LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết từ 8-10 câu trình này cảm nhận của em về câu tục ngữ

Viết từ8-10 câu trình này cảm nhận cửa em về câu tục ngữ:
      “ Lời nói chẳng mất tiền mua
    Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
 

4 trả lời
Hỏi chi tiết
234
0
0
Tran Huu Hai Hai
03/02/2020 21:05:34
Từ xa xưa, ông cha ta dã khuyên:
 
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
 
Lời nói là một phương tiện mà ai ai cũng có thể sử dụng trong giao tiếp, từ một đứa bé lên năm tới một người cao tuổi, từ một người giàu có danh giá đến những người nghèo khổ, cơ cực. Trong cuộc sống, đó là một công cụ tốt nhất để thể hiện mình và để đạt được mục đích mình mong muốn. Xã hội loài người là một xã hội có tổ chức, có văn hoá, mỗi người đều phải "lựa lời", phải chọn lời hay, ý đẹp để giao tiếp và ứng xử. Khi ta sử dựng những lời hay, ý đẹp, lại lựa lời, chọn những lời nói khéo léo, tế nhị thì người nghe vừa lòng, dễ dàng tiếp thu ý kiến của ta, ta thể hiện được mình là một con người văn minh, lịch sự làm cho người khác phải cảm phục và kính trọng. Nếu ai ai cũng "lựa lời” mà nói thì quan hệ giữa người với người trong xã hội sẽ trở nên thật tốt đẹp. Vì vậy, câu ca dao là một lời khuyên tốt, rất đúng đắn và có ý nghĩa hết sức tích cực. Thực hiện tốt lời khuyên này, ta sẽ luôn thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp. Tuy rằng "Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng thực ra nó là vô giá. Không có gì có thể rút lại được lời ta vừa nói, nên “trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”, phải đắn đo chọn lựa lời mình định nói.
 
 Một lời nói có thể làm hại người khác nhưng cũng có thể làm cho người khác sung sướng. Lời nói không phải bỏ tiền ra mua, vì ai ai cũng có thể có được, nhưng phải nói thế nào để lời nói trở nên đắt giá mới là việc khó, bắt buộc ta phải bỏ nhiều công sức suy nghĩ, trau chuốt.
 
Trong xã hội không phải ai cũng hiểu và làm theo được câu ca dao này. Có những người vì nghĩ rằng lời nói quá “rẻ”, dễ sử dụng mà đã coi thường việc “lựa lời” trước khi nói. Trong giao tiếp, họ dùng những lời lẽ thô tục, thiếu thiện chí mà không biết rằng tác hại của nó sẽ rất lớn.
 
Họ tự đánh mất đi nếp sống văn minh, coi thường đạo đức xã hội. Lời nói đối với họ là một cái gì đó rất tầm thường, rẻ mạt. Có người lại bộp chộp, không suy nghĩ trước khi nói, quên mất những câu căn dặn của ông cha:
 
Một lời nói quan tiền thúng thóc
 Một lời nói dùi đục cẳng tay.
 
Lại có những người ăn nói không đúng chỗ, nói năng với người trên như nói với bạn bè mình. Những người như thế sẽ không bao giờ có thể đạt dược mục đích của mình, vì người nghe sẽ khó tiếp thu, để lại những ấn tượng không đẹp cho người nghe.
 
Lời nói không đắt nhưng chính thành quả của lời nói tạo ra mới là đắt giá. Mặc dù không tốn kém, không mất tiền mua nhưng nếu biết sử dụng lời nói hợp lí, bất cứ điều gì cũng có thể diễn ra như mong muốn.
 
Tuy nhiên, “lựa lời mà nói” không có nghĩa là ... xuề xòa, bỏ hết những lời phê phán, góp ý của mình khi thấy người khác sai trái. Ông cha ta đã dạy “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Cho đù có làm “mất lòng bạn” bằng những lời góp ý thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu và yêu quí ta bởi những lời góp ý đó chỉ để cho bạn tốt hơn lên.
 
Trong quan hệ bạn bè, ruột thịt, cũng không vì “lựa lời mà nói” mà tỏ thái độ nhún nhường, sợ sệt, “chín bỏ làm mười”, dẫn đến nói những lời không đúng sự thật.
 
Đọc và hiểu câu ca dao này, ta phải có được thái độ chân thành, thẳng thắn. Lời nói đẹp là sợi dây vô hình giúp cho con người xích lại gần nhau. Người nào càng biết “lựa lời mà nói” thì người ấy sẽ càng có nhiều bạn tốt.
 
Cũng khuyên người ta trong việc ăn nói, ứng xử, ca dao có câu:
 
Thổi quyển phải biết chuyển hơi
Khuyên người nói phải lựa lời khôn ngoan.
 
Đọc lại những bài ca dao về ứng xử trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, ta thấy dù ca dao thể hiện bằng nhiều hình thức nhưng đều có chung một nội dung là phải biết “lựa lời mà nói”. Lời nói “rẻ” mà không hề rẻ một chút nào.
 
Câu ca dao là một lời khuyên bổ ích, giúp con người hoàn thiện và giúp xã hội văn minh hơn nên mỗi chúng ta đều phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt lời khuyên này. Làm như vậy là ta đã tự học tập, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
tiểu kk
03/02/2020 21:11:15

 Lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau (bao gồm cả kinh nghiệm xử thế, lao động sản xuất, học tập... ). Vì thế, nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, ông cha ta đã từng căn dặn:

Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

   Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn lời nói thích hợp thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả sẽ cao hơn. Mỗi người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, lời đẹp mà cũng có lời thô, lời vụng. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Ta có thể chọn lựa được lời nói tùy theo ý định và trình độ văn hóa của mình. Ông cha ta nhận thấy lời nói như một thứ công cụ dễ kiếm, dễ chọn trong tầm tay của mọi người. Nếu chọn đúng, lời nói sẽ tạo hiệu quả lớn, còn lựa sai, thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.

   Hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Lời nói đẹp tạo ra sự cảm thông, sự ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Đó là cơ sở để con người đạt được mục đích trong giao tiếp. Để cho vừa lòng nhau, cần phải biết lựa chọn lời nói thích hợp với đối tượng, với hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm.

   Cùng nói về một hiện tượng là cái chết nhưng có nhiều cách diễn đạt khác nhau: sư già đã viên tịch; người chiến sĩ ấy đã hy sinh vì Tổ quốc; ông cụ nơi khuất núi... Người có văn hóa khi giao tiếp thường biết lựa chọn cách nói thích hợp. Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho quan hệ thêm tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời.

   Nhưng để có khả năng lựa lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta đã từng để lại rất nhiều lời khuyên về sự cẩn trọng trong cách nói năng của con người: Ăn phải nhai, nói phải nghĩ; Học ăn, học nói, học gói, học mở.

   Tuy chú ý đến việc lựa lời để để đạt được hiệu quả giao tiếp nhưng người xưa không bao giờ cho rằng mục đích giao tiếp là để vừa lòng nhau.

   Cần phải chọn lời nói thích hợp, nhưng đúng đắn chứ không phải chỉ quan tâm đến sự đồng tình của người nghe, bởi vì có những khi nói thật mất lòng. Một lời nói êm tai, nhẹ nhàng nhưng giả dối không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, lời nói thích hợp trước hết phải là lời nói chân thật, sau đó mới là lời nói đẹp.

   Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người . Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta cần phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.

0
0
tiểu kk
03/02/2020 21:13:00
Từ xa xưa, ông cha ta dã khuyên:
 
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
 
Lời nói là một phương tiện mà ai ai cũng có thể sử dụng trong giao tiếp, từ một đứa bé lên năm tới một người cao tuổi, từ một người giàu có danh giá đến những người nghèo khổ, cơ cực. Trong cuộc sống, đó là một công cụ tốt nhất để thể hiện mình và để đạt được mục đích mình mong muốn. Xã hội loài người là một xã hội có tổ chức, có văn hoá, mỗi người đều phải "lựa lời", phải chọn lời hay, ý đẹp để giao tiếp và ứng xử. Khi ta sử dựng những lời hay, ý đẹp, lại lựa lời, chọn những lời nói khéo léo, tế nhị thì người nghe vừa lòng, dễ dàng tiếp thu ý kiến của ta, ta thể hiện được mình là một con người văn minh, lịch sự làm cho người khác phải cảm phục và kính trọng. Nếu ai ai cũng "lựa lời” mà nói thì quan hệ giữa người với người trong xã hội sẽ trở nên thật tốt đẹp. Vì vậy, câu ca dao là một lời khuyên tốt, rất đúng đắn và có ý nghĩa hết sức tích cực. Thực hiện tốt lời khuyên này, ta sẽ luôn thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp. Tuy rằng "Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng thực ra nó là vô giá. Không có gì có thể rút lại được lời ta vừa nói, nên “trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”, phải đắn đo chọn lựa lời mình định nói.
 
 Một lời nói có thể làm hại người khác nhưng cũng có thể làm cho người khác sung sướng. Lời nói không phải bỏ tiền ra mua, vì ai ai cũng có thể có được, nhưng phải nói thế nào để lời nói trở nên đắt giá mới là việc khó, bắt buộc ta phải bỏ nhiều công sức suy nghĩ, trau chuốt.
 
Trong xã hội không phải ai cũng hiểu và làm theo được câu ca dao này. Có những người vì nghĩ rằng lời nói quá “rẻ”, dễ sử dụng mà đã coi thường việc “lựa lời” trước khi nói. Trong giao tiếp, họ dùng những lời lẽ thô tục, thiếu thiện chí mà không biết rằng tác hại của nó sẽ rất lớn.
 
Họ tự đánh mất đi nếp sống văn minh, coi thường đạo đức xã hội. Lời nói đối với họ là một cái gì đó rất tầm thường, rẻ mạt. Có người lại bộp chộp, không suy nghĩ trước khi nói, quên mất những câu căn dặn của ông cha:
 
Một lời nói quan tiền thúng thóc
 Một lời nói dùi đục cẳng tay.
 
Lại có những người ăn nói không đúng chỗ, nói năng với người trên như nói với bạn bè mình. Những người như thế sẽ không bao giờ có thể đạt dược mục đích của mình, vì người nghe sẽ khó tiếp thu, để lại những ấn tượng không đẹp cho người nghe.
 
Lời nói không đắt nhưng chính thành quả của lời nói tạo ra mới là đắt giá. Mặc dù không tốn kém, không mất tiền mua nhưng nếu biết sử dụng lời nói hợp lí, bất cứ điều gì cũng có thể diễn ra như mong muốn.
 
Tuy nhiên, “lựa lời mà nói” không có nghĩa là ... xuề xòa, bỏ hết những lời phê phán, góp ý của mình khi thấy người khác sai trái. Ông cha ta đã dạy “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Cho đù có làm “mất lòng bạn” bằng những lời góp ý thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu và yêu quí ta bởi những lời góp ý đó chỉ để cho bạn tốt hơn lên.
 
Trong quan hệ bạn bè, ruột thịt, cũng không vì “lựa lời mà nói” mà tỏ thái độ nhún nhường, sợ sệt, “chín bỏ làm mười”, dẫn đến nói những lời không đúng sự thật.
 
Đọc và hiểu câu ca dao này, ta phải có được thái độ chân thành, thẳng thắn. Lời nói đẹp là sợi dây vô hình giúp cho con người xích lại gần nhau. Người nào càng biết “lựa lời mà nói” thì người ấy sẽ càng có nhiều bạn tốt.
 
Cũng khuyên người ta trong việc ăn nói, ứng xử, ca dao có câu:
 
Thổi quyển phải biết chuyển hơi
Khuyên người nói phải lựa lời khôn ngoan.
 
Đọc lại những bài ca dao về ứng xử trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, ta thấy dù ca dao thể hiện bằng nhiều hình thức nhưng đều có chung một nội dung là phải biết “lựa lời mà nói”. Lời nói “rẻ” mà không hề rẻ một chút nào.
 
Câu ca dao là một lời khuyên bổ ích, giúp con người hoàn thiện và giúp xã hội văn minh hơn nên mỗi chúng ta đều phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt lời khuyên này. Làm như vậy là ta đã tự học tập, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
0
0
_Rin Rin_
04/02/2020 09:09:49

Từ cổ chí kim, giao tiếp là nhu cầu thiết yếu của con người. Thời cổ đại, khi chưa có tiếng nói, con người đã trao đổi với nhau bằng những hành động, kí tự, kí hiệu khắc trên cát, trên đá hoặc trên thanh tre. Sau quá trình tiến hóa và phát triển, loài người cũng đã phát minh ra tiếng nói riêng biệt để giao tiếp với những người xung quanh. Và khi ấy, họ cũng đã tự đúc rút thành kinh nghiệm cho các thế hệ sau:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

