Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khi sử dụng nồi cơm điện cần chú ý điều gì?

Khi sử dụng nồi cơm điện cần chú ý điều gì ?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
5.814
17
2
I love Handsome
21/06/2020 21:55:06
+5đ tặng
Không vo gạo trong nồi .Lau khô nồi
Dùng 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi cơm điện
Hạn chế cắm dây điện của nồi cơm chung ổ cắm với các thiết bị khác có công suất cao
Không bít lỗ thoát hơi
Không bấm nấu lại nhiều lần

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
3
buồn
21/06/2020 21:55:48
+4đ tặng
Không vo gạo trong nồi .Lau khô nồi rồi bỏ
Dùng 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi cơm điện
Hạn chế cắm dây điện của nồi cơm chung ổ cắm với các thiết bị khác có công suất cao
Không bít lỗ thoát hơi
Không bấm nấu lại nhiều lần
1
0
I love Handsome
21/06/2020 21:56:19
+3đ tặng
Nấu món khác với nồi cơm điện
Lưu ý khi sử dụng dụng cụ múc cơm
Vệ sinh nồi cơm
Lưu ý về chỗ để nồi cơm
5
3
Chi
21/06/2020 21:56:45
+2đ tặng
1. Không vo gạo trong nồi: Không nên vo gạo trực tiếp trong nồi con của nồi cơm điện để tránh làm bong tróc lớp chống dính, cũng như tránh việc va đập làm nồi cơm bị móp, gây ra hiện tượng tiếp xúc với mâm nhiệt không tốt, gia nhiệt không đều làm cơm bị nhão, bán sống bán chín.
2. Lau khô nồi: Nên lau khô mặt ngoài và đáy của lòng nồi cơm trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện. Việc này giúp bảo vệ mâm nhiệt và rơ le không bị bụi bẩn, tránh dị vật rơi vào gây mùi khét, cũng như tránh việc nồi con bị ướt, khi cấp nguồn sẽ nghe tiếng nổ lộp bộp khi nấu cơm.
3. Dùng 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi cơm điện: Dùng cả 2 tay khi đặt nồi con vào nồi cơm điện để đảm bảo nồi con và đĩa nhiệt tiếp xúc tốt nhất. Đặt nồi cơm vào bằng một tay dễ bị nghiêng, méo với rơ-le, làm nhiệt tỏa không đều gây ra hiện tượng cơm bị sượng.
4. Hạn chế cắm dây điện của nồi cơm chung ổ cắm với các thiết bị khác có công suất cao: Điều này sẽ tránh tình trạng điện tăng giảm áp đột ngột gây nên chập cháy.
5. Không bít lỗ thoát hơi: Khi nấu cơm, không bít kín lỗ thoát hơi của nồi cơm điện. Không mở nắp khi nấu cơm. Khi cơm chín, mở nắp nồi cơm dùng muỗng xới cơm cho tơi rồi đậy nắp lại để giữ nóng cho cơm.
6. Không bấm nấu lại nhiều lần: Nồi cơm điện khi nấu sẽ không có cơm cháy, nhưng nhiều người thường nhấn nút Cook lại nhiều lần để tạo cơm cháy. Việc này dẫn đến rơ-le bật liên tục dẫn đến giảm tuổi thọ của nồi cơm.
7. Nấu món khác với nồi cơm điện: Nồi cơm điện ngoài nấu cơm còn có thể dùng hấp bánh, nấu xôi, nấu cháo, luộc rau. Tuy nhiên, không chế biến món hầm hay món xào với nồi cơm điện vì sẽ làm nồi mau bị hỏng.
8. Lưu ý khi sử dụng dụng cụ múc cơm: Chỉ dùng dụng cụ nấu ăn bằng nhựa hay gỗ với nồi cơm điện, không dùng vật kim loại gây trầy xước lớp chống dính.
9. Vệ sinh nồi cơm: Không dùng miếng nhám chà nồi, đồ chà nồi có chứa kim loại, nên ngâm nồi cơm trong nước ấm rồi dùng giẻ mềm lau chùi lòng nồi.Cần vệ sinh cả lớp vỏ ngoài bằng vải mềm. Thường xuyên làm sạch bộ phận thoát hơi nước, đổ bỏ nước thừa trong ngăn chứa nước.
10. Lưu ý về chỗ để nồi cơm: Đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát, khô ráo, bề mặt phẳng, không đặt gần nguồn nhiệt.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k