Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về một nét văn hóa

Thuyết minh về một nét văn hóa

10 trả lời
Hỏi chi tiết
535
1
0
Premis Alexwiner
06/01/2020 21:52:18

Tết nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Kinh cũng như đa số các dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Tết nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội: giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý và tình nghĩa xóm làng...

Ông Táo (thần bếp) là người theo dõi việc làm ăn cùa mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam làm mâm cơm tiền đưa “ông Táo". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của tết Nguyên dán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi sang trọng để chuẩn bị đón Tết.

Cùng với thủ treo tranh dân gian, câu đối thì cắm hoa, chơi hoa là yếu tố tinh thần cao quý thanh lịch của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai, đây là hai loại hoa tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài ra còn có quất với trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc,...

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, bưởi, quả cam (hoặc quýt), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao cuủ con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày tết có nhiều phong tục tốt như khai bút, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ...Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ.

Ngày tết có tục mừng tuổi chúc tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà mẹ. Ông bà cùng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Những ngày tết mọi người luôn cười tay bắt mặt mừng thân thiện với nhau, chúc nhau sức khoẻ, phát tài phát lộc và thường kiêng không nói điều rủi ro hoặc xấu xa.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Premis Alexwiner
06/01/2020 21:52:43

Một năm bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa, do vậy vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này có lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt dẹp của năm nới săp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa. Người Việt Nam thường cúng giao thừa tại các đình, chùa hoặc tại nhà. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở ngoài trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì đơn giản hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.

Theo quan niệm của người Kinh (cũng như đại đa số các dân tộc khác) phút giao thừa là thiêng liêng. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông thành khiến coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì quan niệm xưa hình dung trong phút các quan hành khiển bàn giao công việc luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, những đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã trông coi gia đình mình trong năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm hát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ làm vè cúng Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa. Trong dịp tết Nguyên đán còn có một số phong tục tốt đẹp được lưu giữ đến nay:

+ Đi lễ chùa, đình, đền: lễ giao thừa ở nhà xong, mọi người cùng nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình. Nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.

+ Kén hướng xuất hành: khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

+ Hái lộc: đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” của trời đất, Thần, Phật, ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

+ Hương lộc: có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang lương đó về cắm vào bình hương bàn thờ nhà mình. Ngọc lửa tượng trung cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.



 
1
0
Premis Alexwiner
06/01/2020 21:53:29

Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Vì Trung Quốc và một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc dùng lịch pháp theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.

Phong tục của ngày tết cổ truyền ở Việt Nam vô cùng phong phú. Nào là chúc Tết, lì xì, bày mâm ngũ quả, trồng cây nêu, gói bánh chưng, treo câu đố,….Tất cả tạo thành nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân “tồn cổ” vẫn còn trọng tục treo “câu đối đỏ” nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.

Bản thân chữ “câu đối đỏ” cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam.

Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù.

Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: “nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa”.

Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia, câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959

Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.

Ngày Tết thiếu câu đối Tết là chưa đủ Tết. Trong nhà dù tranh hoàng thế nào mà thiếu câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì đó thiêng liêng. Câu đối xưa được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm bởi những người có học hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian gọi là Ông Đồ nhưng ngày nay thì câu đối tết còn được viết bằng chữ quốc ngữ với những nội dung phong phú và rất đẹp. Làm câu đối, thách họa đối, chơi câu đối,…vốm là hinh thức sinh hoạt độc đáo và tao nhã của người Việt Nam. Nó thể hiện trí thông minh sắc sảo, cách sử sự linh động và cao thượng, thế giới quan lành mạnh cũng như những monh ước tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày.

Tết đến, câu đối lại càng khó có thể thiếu trong niềm vui đón chào năm mới của mỗi gia đình.

Ngày xưa, câu đối thường treo lên cột, khắc trên khung mái, hoặc viết lên cổng, cửa, tường nhà, đền miếu, đình chùa… Đặc biệt, hai hàng cột gỗ hai bên bàn thờ phải treo câu đối, còn phía trên bàn thờ là hoành phi, cuốn thư. Tất cả làm cho không gian thờ cúng trở nên cân bằng vuông vức như có khuôn phép, tạo cảm giác hài hòa, trang trọng và linh thiêng.

Câu đối được làm từ nhiều chất liệu: có loại sơn son thiếp vàng để dùng lâu dài, có loại làm bằng giấy bồi (gọi là liễn) hoặc cắt bằng giấy màu, viết bằng mực nho… để dễ thay đổi theo từng năm, từng mùa cho mới, cho hợp hoàn cảnh. Ngày thường, câu đối chỉ treo trên bàn thờ. Ngày tết thì treo ở nhiều nơi, thậm chí những người ham mê và muốn giữ tục lệ cũ còn chơi câu đối giấy, dán suốt từ ngoài cổng vào trong nhà! Câu đối có thể mua sẵn hoặc nhờ, thuê người viết, nhưng hay nhất vẫn là do tự chủ nhân làm ra.

Mỗi câu đối gồm hai vế có số chữ bằng nhau, ý nghĩa và luật bằng trắc đối chọi hoặc tương hợp nhau. Câu đối thể hiện những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên và cuộc sống trần thế, về năm mới và mùa xuân, đề cao đạo lý cùng những quan niệm đẹp, cầu mong mọi việc tốt lành… Mơ ước năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt và có nhiều bạn bè.

Dịp tết, thường phải có câu đối đỏ. Màu đỏ vốn được coi là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt (máu, lửa). Nó vừa nổi trội vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai… làm tươi sáng thêm không khí tết, tạo cảm giác ấm áp trong mùa xuân mới.

Từ xa xưa, Tết Nguyên Đán đã trở thành một bộ phận hợp thành nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Nó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện, như: chúc tuổi, lì xì,….và đặc biệt qua phong tục dán câu đối Tết. Đó là nét văn hóa cần được duy trì và phát triển.

1
1
tiểu kk
06/01/2020 22:06:21

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

-     Tết Nguyên Đán là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới.

-    Đây cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội: giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý và tình nghĩa xóm làng...

II.  THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

-     Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta. Tết Âm lịch, Tết cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Ọuốc khác. Nguyên nghĩa của chữ "Tết" chính là "tiết". Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán: "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho lên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" (Tết Nguyên Đán được người Trung Ọuốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).

-     Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Dán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tet khác nhau.

-     Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

-     Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người là ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.

-     Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng ba.

2. Đặc điểm

-     Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bẳt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

-     Cùng với thú treo tranh dân gian, câu đối thì cắm hoa, chơi hoa là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân.

-     Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai, dây là hai loại hoa tượng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam.

-     Ngoài ra còn có quất với trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc,...

-     Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả.

-     Mâm ngũ quả ở miền Bẳc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quýt), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác.

-     Ngày tết có nhiều phong tục tốt như khai bút, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ.

-     Ngày tết có tục mừng tuổi chúc tết. Trước hết con cháu mừng tuồi ông bà  cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích.

-     Những ngày tết mọi người luôn cười nói, tay bắt mặt mừng thân thiện nhau, chúc nhau sức khoẻ, phát tài phát lộc và thường kiêng không nói điều rủi hoặc xấu xa.

3. Ý nghĩa

-     Lễ theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì", người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần sấm, thần Nước, thần Mặt trời... người nông dân cũng không quên ơn nhừng loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

 

-     Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết. được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà ....được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu.

-     Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri...

-     Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng.

-     Người Việt Nam tin rằng những ngày Tốt vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống.

-     Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn Cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết...

-     Khơi gợi trong lòng con cháu Việt Nam lòng yêu nước và lòng biết ơn sâu sắc.

4. Các tục lệ trong đêm giao thừa

-     Đi lễ chùa, đình, đền: lễ giao thừa ở nhà xong, mọi người cùng nhau đi lễ các  đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình. Nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.

-     Kén hướng xuất hành: khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

-     Hái lộc: đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” cùa trời đất, Thân, Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

-     Hương lộc: có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, . chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm vào bình hương bàn thờ nhà mình. Ngọc lửa tượng trưng cho sự  phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.

-     Xông nhà: thường người ta kén một người "dễ vía” trong gia đình ra khỏi nhà từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái hành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và người này sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà “dễ vía” người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết để người này đem lại may mắn vui vẻ quanh năm.

 

III. KẾT BÀI

-     Tết Nguyên Đán vẫn là một sinh hoạt văn hóa vừa lưu giữ những giá trị truyền thống vừa thích nghi với nhịp sống hiện đại.

-     Trong ngày Tết vẫn còn nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính nhân văn mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên Đán mãi là nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam.



 
1
1
tiểu kk
06/01/2020 22:07:46

Tết nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Kinh cũng như đa số các dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Tết nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội: giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý và tình nghĩa xóm làng...

Ông Táo (thần bếp) là người theo dõi việc làm ăn cùa mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam làm mâm cơm tiền đưa “ông Táo". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của tết Nguyên dán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi sang trọng để chuẩn bị đón Tết.

Cùng với thủ treo tranh dân gian, câu đối thì cắm hoa, chơi hoa là yếu tố tinh thần cao quý thanh lịch của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai, đây là hai loại hoa tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài ra còn có quất với trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc,...

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, bưởi, quả cam (hoặc quýt), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao cuủ con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày tết có nhiều phong tục tốt như khai bút, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ...Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ.

Ngày tết có tục mừng tuổi chúc tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà mẹ. Ông bà cùng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Những ngày tết mọi người luôn cười tay bắt mặt mừng thân thiện với nhau, chúc nhau sức khoẻ, phát tài phát lộc và thường kiêng không nói điều rủi ro hoặc xấu xa.

 

Các tục lệ trong đêm giao thừa

Một năm bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa, do vậy vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này có lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt dẹp của năm nới săp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa. Người Việt Nam thường cúng giao thừa tại các đình, chùa hoặc tại nhà. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở ngoài trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì đơn giản hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.

Theo quan niệm của người Kinh (cũng như đại đa số các dân tộc khác) phút giao thừa là thiêng liêng. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông thành khiến coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì quan niệm xưa hình dung trong phút các quan hành khiển bàn giao công việc luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, những đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã trông coi gia đình mình trong năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm hát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ làm vè cúng Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa. Trong dịp tết Nguyên đán còn có một số phong tục tốt đẹp được lưu giữ đến nay:

+ Đi lễ chùa, đình, đền: lễ giao thừa ở nhà xong, mọi người cùng nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình. Nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.

+ Kén hướng xuất hành: khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

+ Hái lộc: đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” của trời đất, Thần, Phật, ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

+ Hương lộc: có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang lương đó về cắm vào bình hương bàn thờ nhà mình. Ngọc lửa tượng trung cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.

 

+ Xông nhà: thường người ta kén một người “dễ vía” trong gia đình ra khỏi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lề trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái hành lộc ở đền chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và người này sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người “dễ vía” người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại may mắn vui vẻ quanh năm



 
0
0
光藤本
30/01/2020 20:04:17

Tết nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Kinh cũng như đa số các dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Tết nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội: giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý và tình nghĩa xóm làng...

Ông Táo (thần bếp) là người theo dõi việc làm ăn cùa mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam làm mâm cơm tiền đưa “ông Táo". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của tết Nguyên dán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi sang trọng để chuẩn bị đón Tết.

Cùng với thủ treo tranh dân gian, câu đối thì cắm hoa, chơi hoa là yếu tố tinh thần cao quý thanh lịch của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai, đây là hai loại hoa tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài ra còn có quất với trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc,...

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, bưởi, quả cam (hoặc quýt), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao cuủ con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày tết có nhiều phong tục tốt như khai bút, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ...Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ.

Ngày tết có tục mừng tuổi chúc tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà mẹ. Ông bà cùng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Những ngày tết mọi người luôn cười tay bắt mặt mừng thân thiện với nhau, chúc nhau sức khoẻ, phát tài phát lộc và thường kiêng không nói điều rủi ro hoặc xấu xa.


 
0
0
光藤本
30/01/2020 20:04:37

Một năm bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa, do vậy vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này có lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt dẹp của năm nới săp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa. Người Việt Nam thường cúng giao thừa tại các đình, chùa hoặc tại nhà. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở ngoài trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì đơn giản hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.

Theo quan niệm của người Kinh (cũng như đại đa số các dân tộc khác) phút giao thừa là thiêng liêng. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông thành khiến coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì quan niệm xưa hình dung trong phút các quan hành khiển bàn giao công việc luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, những đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã trông coi gia đình mình trong năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm hát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ làm vè cúng Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa. Trong dịp tết Nguyên đán còn có một số phong tục tốt đẹp được lưu giữ đến nay:

+ Đi lễ chùa, đình, đền: lễ giao thừa ở nhà xong, mọi người cùng nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình. Nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.

+ Kén hướng xuất hành: khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

+ Hái lộc: đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” của trời đất, Thần, Phật, ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

+ Hương lộc: có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang lương đó về cắm vào bình hương bàn thờ nhà mình. Ngọc lửa tượng trung cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.

