Từ xưa đến nay, con người luôn phải làm việc để có cái ăn, trang trải cuộc sống. Trái lại, một số người lại quá ỷ lại, xem thường lao động lại mong được sống đủ đầy. Chỉ với bảy câu ngắn gọn, Huấn Rose đã để lại trong lòng người nghe hàng vạn suy tư về cuộc đời, về lẽ sống. Bất kể là người nơi phồn hoa phố thị hay người thôn quê, chân lấm tay bùn, câu nói của anh sẽ luôn là nguồn động lực lớn để phấn đấu.
Câu mở đầu, tác giả làm rõ vai trò quan trọng của sự liều lĩnh. Bước ra xã hội, ai ai cũng phải tự vật lộn với chính mình để "bươn chải" kiếm sống. Mỗi người tự chọn cho mình một cách kiếm sống khác nhau, song muốn được hơn người khác thì phải "liều". Bằng câu ghép với hai vế đối lập nhau, anh khẳng định: "Liều thì ăn nhiều, không liều thì ăn ít". Thật vậy, nếu không dám lựa chọn cái khó hơn để thách thức, con người sẽ đứng mãi một chỗ, chỉ ở mức thỏa mãn chính bản thân mình. Ai cũng biết rõ, "liều" tức là đánh cược bản thân. Trong trận đánh cược ấy, thắng, ta có tất cả ; thua, ta mất tất cả. Một "trò chơi" khá nguy hiểm nhưng nó lại là yếu tố quyết định ai là kẻ thành công, ai là kẻ thất bại. "Ăn nhiều" hay "ăn ít", quyền lựa chọn thuộc về bạn.
Ba câu tiếp theo, tác giả đi vào làm rõ yêu cầu cần có của sự thành công. Con đường đến thành công bắt buộc phải trải qua "đắng cay ngọt bùi". Đấy chính là hương vị của cuộc sống. Phải "nếm" thử mới biết cuộc sống thế nào, phải "mạo hiểm" mới biết mình thành công ra sao. Chẳng ai dám khẳng định mình thành công trong khi chưa thực sự cố gắng cả. Có chăng, đó cũng chỉ là lời dối lòng hay tự thỏa mãn trước chính mình. Chịu “nguy hiểm”, ta có thể một bước tiến tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng đừng ép mình vào những lối đi quá nguy hiểm, chỉ “nguy hiểm một tí nhưng trong tầm kiểm soát” là đủ. Hãy tự hỏi bản thân, khả năng của mình đến đâu nếu thực sự cố gắng. Nếu không thể làm được, đừng cố vượt qua giới hạn của chính mình. Hãy cố tìm những giới hạn khác, những thách thức khác. Phải nói, cuộc sống này quá phức tạp. “Chỉ có làm, chịu khó cần cù”, ta mới dám nghĩ đến ngày thành công.
Câu thứ năm, tác giả đã khai quát và rút ra một quy luật của cuộc sống: “Chỉ có làm thì mới có ăn”. Ngắn gọn, hàm súc, song câu văn lại có sức ảnh hưởng lớn, mang một ý nghĩa sâu sắc, trường tồn, bất diệt. Với cấu trúc “Chỉ có... mới có...”, tác giả khẳng định “làm” và “ăn” là hai khái niệm có mối quan hệ nhân – quả, vốn không thể tách rời. “Làm” thì chắc chắn sẽ có “ăn”, muốn “ăn” thì bắt buộc phải “làm”. Theo anh, lý do không có “ăn” chỉ có một: không “làm”.
Hai câu cuối, Huấn Rose bộc lộ mãnh liệt cảm xúc của mình trước những con người không chịu cố gắng, ỷ lại vào người khác và thậm chí còn mong cầu một điều may mắn nào đó xảy đến. Hãy ngưng mơ đi vì sẽ chẳng có điều may mắn nào đến đâu! Anh ghét cay ghét đắng những người luôn than thở rằng “không có ăn”, cuộc sống này quá bất công, song bản thân thì lại “không làm”. Cả ngày ngồi ì ra một chỗ rồi lại mong có được đủ điều, quả là không biết nhục. Đối với những loại người như thế, theo anh, chỉ có “ăn đầu bu*i, ăn cứt”. Đây là hai hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, mang nhiều lớp nghĩa đặc biệt. Chúng chính là biểu tượng của sự thất bại, thất bại trong cả cuộc sống và trong nhân cách con người. Qua đó, tác giả còn muốn nói rằng: Không chịu cố gắng thì hãy tự giẫm đạp lên chính thất bại của mình mà sống, hãy lấy chúng mà "ăn" qua ngày Chỉ có thế là “dễ” cho những loại người quá lười lao động lại đòi hỏi một cuộc sống đủ đầy. Không những vậy, hai hình ảnh còn biểu trưng cho vết ố đen của xã hội, là sự xuống dốc của ý thức con người. Đây là hiện trạng không thể chấp nhận được !
Như vậy, Huấn Rose đã mang đến một đạo lí chưa bao giờ lỗi thời, dù là ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Hãy lấy đó làm bàn đạp mà tiến lên phía trước, tiền về phía cánh cửa của sự thành công. Hãy lao động mà kiếm sống, đó là vinh quang !