Rau là cây trồng trong thời gian ngắn, nhu cầu dinh dưỡng của nó rất cao, dat rau luôn ẩm ướt đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh và phát triển. Người trồng rau muốn có năng suất cao bắt buộc phải phun thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại. Khi phun thuốc tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt lá, quả, thân, mặt đất, mặt nước và tạo thành một lớp lắng động đó là chất dư lượng ban đầu của thuốc.
Theo thống kê của Viện bảo vệ thực vật, hiện nay ở Việt Nam đang dùng khoảng 270 loại thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trị bệnh, 160 loại thuốc diệt cỏ, 12 loại thuốc diệt chuột và 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng. Hàng năm lại có nhiều thứ thuốc khác ra đời chưa kể thuốc nhập lậu không qua kiểm soát.
Chủng loại thuốc nhiều, song do thiếu hiểu biết, do thói quen sợ mất mùa nên nhiều nơi vẫn dùng các loại thuốc đã quen thuộc, những loại thuốc này thường là thuốc có độ độc cao đã bị cấm dùng hoặc hạn chế dùng ở các nước khác như DDT, monitor, volfatoc,... Mặt khác, các loại thuốc này giá thành rẻ, diệt được nhiều chủng loại sâu, hiệu quả lại cao nên người trồng rau vẫn thích dùng.
Do đó mà số người bị ngộ độc rau ăn ngày càng cao, theo thống kê của Bộ y tế, năm 1997 có 585 vụ ngộ độc với 6421 người, đã làm chết 46 người trong số đó có 6103 người ngộ độc tbvtvdo ăn rau và tự tử bằng thuốc trừ sâu. So với năm 1996 có 50 vụ với 1341 người bị ngộ độc với 25 người chết...
Gần đây, ở nhiều địa phương những người trồng rau không thực hiện đúng quy định khi phun thuốc như vừa phun thuốc vài ngày đã thu hoạch rau, khi đi phun không đeo khẩu trang, phun ngược gió cũng làm bản thân người trồng rau bị ngộ độc.
Mặt khác, các chất độc hại này chưa được các cơ quan nhà nước quản lý, các cơ sở kinh doanh thuốc không có giấy phép nên thuốc cấm dùng còn nhập tràn lan. Ngay cả Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh thuốc volfatoc, monitor vẫn còn phun với khối lượng lớn hơn quy định 6,45 lần/vụ với các loại rau cải, 5,7 lần với đậu đỗ.
Ở những vùng trồng rau chuyên canh như Hà Nội, Đà Lạt hệ số sử dụng ruộng đất cao, trồng rải đều quanh năm đã tạo nguồn thức ăn liên tục cho sâu và tạo điều kiện cho bướm ngày càng di chuyển mạnh từ ruộng sắp thu hoạch sang ruộng trồng mới, do đó phải dùng thuốc trừ sâu thường xuyên. Ví như một vụ bắp cải phải phun 7 - 15 lần với lượng thuốc 4 - 5 kg a.i (hoạt chất gây độc có trong sản phẩm, tạo nên tính chất và công dụng của sản phẩm đó) trong thời gian 75 - 90 ngày. Người trồng rau cũng không chú ý đến thời gian cách ly an toàn từ khi phun lần cuối đến lúc thu hoạch theo quy định của từng loại thuốc. Nhiều người trồng rau để bán được giá thường thu hoạch sau khi phun 3 ngày, còn rau để gia đình ăn thì không phun thuốc hoặc phun rất ít.
Trong việc bảo vệ hạt hiện nay người ta vẫn dùng DDT nên mức độ nhiễm tbvtv càng phức tạp. Hậu quả của việc dùng thuốc bừa bãi, không có quản lý nên hằng năm có nhiều người ngộ độc nhẹ gia đình tự xử lý ở nhà nên không thể thống kê hết được.