 

+ Xông nhà: thường người ta kén một người “dễ vía” trong gia đình ra khỏi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lề trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái hành lộc ở đền chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và người này sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người “dễ vía” người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại may mắn vui vẻ quanh năm

0
0
光藤本
30/01/2020 20:04:51

G.Dumoutier (1850-1904) là một học giả người Pháp nghiên cứu về các ngành nhân văn (khảo cổ, nhân chủng, dân tộc, tôn giáo,...). Ông học tiếng Việt, tiếng Trung Ọuốc ở Trường Ngôn ngữ Phương Đông tại Paris, khi đang học đã viết: nhiều bài nghiên cứu về văn hóa phương Đông. Năm 1886, theo lời mời của Tổng trú sứ Pôn Be, ông sang Hà Nội, trợ lý cho viên quan cai trị này rồi được tra: nhiệm vụ tổ chức và thanh tra các trường Pháp - Việt ở Bắc Kì. Ông đã lần lượt tổ chức (ở Bắc Kỳ) một trường thông ngôn (đào tạo phiên dịch viên) và một số trường Pháp Việt. Ông soạn nhiều sách giáo khoa cho các trường này cùng với một số sách và bài báo chuyên khảo về các di tích của Hà Nội mà tới nay vẫn có giá trị về mặt tư liệu và phương pháp nghiên cứu. Riêng về lễ hội ông đã viết một bài khảo cứu về hội Gióng nhan đề “Một lễ hội tôn giáo của nước Nam ở Phù Đổng” (Une íềte religieuse annamite à Phu Đong) in trên Tạp chí lịch sử các tôn giáo (Revue de F histoire des religions) in Ở Paris năm 1893.

Dưới đây sẽ là trích dịch của một số đoạn

Một lễ hội tôn giáo của nước Nam ở làng Phù Đổng

Cách Hà Nội 10km bên phải đường đi Bắc Ninh có một làng phù mật: Phù Đổng, Hội làng Phù Đổng hàng năm kỷ niệm một sự kiện lịch sử đã diễn ra trước công nguyên bốn thế kỷ. Đó là chiến thắng quân xâm lược của nước Văn Lang. Quân tiên phong của họ đã tiến đến Bắc Ninh; thua trận hoàng tử Trung Quốc là TchaoOuangvà bốn tướng bị giết, nghe tin giặc từ phương Bắc tràn xuống xâm phạm bờ cõi, Hùng Vương bèn sai Lý Công Dật cầm quân chống cự. Hai bên giao chiến ở hai mạn núi Tam Lung và Lý Công Dật thua phải rút về Long Đô, rồi tự sát. Cả nước lo sợ, nhà vua phải phái sứ đi triệu tập hiền tài.

 

Ở Phù Đổng có ông lão nghèo sáu mươi tuổi sinh được đứa con đã ba tuổi mà chỉ im không biết ngồi, không nói cũng không cười, tương truyền là bà mẹ đã có thai vì đã đem chân mình ướm lên một lốt chân to lớn khi đi qua Bến Tàu (Thị Cầu).

Nghe mẹ than phiền vì mình vô dụng, chú bé bỗng biết nói và bảo mẹ mời sứ giả vào, xin nhà vua cho đánh giặc, cho con ngựa sắt nghìn cân. chiếc roi sắt trăm cân. Khi ngựa đem đến chú bé không bằng lòng vì ngựa rỗng, không có gan ruộ bất phải đánh thêm cho đủ.

Xong cậu mới đòi ăn, mẹ không chạy đủ, cả làng phải mang cơm gạo đến, ăn suốt hai ngày thì cao to lớn lên phi thường, cậu bé bèn lên ngựa cầm roi đi đánh giặc. Hai anh em họ Nguyễn ở Nghiêm Xá đang cày cũng bó trâu vác cày chạy theo.

Hùng Vương cùng cho hoàng tử thứ chín là Long Sơn và thứ mười là Uy Sơn theo Gióng đánh giặc. Quân Văn Lang chia làm ba đạo, mỗi đạo ba vạn đường. Đánh nhau to ở chân núi Trâu. Hoàng tử Trung Quốc và bốn tướng bị giết, quân giặc bị đuổi chạy dài. Hai mươi bốn tướng khác nhau bị bắt, thề không sang đánh Văn Lang nữa, đều được tha về. Hoàng tử Trung Ọuổc chết thì chôn ở chân núi Vệ Linh, nay còn mả.

Giữa trận đánh, roi sắt bị gãy, Gióng bèn nhổ tre đánh tiếp. Thắng xong, Gióng phi ngựa về phía Kim Anh, tới núi Vu Linh cởi áo giáp treo lên cành cây, vứt bụi tre lại, rồi bay lên trời, còn để lại lốt chân của mình trên đá ở đỉnh núi.

Con ngựa thì tự mình chạy về Đông Vi. Nơi ngựa dừng lại nay là làng Phù Ninh, đó có đền thờ. Nơi sinh Thánh cũng có đền, tại chỗ nền nhà cũ có bia đá. Năm 1020 nhà Lý lập hai đền thờ ở Phù Đổng và ở sườn núi Vu Linh, ở đó có tượng.

Đen Phù Đổng gồm ba lớp, trong cùng là hậu cung, cột gỗ to, mái cong vút, rồng trên nóc vảy đều toàn là bằng mảnh sứ xanh.

Đường đi từ cổng đền đến hậu cung lát đá cẩm thạch đen đẽo thô sơ nhưng những bước chân của thiện nam tín nữ bao đời đã làm cho nhẵn bóng, cổng đồ sộ ba cửa, lợp mái rộng. Kinh lược sử Bắc Kỳ vừa tu bổ và có bia. Hai bên cổng phía trong có hai sư tử đá. Phía ngoài là một đôi rồng năm móng. Trước cửa giữa có một con rùa đá cao hơn mặt đất một chút.

Hội làng Phù Đổng hàng năm diễn ra ngày 9 tháng Tư âm lịch.

Các làng trong tổng đều đến tế, tất cả đến trăm người của họ các làng mặc áo thụng xanh, đội mu đen, đi hia để trắng. Họ đứng thành hàng hai bên, tay cầm hốt ngà.

Đàn sáo dịu dàng không thể tưởng tượng được, hài hòa làm một cách bất ngờ. Chủ tế đi từng bước nhịp nhàng hai tay chắp lại nâng cao chén rượu, có hai trợ tế đi neo, đến quỳ trước một trong các cửa cùa hậu cung. Nhạc hạ thấp dần gần như không nghe thấy nữa. Bỗng vang lên một tiếng ầm ầm và hai cánh cửa hậu cung bỗng nhiên hé mờ. Bên trong tối om, bỗng hiện ra một nhân vật lạ lùng. Đầu chít một khăn đen dài bó ra sau lưng và quấn lấy thân mình; nửa dưới mặt bịt vái vàng, thắt lại sau gáy chỉ để lộ đôi mắt. Nhân vật ấy đi ra quỳ xuống ngưỡng cửa hậu cung, nhận chén rượu trên một cái mâm đồng, rồi đi giật lùi dần vào hậu cung. Hai cánh cửa đóng lại từ từ. Mọi người phủ phục xuống lễ. Một giây yên lặng rồi nghe một tiếng chuông từ hậu cung vẳng ra, rượu đà dâng lên bàn thờ Thánh rồi, và nhạc lại cử, trong khi mọi người trở về cho chuẩn bị dâng lễ khác tiếp theo.

 

Lễ cử hành nghiêm trang thành kính. Chắc chắn là chưa bao giờ có lễ mi-xa nào của giáo hoàng cử hành mà người dự lễ yên tĩnh chú ý hơn, mà có những người trợ tế thấm nhuần sâu sắc hơn phận sự đáng kính của họ và việc làm thiêng liêng của họ hơn. Thật ngạc nhiên khi thấy những người nông thôn bình thường đã biến đổi lạ lùng vì tính cách long trọng của nghi thức, và cử chỉ cua họ thường rụt rè bỗng đường hoàng khoáng đạt lên, thái độ của họ thường khúm núm, e dè bỗng trở thành cao quý trong khi hành lễ vì lòng biết ơn của người yêu nước.

Tiếp đó là một nghi thức ảnh hưởng của Đạo giáo; con hổ tượng trưng cho điều ác và kẻ thù đến xin quy phục Đức Thánh. Người đóng vai con hổ mặc áo vải vẽ vằn vện, đội cái đầu băng giấy bồi có hai chục người hóa trang đi theo, hát và gõ sênh. Họ đến trước bàn thờ múa và phủ phục hồi lâu... Tiếp theo là những cảnh diễn lại lịch sử: đánh trận giả, và đoàn tù binh diễu qua trước đền. Một trăm trai tráng đón quân Nam họ quấn vai màu đen quanh bụng, đóng khố bỏ thòng múi ra phía trước, cởi trần, chỉ khoác một dải vải hồng trên vai bên phải, buộc hai đầu lại ở bèn sườn trái và buông thòng xuống; lại còn đeo cái túi lụa nhỏ hình bán nguyệt có tua lụa dài. Đầu đội mũ đen, phía sau có rèm che gáy, giống như là những tượng trong đền Lý Bát Đế ở Đình Bàng.

Bọn tướng giặc thì do hai mươi bốn cô gái đồng trinh đóng. (Dumoutier cũng nói là không hiểu tại sao lại như vậy). Nhiều cô gái trong đám ấy đến mười tuổi. Mỗi cô đều mặc quần áo lụa màu sắc tươi thắm, đeo kiềng, hoa tai bằng vàng, mỗi làng được cử đến một cô và phải lo may mặc cho người của mình. Các cô chỉ đứng mỗi người trên một cái bệ hoàn toàn im lặng, không cử động, cách nhau độ 10 đến 15m; quanh họ là đám đàn bà làng họ. Hai mươi bốn cô xếp thành hàng trên mặt đeee phía trước đền rải dài để cho đám rước diễu qua trưóc mặt. Bốn cô khác đóng vai bốn tướng giặc bị giết trong trận, một cô mặc áo vàng, đội mũ thái từ đóng vai con  vua Trung Ọuốc.

Hình như ngày trước người ta làm những đầu tướng giặc bằng giấy bồi, đem đâm trước thờ Thánh. Năm 1893 người ta chỉ làm những bộ tóc giả của các tướng thôi.

Một trăm quân sĩ nước Nam múa rất nhiều điệu thật dẻo, và thật nhịp nhàng tiến thoái rất đẹp...

Cái cảnh chúng tôi đã được chứng kiến sẽ còn mãi trong trí nhớ chúng tôi như một trong những cảnh đáng ngạc nhiên nhất mà chúng tôi đã dược thấy ở Bắc Kì. Ở Châu Âu cổ kính của chúng ta cổ dân tộc nào có thể tự hào là cứ kỷ hàng năm niệm một sự kiện anh hùng trong lịch sử của mình cách ngày nay đã hai nghìn ba trăm năm như thế ?

 

Nhận xét: Mới trên một trăm năm mà nội dung cũng như diễn biến của hội Gióng đã có đổi thay. Đổi thay về nội dung huyền thoại Gióng như hoàng tử Trung Ọuốc cầm quân sang xâm lược có tên là Tchao Quang (Trong khi ngày nay ta hiêu đó là giặc Ân), người được vua Hùng cử đi chống quân xâm lược có tên là Lý Công Dật (điều mà ngày nay không ai biết tới, nhắc tới) cùng như Gióng có cả cha, ông cụ sáu chục tuổi mới sinh ra Gióng. Hoặc về tình tiết hội thi nếu như nay chúng ta vẫn coi tượng trưng cho giặc Ân nói chung là 28 tướng nữ thì Dumoutier lại chỉ đưa ra con số 24 nữ tướng bị bắt làm tù binh còn 4 nữ tướng bị chết trong chiến trận v.v...

Có thể đó là do Dumoutier đã dựa vào những người phiên dịch, do điều tra điền đã sai hoặc bịa đặt hoặc chính ông đã tiếp cận với những tư liệu mà nay không còn tồn tại.

Song cái quan trọng nhất chính là giá trị của bài báo: đã nói lên sự khâm phục của một vị học giả Pháp trước một lễ hội của một làng quê Bắc Bộ. là làng Gióng. Khâm phục về các nghi lễ, các tình tiết hội, khâm phục cả về lề lối tổ chức hoành tráng. Ông đã so sánh - không biết có đúng không - với các lễ hội Châu Âu và khẳng định tính hơn hẳn của hội Gióng.


 
0
0
光藤本
30/01/2020 20:05:07

Trong cuộc sống đầy phức tạp và mệt mỏi này, ai cũng khao khát, muốn sở hữu hạnh phúc trong tay. Do đó, họ lao vào tìm kiếm, xây dựng những hạnh phúc quá xa vời, không có thực. Mấy ai hiểu được rằng, hạnh phúc đó đơn giản là khi mình được sinh ra, được ăn học, được trưởng thành, và hạnh phúc là khi mình còn có cha, có mẹ. Ngày lễ Vu Lan như một lời nhắc nhở đối với những người con: Ai còn cha mẹ xin đừng thờ ơ!

Xuất phát từ truyền thuyết bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ mình khỏi kiếp ngạ quỷ, Vu Lan là một dịp để cho người con tri ân đấng sinh thành của mình. Khi xưa, bồ tát Mục Kiền Liên lúc đà tu luyện thành công mười phép thần thông, mẫu thân của ông là bà Thanh Đề đã qua đời. Vì muốn biết mẹ mình sống thế nào, ông đã dùng mắt thần quan sát khắp thế gian, thấy mẹ mình khi xưa đã làm nhiều chuyện ác nên vướng phải kiếp ngạ quỷ. Mẹ ông phải chịu đói khổ, đau đớn vì bị hành hạ, thương mẹ, Mục Kiều Liên đã đem bát cơm xuống tận cửa quỷ dâng cho mẹ. Tuy nhiên, do bị đói khổ hành hạ lâu ngày, mẹ ông khi ăn lấy tay che lại để không cho cô hồn khác cướp, do đó, khi bát cơm đưa lên gần miệng đã hoá thành tro lửa. Quá thương mẹ, Mục Kiền Liên đã tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật nói rằng: “Dù ông có thần thông quảng đại đến đâu cùng không thể cứu được mẹ ông. Chỉ còn cách là hợp lực mười chư tăng từ bốn phương mới mong có thể cứu được mẹ. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chu tăng, hãy chuẩn bị sắm sửa cúng lễ vào ngày ấy!”. Mục Kiền Liêu làm theo lời Phật và cứu được mẹ, từ đó, ngày Vu Lan ra đời, là dịp để cho con cái báo hiếu cha mẹ.

 

Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 (Am lịch) để tò hiếu với cha mẹ, ông bà và giúp đỡ những người khác. Tại Nhật Bản, ngày này dùng để báo đáp công ơn của cha mẹ, mọi người sẽ viết điều ước của mình vào một tờ giấy rồi treo lên cây trúc với mong muốn nó sè trở thành hiện thực, Ở Ấn Độ, từ xưa đã thực hiện ngày lễ này nhung lại theo pháp Vũ Lan Bồn. Ở Trung Quốc, vào năm 538, nhà vua Lương Võ Đế đầu tiên thực hiện nghi lễ này, sau đó các bậc Đê vương vẫn thực hiện theo, trở thành truyền thống tới ngày nay.

Tại Việt Nam, dòng người vẫn đổ xô ra dòng đời, đầy vội vã, nhưng bỗng nhiên, vào ngày 15 tháng 7 này, nhịp sống bỗng dưng chậm lại, sắc hoa trắng xen lẫn đỏ trên ngực áo của những người con nhuộm buồn lòng người. Tại Việt Nam. bao giờ cũng phải cúng trong chùa trước, sau đó mới cúng tại gia. Thường phải cúng vào buổi sáng, tránh cúng vào chiều, tối, khi mặt trời đã lặn nghi lễ cúng gồm hai mâm: mâm tổ tiên và mâm chúng sinh.

Trên mâm tổ tiên thường có cỗ mặn, tiền vàng, những vật làm bằng giấy dành cho con người cõi Âm tượng trưng cho những vật truyền thống như giày dép, quần áo hay thậm chí là người giúp việc, đồng thời cũng có những vật hiện đại như tivi, điện thoại, xe cộ,... để cho họ có một cuộc sống đầy đủ như người dương thế.

Trên mâm chủng sinh thường có quần áo nhiều màu (xanh, đỏ, tím,...); chè lam, bỏng ngô, gạo vừng, bánh quế, tiền xu,... những vật liệu cô hồn, ma đói ở trong chùa, khi cúng xong cho những đứa trẻ vào giật tượng trưng cho cô hồn.

Những người con có thể chọn cho mình một bông hoa cài lên ngực áo với ý nghĩa tri ân cuộc sống tốt đẹp này. Hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng. Ai còn mẹ thì cài hoa đỏ. Người có hoa hồng đỏ hẳn sẽ tự hào vô cùng khi mình còn mẹ cha. Ai cài bông trắng sẽ như một lời nhắc nhở rằng mình đã mất những gì quan trọng nhất, từ đó hành động cho phải với lương tâm.

Bản chất cuộc đời như con thuyền ngoài biển khơi, lúc thì sóng yên biên lặng, lúc thì bão tố phong ba. Người luôn bên ta trên con đường đời này không ai khác là cha, là mẹ. Đi đâu trên thế gian này tìm được một điểm tựa vững chắc như cha, một vòng tay ấm áp như mẹ là một điều hạnh phúc trần đời. Ngày lễ Vu Lan như một hồi chuông thức tỉnh tiềm thức của giới trẻ ngày nay, như một lời nhắc nhở: “Ai còn cha mẹ..xin đừng thờ ơ!”

0
0
光藤本
30/01/2020 20:05:25

Trong dòng văn hoá và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa, giữa sự đa dạng và đa diện của các dòng dân ca: chèo của Thái Bình, Nam Định, chèo tàu của Hà Tây, hát dặm Nghệ An, Hà Tĩnh, ca trù, ca Huế, dân ca Nam Bộ... vẫn lấp lánh một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo, tựa như:

Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc...

Chị Hai xinh, tang tình là chị Hai đứng...

Đó là dân ca quan họ vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh.

Quan họ vừa như một làn điệu hội tụ "khí chất" của rất nhiều làn điệu dân ca: cái trong sáng, rộn ràng của chèo; cái thổn thức, mặn mà của hát dặm; cái khoan nhịp sâu lắng của ca trù; cái khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam Bộ. Nhưng trên hết, quan họ mang "khí chất" của chính quan họ, là hồn của xứ sở quan họ, là "đặc sản" tinh thần của Kinh Bắc - Bắc Ninh.

Nằm kề cận với thủ đô, có diện tích nhỏ nhất nước, với sáu huyện, thị, nhưng khát vọng trí tuệ, khát vọng sống, khát vọng khẳng định mình của Kinh Bắc chẳng nhỏ tí nào. Sách cổ của người xưa từng ngưỡng mộ: "Kinh Bắc nổi tiếng văn nhã". Đất Kinh Bắc là nơi kết tụ của tài hoa các làng nghề: làng tranh Đông Hồ, làng giấy Đống Cao, làng chạm khắc Phù Khê, làng đồng Đại Bái, làng buôn Phù Lưu... là đất của hàng nghìn di tích lịch sử, danh thắng của các đình, đền, chùa nổi tiếng. Người Kinh Bắc thông minh, tinh tế, ở bất cứ thời đại lịch sử nào Kinh Bắc cũng hiến cho đời không ít những danh nhân, nhân tài, kẻ sĩ, các bậc hiền tài... Các cộng đồng làng Kinh Bắc từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, gắn kết với nhau trong tình làng nghĩa xóm, trong lao động cần cù, trong khát vọng yêu thương, vượt lên thiên tai, địch hoạ, vượt lên gian khó, "thương người như thể thương thân", "tứ hải giao tình" (bốn biển một nhà) như lời dân ca quan họ. Chính cái khát vọng sống của người Kinh Bắc, đất Kinh Bắc đã hoá thân thành những làn điệu quan họ kỳ diệu: "lời thì giao duyên, tình thì anh em", vừa thực, vừa mơ, vừa giãi bày, vừa khúc chiết, vừa tình tự, vừa sâu sắc... Các làng quan họ hầu hết ở Bắc Ninh, mà theo các nghệ nhân, từng có tới 49 làng quan họ. Và như sông Cầu không bao giờ cạn, mạch sống của khúc nhạc, lời ca quan họ cũng không khi nào nhạt phai dù đã trải qua bao đời người và bao nhiêu biến động thời thế. Đến bây giờ Hội làng quan họ vẫn là nguồn cảm hứng mùa xuân bất tận của xứ Kinh Bắc. Các Hội làng gắn bó đặc biệt với hát quan họ, không thể nào có hội làng trên mảnh đất Bắc Ninh mà thiếu vắng sắc màu và âm thanh quan họ. Những hội hè này trải dài từ mồng 4 Tết âm lịch đến 28 tháng 3 âm lịch. Đặc sắc nhất vẫn là Hội Lim ở huyện Tiên Sơn. Vào những ngày hội, nam thanh nữ tú các nơi đổ về, trẩy hội tưng bừng, để được nghe các liền anh, liền chị xiêm y mớ bảy mớ ba, hát đối đáp, hát canh, hát hội, hát mừng...

 

Dân ca quan họ quả là một tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, nó cần được tiếp tục nuôi dưỡng, trân trọng gìn giữ và lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau, ở trong nước và cho cả cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Trong suy nghĩ đó, CLB Văn hoá xin trân trọng giới thiệu những nét đặc sắc nhất của dân ca quan họ, từ khái quát về quê hương quan họ với những truyền thống xứ Kinh Bắc, về các làng quan họ, các lề lối ca hát và phong tục giao du; đến lời ca quan họ với sự phân tích về nội dung lời ca và nghệ thuật thơ ca. Âm nhạc trong dân ca quan họ cũng được điểm với những thể dạng, hình thức cấu trúc điển hình, mối quan hệ giữa âm nhạc với hình thức lời ca... Và không thể thiếu được là một số làn điệu quan họ, vừa có kinh điển, vừa có cả cải biên, được trình bày bởi tiếng hát dung dị, trữ tình của chính những liền anh, liền chị trên quê hương quan họ Kinh Bắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k