Câu thành ngữ của dân gian chia làm hai vế câu. Vế thứ nhất đưa ra nhận thức của con người rằng lời nói- âm thanh phát ra từ miệng dùng để trao đổi, trì chuyện giao tiếp với xung quanh và nó thì không mất tiền để mua bán. Trên cơ sở đó, dân gian đưa ra lời khuyên hãy lựa lời tức là nói chọn lựa lời nói phù hợp, khôn ngoan để nói cho vừa, cho bằng lòng nhau. Đó cũng là một bài học, một kinh nghiệm sống để thật hài hòa với cuộc sống xung quanh.

Lời nói là âm thanh vô hình, không thể cầm, nắm mà chủ nghe được bằng thính giác. Lời nói mang tính cá thể hóa cao độ, không phải một hàng hóa vật chất như thóc, lúa, gạo... để có thể mua, bán, trao đổi bằng đồng tiền. Hơn nữa, lời nói là kết quả của quá trình suy nghĩ của cá nhân để bật ra nhằm một mục đích nào đó trong cuộc sống. Sống là cho chính mình, để kiến tạo những giá trị tự thân nên không bao giờ và chưa bao giờ con người muốn sống nhờ, sống gửi, sống dựa dẫm vào người khác bằng cách để họ mua chuộc chính mình. Khi ấy, đồng tiền không thể trở thành sức mạnh vạn năng để đi mua lời nói.

Lời nói cất lên chẳng mất tiền mua, chẳng mất đồng tiền nào- thứ mà người ta thường coi trọng trong xã hội nên dân gian khuyên răn: "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".  Triết học đã đúc kết "Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội". Khi đã sinh ra trên cõi đời này, mỗi người đều mang trong mình xứ mệnh hòa đồng, sống và tạo dựng những mối quan hệ để sự sống đẹp và ý nghĩa hơn. Và lời nói chính là một trong những phương tiện quan trọng nhất để con người giao tiếp, trao đổi, hòa nhập với cuộc sống xung quanh. Hãy thử tưởng tượng trong thời đại này mà bạn không nói, suốt ngày chỉ câm nín và lặng thinh thì cũng chẳng khác gì các xác vô hồn, sống chỉ như là tồn tại.

Song, những lời nói phát ra không phải vu vơ, bâng quơ mà trước nhất là để vừa lòng người, để đạt được mục đích cao nhất trong cuộc đối thoại. Muốn vậy thì lời nói cần chân thật, xuất phát từ tấm lòng chân thành của người nói. Lời lẽ mộc mạc, không quá phô trương và hoa mĩ. Cái tình đẹp đẽ sẽ đi vào lòng người khiến họ bị thuyết phục như dân gian đã chia sẻ: "nói ngọt lọt đến xương". Hãy đặt mình vào người nghe để hiểu về trái tim và tâm hồn họ, để không cất lên những lời nói vô duyên, làm mất lòng tin yêu ở người khác. Muốn vậy, cần suy nghĩ kĩ trước khi nói rằng mình nói với ai, nói để làm gì và nói như thế nào: "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói".

Bên cạnh đó, lời nói cũng thể hiện trình độ văn hóa xã hội của mỗi người, đó là hệ quả của quá trình học tập, rèn luyện, tích lũy; là sản phẩm của tính cách, môi trường, giái dục. Hơn nữa, tâm lí mỗi người là thích được nghe những lời hay ý đẹp, đặc biệt là những lời khen về bản thân mình nên hãy khéo léo ăn nói để có được thiên hạ.

Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng có thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Có thể những lời nói thẳng nói thật sẽ làm phiền lòng, làm người khác tỏ ý không thích nhưng " mất lòng trước được lòng sau", góp ý một cách nhẹ nhàng và tế nhị để họ biết cách mà khắc phục. Ta cũng cần phê phán những kẻ lợi dụng lời nói ngon ngọt, ba hoa, giả dối vì mục đích vụ lợi, mua chuộc. Không ít người dân vì nghe lời kẻ khác xúi giục mà tự hại bản thân mình. Hãy cùng hoàn thiện nhân cách để hòa nhập cùng thời đại, hãy không ngừng học tập và trau dồi!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư