LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vận dụng nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập về 1 vấn đề thực tiễn ở Việt Nam?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.381
2
0
Cún ♥
07/11/2019 13:39:00
Câu 6: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
2.1. Khái niệm
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật mâu
thuẫn) vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển. V.I. Lênin xem lý
luận về sự thống nhất của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng.
+ Khái niệm mặt đối lập.
Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới đều có cấu trúc bao gồm những
mặt, những yếu tố, thuộc tính khác nhau và đối lập nhau.
Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những tính
quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan
trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại, quy định lẫn nhau tạo
thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và
phổ biến trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong
tư duy là sự phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của
nhận thức, của tư duy trên con đường nhận thức chân lý khách quan.
Những mâu thuẫn logíc hình thức chỉ tồn tại trong tư duy, nó xuất hiện do sai
lầm của tư duy. Mâu thuẫn logic hình thức là mâu thuẫn được tạo thành từ hai phán
đoán phủ định nhau về cùng một phẩm chất của sự vật tại cùng một thời điểm.
+ Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập.
Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất
với nhau, sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi phải
có nhau của các mặt đối lập; sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia
làm tiền đề.
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn được gọi là sự “đồng nhất” của các mặt
đối lập, bởi vì các mặt đối lập bao giờ cũng có nhân tố giống nhau.
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự "tác động ngang nhau”
của chúng. Song, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát
triển, khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
+ Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập.
Các mặt đối lập trong mâu thuẫn biện chứng vừa thống nhất vừa đấu tranh với
nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ
và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Tính đa dạng của hình thức đấu tranh của các
mặt đối lập tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập, của mối liên hệ qua lại giữa
chúng, vào điều kiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh của các mặt đối lập. Sự thủ
tiêu lẫn nhau của các mặt đối lập chỉ là một trong những hình thức đấu tranh của các
mặt đối lập.
Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, tương đối, sự đấu
tranh của các mặt đối lập, cũng như sự phát triển sự vận động là tuyệt đối.
2.2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển
Phương pháp siêu hình phủ nhận sự tồn tại khách quan của mâu thuẫn trong sự
vật, hiện tượng, do đó quan điểm siêu hình phải tìm nguồn gốc của sự vận động và
phát triển ở sự tác động từ bên ngoài vào sự vật, tiêu biểu là cái “ hích” ở Niutơn.
Dựa trên những thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng
đã tìm thấy nguồn gốc của vận động và phát triển ở mâu thuẫn, ở sự đấu tranh giữa
các khuynh hướng, các mặt đối lập tồn tại trong các sự vật và hiện tượng.
Mâu thuẫn biện chứng cũng nằm trong quá trình phát triển. Khi mới xuất hiện,
mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản của hai khuynh hướng trái ngược nhau. Sự
khác nhau không ngừng phát triển và đi đến sự đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột
gay gắt đã đủ điều kiện, mâu thuẫn được giải quyết và mâu thuẫn mới hình thành.
Sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời. C. Mác viết: “Cái cấu thành bản chất của sự
vận động biện chứng, chính là sự cùng nhau tồn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự đấu
tranh giữa hai mặt ấy và sự dung hợp giữa hai mặt ấy thành một phạm trù mới”
1
.
V.I. Lênin nhấn mạnh: “ Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối
lập”
Nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn.
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Nhận thức sự vật, cũng có nghĩa là nhận thức mâu thuẫn của sự vật, nhận thức
được các mặt đối lập cấu thành mâu thuẫn, và do đó biết được nguồn gốc của sự
vận động và phát triển của sự vật.
Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét toàn diện các mặt đối lập; theo dõi quá
trình phát sinh, phát triển của các mặt đó; nghiên cứu sự đấu tranh của chúng qua
từng giai đoạn; tìm hiểu những điều kiện cần cho sự biến đổi, đánh giá đúng vai trò
của từng mặt và của cả mâu thuẫn, xem mâu thuẫn đó có gì giống và khác các mâu
thuẫn khác.
Hoạt động thực tiễn là nhằm giải quyết mâu thuẫn tạo ra sự biến đổi của sự
vật. Dó đó, phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn; tìm ra phương
thức, phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn được giải quyết bằng con đường đấu tranh của các mặt đối lập. Đối với mâu thuẫn khác
nhau có phương pháp giải quyết khác nhau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Khoa học Đại học mới nhất
Trắc nghiệm Khoa học Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư