Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc”1 của Benedict Anderson phải được dịch ra tiếng Việt từ sớm ngay sau khi nó ra đời, bởi như chính Benedict Anderson đã thừa nhận trong lời tựa cho ấn bản lần thứ hai2 là chính những cuộc xung đột vũ trang những năm 1978-1979 ở Đông Dương, tức là giữa Việt Nam và Campuchia và giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã là “cú hích” cho sự ra đời của bản thảo này.
Người dân xuống đường cổ vũ đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam, thể hiện niềm tự hào dân tộc. Ảnh: Internet.
Vào những năm 1970 của thế kỷ trước, nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng nguyên nhân chính của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ 3 là sự mâu thuẫn giữa một bên là Liên Xô-Việt Nam và bên kia là Trung Quốc-Khmer Đỏ, hoặc là xung đột địa chính trị giữa ba cường quốc là Mỹ-Liên Xô-Trung Quốc. Nhưng riêng Anderson thì cho rằng người ta phải tìm nguyên nhân của cuộc chiến này trong tầng sâu của lịch sử - đó là chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải là vấn đề ý thức hệ hay địa chính trị.
Trong công trình này, Benedict Anderson đã tập trung nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc, nguồn gốc và sự lan truyền của nó mà theo ông là chưa được quan tâm đúng mức, thường được chấp nhận như là quốc gia, nhà nước, quốc tịch, đặc biệt là đánh giá tác động của nó đối với thế giới hiện đại thì còn quá ít ỏi. Từ những nghiên cứu trường hợp về chủ nghĩa thực dân ở châu Mỹ La tinh và Indonesia, Benedict Anderson đã đề xuất khái niệm dân tộc là “một cộng đồng chính trị tưởng tượng – và vốn dĩ tưởng tượng cả về giới hạn lẫn chủ quyền.” (Anderson, 1991: 6). Vấn đề một dân tộc là cộng đồng tưởng tượng là gì? Những cộng đồng tưởng tượng này đã ra đời thế nào và vì sao chủ nghĩa dân tộc lại trở thành một sức mạnh công phá có tính hủy diệt lớn nhất hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa? Tại sao phải tạo ra sự tưởng tượng và làm thế nào để duy trì sự tưởng tượng? Các chính quyền đã làm gì để buộc các cộng đồng quốc gia được tưởng tượng được hình thành và phát triển vượt thời gian và không gian?
Sinh năm 1936 ở Trung Quốc, lớn lên ở California và Ireland, Benedict Anderson đã theo học ở Đại học Cambridge danh tiếng và tốt nghiệp trường này khi mới 21 tuổi. Sau đó ông thi vào chương trình nghiên cứu sinh ở Đại học Cornell chuyên sâu về Indonesia. Báo cáo của ông nghiên cứu về cuộc đảo chính quân sự năm 1965 ở đảo quốc dưới thời của Tổng thống Suharto trở nên nổi tiếng với tên gọi “Tài liệu Cornell”, khi dám vạch trần sự thật của sự kiện này đến mức mà chính quyền Indonesia đã từ chối cấp thị thực cho Benedict Anderson cho đến tận năm 1999, khi Tổng thống Suharto phải từ nhiệm. Tuy nhiên, bản thân Anderson lại được mời phát biểu nhiều lần trên truyền hình, giải quyết các vấn đề của các ủy ban của Liên Hợp Quốc và Quốc hội Hoa Kỳ về các vấn đề liên quan đến Indonesia và Đông Timo và những vấn đề vi phạm nhân quyền ở Đông Nam Á.
Cuốn sách Những cộng đồng tưởng tượng của Benedict Anderson.
Cuốn sách “Những cộng đồng tưởng tượng” của Benedict Anderson nổi tiếng trên toàn thế giới, được dịch ra nhiều thứ tiếng bởi những đóng góp khoa học không thể phủ nhận của nó.
Thứ nhất, công trình đã có đóng góp quan trọng về tính không gian, khi Benedict Anderson đề xuất luận điểm dân tộc là một cộng đồng tưởng tượng. Điều đó không có nghĩa là dân tộc đó không có thực, bịa đặt, khác với các dân tộc có thật, mà là một quốc gia thường được xây dựng trong một quá trình phổ biến, thông qua đó công dân của quốc gia đó cùng nhau chia sẻ niềm tin, thái độ, nhận thức về một cộng đồng quốc gia dân tộc chung và quốc tịch chung, mặc dù họ không hề gặp nhau, không hề biết nhau. Benedict Anderson có lý khi cho rằng dân tộc hàm ý tưởng tượng vì các thành viên của quốc gia thậm chí cả những nước nhỏ nhất cũng sẽ không bao giờ biết hầu hết các thành viên đồng bào của mình, đã gặp gỡ họ hoặc thậm chí là nghe nói về họ, nhưng trong tâm trí của mỗi cuộc đời đều có hình ảnh về sự hiệp thông giữa họ (Anderson, 1991: 6). Hơn nữa cũng theo Anderson, dân tộc được tưởng tượng dường như bị giới hạn vì có một dân tộc tức là cũng có tồn tại những dân tộc khác, có một không gian xác định, có một dân số nhất định, chứ không phải một thực thể hữu cơ, vĩnh cửu. “Dân tộc được tưởng tượng là bị giới hạn bởi vì, thậm chí cả nước lớn nhất, có lẽ bao gồm một tỷ người dân đang sinh sống vẫn có đường biên mềm hữu hạn, đàn hồi, nằm cạnh quốc gia khác” (Anderson, 1991:7). Đặc biệt, Anderson cho rằng khái niệm dân tộc được hình thành vào cuối thế kỷ XVIII như là một cấu trúc xã hội để thay thế các chế độ quân chủ, trật tự xã hội nặng về tôn giáo trước đây. Theo đó, dân tộc là một cách hiểu mới về khái niệm quyền cai trị và chủ quyền quốc gia: “Cuối cùng, nó được tưởng tượng như một cộng đồng bởi vì, không phân biệt một thực tế bất bình đẳng và bị bóc lột có thể chiếm ưu thế trong mỗi quốc gia, dân tộc luôn luôn được quan niệm như một tình đồng chí bình đẳng và sâu sắc. Cuối cùng, đó là tình huynh đệ làm cho trong hơn hai thế kỷ qua, hàng triệu người sẵn sàng chết cho sự tưởng tượng giới hạn đó (Anderson, 1991: 7).
Thứ hai, công trình của Benedict Anderson đã chứng minh vai trò quan trọng của “thế hệ người lai tiên phong” trong việc phát triển của chủ nghĩa dân tộc ở cả Bắc và Nam Mỹ. “Thế hệ người lai tiên phong” đã chiến đấu cho độc lập dân tộc trong các thế kỷ XVIII-XIX cũng là những người có cùng tổ tiên, ngôn ngữ, truyền thống với những người đã xâm chiếm thuộc địa mà họ phản đối. Theo Anderson, chính những cộng đồng thuộc địa đã phát triển chính trị dân tộc trước cả châu Âu vì họ có ý thức hình thành cộng đồng chung và một cộng đồng có chủ quyền, tiềm ẩn niềm tin ngày một gia tăng thông qua các cuộc tranh luận về quan hệ chính trị và hành chính liên lục địa. Xuất phát từ nghiên cứu trường hợp Mỹ La tinh, Anderson cũng lập luận rằng phong trào dân tộc đã/đang được khởi xướng và truyền cảm hứng bởi những người xa xứ và vì thế ông đi đến một kết luận “cũng có thể thấy rằng chúng ta đang phải đối mặt tại đây với một loại hình mới của chủ nghĩa dân tộc: một loại “dân tộc từ xa” (Anderson, The New World Disorder. New Left Review 1992: 13).
Thứ ba, Benedict Anderson còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “chủ nghĩa tư bản in ấn” trong việc tạo ra một cảm giác trải nghiệm dân tộc cho mọi người, làm cho họ trở nên nhận thức được về các sự kiện xảy ra trong quốc gia riêng của họ và các quốc gia bên ngoài. Không phải ai khác mà chính là báo chí đã đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhanh chóng số lượng người suy nghĩ về bản thân họ và mối quan hệ giữa bản thân họ với những người khác trong cách thức mới một cách sâu sắc: “Sự hội tụ của chủ nghĩa tư bản và công nghệ in ấn, sự đa dạng tất yếu của ngôn ngữ loài người đã tạo ra tiềm năng về một hình thức mới của cộng đồng tưởng tượng, trong hình thái cơ bản của nó đã đặt nền tảng cho các dân tộc hiện đại” (Anderson, 1991: 46). Sau khi nhận được phản hồi từ bạn đọc, Anderson đã bổ sung các di sản của di cư, coi đó như là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo ra chủ nghĩa dân tộc và sắc tộc (Anderson, 1992: 7).
Mặc dù có tầm ảnh hưởng lớn trong các nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trên phạm vi toàn cầu, công trình của Anderson cũng bị phê phán ở một số luận điểm. Một là, công trình đã nhấn mạnh quá mức vai trò của chủ nghĩa thực dân, coi đó như là mẫu hình cho sự phát triển của các xã hội thuộc địa. Sau khi giành được độc lập, dường như các quốc gia dân tộc non trẻ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài đi theo con đường của châu Âu. Ngoài ra, các cường quốc thực dân châu Âu cũng dường như đã sẵn sàng ngăn chặn bất cứ sự “chệch hướng” nào có khả năng nguy hiểm đối với chính quốc. Hai là công trình của Anderson dường như đã đề cao quá mức chủ nghĩa nam quyền, vì theo Anderson “loại chính trị này dường như thu hút nam giới nhiều hơn nữ giới.” (Anderson 1992: 13.) Cuối cùng, một số học giả cho rằng sự tưởng tượng mà Benedict Anderson đặt ra chỉ là giả mạo, bởi vì cho đến nay nhiều câu hỏi còn bị bỏ ngỏ, chưa được trả lời, ví dụ: “Ai định nghĩa dân tộc? Dân tộc được định nghĩa như thế nào? Định nghĩa đó được mô phỏng và tranh cãi như thế nào? Và điều quan trọng là các quốc gia đã phát triển và thay đổi theo thời gian như thế nào? Vấn đề không phải là sự tưởng tượng chung hiện hữu, mà sự tưởng tượng chung là giả mạo.” (Mitchell, Cultural Geography: Acritical Introduction. Oxford: Blackwell 2000: 269).
Cuối cùng, đối với độc giả Việt Nam, “Những cộng đồng tưởng tượng” của Benedict Anderson là công trình giúp chúng ta nhìn nhận lại những vấn đề đã từng được tranh luận trong giới khoa học xã hội về nguồn gốc, điều kiện, sự hình thành chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, những phân tích, lý giải của Benedict Anderson về mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia và giữa Việt Nam và Trung Quốc chắc chắn sẽ có những ý kiến khác nhau. Theo Anderson, Việt Nam dường như phải đứng trước một tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” giữa một bên là các cuộc chiến đấu nhằm bảo vệ nền độc lập, tự do, bản sắc dân tộc và một bên là lưu giữ những giá trị truyền thống của Trung Hoa mà theo Anderson là gắn rất chặt với “quá khứ bản địa của Việt Nam”. Cuốn sách của Anderson, tuy không bàn sâu về vấn đề nhạy cảm này, nhưng có có riêng một chương bàn về sự thức tỉnh của chủ nghĩa dân tộc ở các quốc gia đã từng là thuộc địa sau Chiến tranh Thế giới thứ II và con đường xây dựng quốc gia dân tộc. Theo ông, chắc chắn đây là con đường chông gai, là cơ sở logic để thực hiện “Khối cộng đồng tưởng tượng”, mà quá trình tìm kiếm đó ắt phải là quá trình chủ động, tỉnh táo.
Cần lưu ý là nếu tin vào lý thuyết “cộng đồng tưởng tượng” của Anderson, thì người ta buộc phải thừa nhận căn tính dân tộc không phải là một yếu tố được hình thành một cách khách quan, lịch sử. Một số nhà khoa học đang nhân danh lý thuyết về “những cộng đồng tưởng tượng” để phân tích lại một loạt các yếu tố văn hóa dân tộc từ các huyền thoại về tổ quốc đến các nhân vật lịch sử. Theo sự hình dung có phần cực đoan của lý thuyết này: Các căn tính (indentity) của một dân tộc không phải là một thực thể tồn tại hoàn toàn khách quan tự nhiên mà là những tạo tác văn hóa có tính nhân tạo, nói cách khác: căn tính dân tộc không hình thành một cách khách quan, lịch sử, không phải là kết quả của một sự tồn tại của một cộng đồng người trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà được “bịa”ra, tưởng tượng nên dưới sự chi phối của quyền lực.
--------
Chú thích:
1 Cuốn sách đã được một nhóm các nhà nghiên cứu KHXH &NV thuộc trường Đại học KHXH&NV Hà Nội và ĐH Sư phạm Hà Nội dịch và tới đây sẽ được xuất bản bởi nhà xuất bản ĐH Sư phạm Hà Nội.
2 B. Anderson, Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism (revised and enlarged edition). London: Verso, 1991.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k