LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài Chó soi và Chó nhà

4 trả lời
Hỏi chi tiết
774
1
0
Trần Hữu Việt
05/05/2020 19:03:48

Nghệ thuật trong văn học là nơi thăng hoa của hiện thực, nhìn thấu đời sống nội tâm của mỗi nhân vật. Khác với nó, văn bản khoa học lại đi sâu vào nghiên cứu tự nhiên rồi rút ra nhận định về sự vật. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là một công trình nghiên cứu nổi tiếng của Hi-pô-lít Ten, bằng cách so sánh và khám phá nhà văn đã chỉ ra sự khác nhau giữa hai loại văn bản khoa học và nghệ thuật. Dưới từng góc nhìn khác nhau chó sói và cừu lại bật lên một nét tính cách đối lập. Chó sói loài bạo chúa độc ác, quỷ quyệt nhưng có khi lại đáng thương vô cùng. Cừu một “thần dân”, hèn nhát yếu đuối nhưng ẩn sâu là một con vật thân thương, tốt bụng.

Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là một nhà triết gia, sử gia và là nhà nghiên cứu văn học lừng danh của Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. La-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông là một công trình nghiên cứu nổi tiếng của H.Ten viết năm 1853. Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten được trích từ chương II, phần thứ hai của công trình trên. Đoạn trích so sánh hình tượng chó sói và cừu trong cách nhìn của hai tác giả La-phông-ten và Buy-phông, từ đó H.Ten đã làm nổi bật đặc trưng của nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách cảm nhận của người nghệ sĩ.

H.Ten đã mượn lời bài thơ ngụ ngôn Chó sói và cừu của La-phông-ten để làm chủ đề nghiên cứu cho tác phẩm của mình. Nhân vật chó sói và cừu trong bài thơ đại diện cho hai thế lực đối lập. Một bên là tên bạo chúa, hung ác, tàn bạo, xảo quyệt. Một bên là cừu con yếu ớt, đáng thương, tội nghiệp.

Tác giả Buy-phông trong công trình nghiên cứu Vạn vật học nổi tiếng của mình, ông đã chỉ ra rõ những đặc tính tự nhiên của loài cừu là “ngu ngốc và sợ sệt”. Chính vì vậy mà loài cừu thường tập trung thành bầy, không bao giờ dám tách đàn, chỉ một tiếng động nhỏ xíu phát ra cũng làm cho bầy cừu co rúm lại với nhau. Ông nói loài cừu đã “sợ sệt như thế lại còn hết sức đần độn”, bởi vì thế “chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm”. Loài cừu với sự ngu ngốc của mình chúng dễ dàng trở thành con mồi ngon của kẻ thù, chẳng thể trốn thoát cũng không thể chống trả bởi sự yếu ớt, bản tính nhút nhát của bản thân. Chẳng những thế theo Buy-phông loài cừu còn là con vật chậm chạp và kém linh hoạt, chúng ở đâu cứ đứng yên một chỗ “ngay dưới trời mưa, ngay trong tuyết rơi” chúng dường như không cảm nhận được sự bất tiện của mình, chúng quá an toàn và không dám bước ra khỏi cái lối sống rập khuôn của mình. Cứ đứng lì ra và để chúng di chuyển phải có một con đầu đàn đi trước và cứ thế những con khác “bắt chước nhất nhất làm theo”. Có những khi cả con đầu đàn cũng ỳ ra cùng với bầy đàn của nó, phải có gã chăn cừu “thôi thúc” hoặc “chó xua đi”.

Khác với Buy-phông, nhà thơ La-phông-ten đã miêu tả loài cừu bằng đời sống tâm hồn của nó. Các con cừu trong thơ ông là con vật “thân thương và tốt bụng”, là con vật có tình mẫu tử thiêng liêng. Cừu mẹ có thể nhận ra con của nó trong đám đông chỉ cần nghe tiếng kêu nhẹ nó liền chạy đến ngay lập tức. Nó đứng yên trên mặt đất lạnh tanh hàng giờ đồng hồ để cho con bú, vẻ mặt cừu mẹ “nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng về phía trước”, mặt dù rất lạnh và mệt mỏi con cừu ấy vẫn chịu đựng, vẫn làm tròn trách nhiệm của người mẹ. Có thể nói La-phông-ten với con mắt nghệ thuật của mình đã nhìn thấu nội tâm loài cừu, ông động lòng cảm mến và xót thương cho con vật tội nghiệp ấy.

Nhắc đến loài sói chắc hẳn ta đều biết đó là một loài thú hoang dã, độc ác và luôn thèm khát máu tanh. Nhưng với sự nhạy cảm và sâu sắc của mình La-phông-ten đã khám phá ra một khía cạnh khác của loài sói “khốn khổ và bất hạnh”. Tuy là một tên trộm cướp nhưng cũng đáng thương chẳng kém, luôn mang bộ mặt “lấm lét”, “lo lắng” chúng sợ hãi khi bị truy đuổi. Với ông loài sói hung ác chẳng qua cũng chỉ là “gã vô lại” luôn luôn bị đói khát và bị “ăn đòn”. Con sói của La-phông-ten xảo quyệt và gian manh nó dùng lời lẽ dối trá để đưa cừu con vào tròng nhưng “tính cách thì phức tạp”, dưới ngòi tâm hồn nhạy cảm và thấu hiểu của người nghệ sĩ loài sói đáng sợ nhưng cũng đángthương. Tuy độc ác đấy nhưng sói lại vụng về và chẳng có tài chí gì, chúng luôn bị mắc mưu, đói meo và hoá rồ. La-phông-ten đã “dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc” thì Buy-phông lại dựng một “vở bi kịch về sự độc ác”. Chó sói sống đơn lẻ chúng không thích tụ tập bầy đàn, khi ta thấy chúng tụ tập thì chắc chắn là một cuộc chinh chiến ồn ào ầm ĩ, tiếng kêu hú vang trời, chúng tấn công con mồi lớn như: Con hươu, con bò, con nai,… Khi kết thúc cuộc rượt đuổi con mồi chúng quay về với cuộc sống “lặng lẽ và cô đơn”. Loài sói với bản tính lấm lét, hoang dã, rùng rợn, hôi hám, hư hỏng,… “cái gì cũng làm ta khó chịu”. Theo Buy-phông, chó sói quả là loài vật đáng ghét “lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng”.

Đoạn trích của H.Ten đã vận dụng thành công biện pháp so sánh hai hình tượng cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten cùng với những nghiên cứu của nhà khoa học Buy-phông về hai loài vật ấy đã làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật chính là sáng tạo, là nhìn sự vật, hiện tượng dưới nhiều góc độ hiện thực và nhân văn. Đồng thời H.Ten đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai văn bản khoa học và nghệ thuật. Trong khi văn bản khoa học tập trung nghiên cứu về đặc điểm, tính chất tự nhiên của sự vật thì văn bản nghệ thuật lại đào sâu khai thác tâm hồn của từng nhân vật, dưới cái nhìn phong phú, đa chiều của người viết.

Đoạn trích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten  của Hi-pô-lít Ten là một công trình nghiên cứu văn học xuất sắc. Bằng bố cục chặt chẽ, lời nghị luận sắt bén giàu sức thuyết phục tác giả đã chỉ ra cách nhìn khác nhau giữa nhà khoa học và nhà thơ về hai con vật là cừu và chó sói. Thông qua đó H.Ten muốn cho người đọc thấy được tài năng xây dựng hình tượng của La-phông-ten trong bài thơ ngụ ngôn Chó sói và cừu.

nguồn: mạng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Chou
05/05/2020 19:05:07
Chó nhà và chó sói vốn dĩ cùng chung một dòng máu, mã gen. Các nhà nghiên cứu di truyền đã giải trình ADN và xác nhận mối liên hệ giữa hai loài này. Tuy có ngoại hình tương tự nhau, nhưng chó nhà và chó sói hoang dã hoàn toàn khác nhau cả về tính cách, tập quán và khí chất.

Xưa kia, Eurasia và Bắc Mỹ là miền đất quê hương của phần lớn chó sói hoang trên thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển và xâm lấn của loài người khiến cho giống này sụt giảm về quân số. Trong khi đó thì chó nhà, bạn có thể gặp chúng ở bất cứ đâu mà bạn đến.


 
1
0
Chou
05/05/2020 19:05:31

Chó nhà có hộp sọ tương đối nhỏ, với các hình dáng khuôn mõm và bộ hàm nhai đơn giản. Ngược lại, chó sói có một hộp sọ với kích cỡ lớn, và hàm răng có sức nghiền mạnh mẽ.

Bộ não của chó nhà cũng nhỏ hơn, với các dây thần kinh cùng cơ tốn ít calo hơn so với chó sói. Điều này đơn giản là do sự tiến hóa phù hợp thích nghi với điều kiện sống. So sánh về kết cấu bộ não cũng như trí khôn, chó sói hoang dã thông minh hơn rất nhiều so với chó nhà. Kể cả là so với những loài chó được đánh giá là thông minh nhất thế giới.

Một con sói khỏe mạnh thường có tứ chi cao khỏe, nhiều cơ chằng linh hoạt, săn chắc. Lồng ngực của chó sói hoang dã cũng khá hẹp, với khuỷu chân trước hướng vào phía trong, bàn chân hướng ra ngoài. Chó sói hoang dã còn có một tuyến tiền thân ở gốc đuôi, chuyên để giải phóng pheromone lên con sói khác trong đàn. Hành động này như một dấu hiệu để nhận biết đồng loại cùng đàn.

Ở chó nhà, tuyến tiền thân này gần như biến mất, chỉ còn lại gốc tích như một dấu ấn của việc bị thuần hóa. Chó nhà có các cơ và chi nhỏ hơn rất nhiều so với chó sói hoang dã. Các giống chó lớn hiện tại cũng chỉ có chi bằng một nửa chiều cao so với chó sói. Đuôi của chó cũng tùy giống mà vểnh lên hoặc cụp xuống chứ không cụp hẳn như chó sói.

0
0
con cá
05/05/2020 19:14:49

Chó nhà có hộp sọ tương đối nhỏ, với các hình dáng khuôn mõm và bộ hàm nhai đơn giản. Ngược lại, chó sói có một hộp sọ với kích cỡ lớn, và hàm răng có sức nghiền mạnh mẽ.

Bộ não của chó nhà cũng nhỏ hơn, với các dây thần kinh cùng cơ tốn ít calo hơn so với chó sói. Điều này đơn giản là do sự tiến hóa phù hợp thích nghi với điều kiện sống. So sánh về kết cấu bộ não cũng như trí khôn, chó sói hoang dã thông minh hơn rất nhiều so với chó nhà. Kể cả là so với những loài chó được đánh giá là thông minh nhất thế giới.

Một con sói khỏe mạnh thường có tứ chi cao khỏe, nhiều cơ chằng linh hoạt, săn chắc. Lồng ngực của chó sói hoang dã cũng khá hẹp, với khuỷu chân trước hướng vào phía trong, bàn chân hướng ra ngoài. Chó sói hoang dã còn có một tuyến tiền thân ở gốc đuôi, chuyên để giải phóng pheromone lên con sói khác trong đàn. Hành động này như một dấu hiệu để nhận biết đồng loại cùng đàn.

Ở chó nhà, tuyến tiền thân này gần như biến mất, chỉ còn lại gốc tích như một dấu ấn của việc bị thuần hóa. Chó nhà có các cơ và chi nhỏ hơn rất nhiều so với chó sói hoang dã. Các giống chó lớn hiện tại cũng chỉ có chi bằng một nửa chiều cao so với chó sói. Đuôi của chó cũng tùy giống mà vểnh lên hoặc cụp xuống chứ không cụp hẳn như chó sói.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư