Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

29/08/2020 06:11:54

Nét đặc sắc trong di tích lịch sử ở quê em

Nét đặc sắc trong di tích lịch s ở quê em

7 trả lời
Hỏi chi tiết
519
0
3
Việt Dorapan
29/08/2020 06:18:08
+5đ tặng

Chùa Một Cột được công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á vào năm 2012. Ngôi chùa Một Cột, hiện đang tọa lạc trên đường Đội Cấn, Ba Đình cũng là ngôi chùa cổ kính, nằm giữa lòng Hà Nội.

Theo Đại Sử Việt kí toàn thư, chùa Một Cột được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo I (1049) dưới thời vua Lý Thái Tông. Ông đã nằm mộng thấy Phật Quan Âm trên tòa sen đưua tay dắt vua lên tòa. Tỉnh dậy vua kể cho các quan nghe và được khuyên làm chùa, dựng cột đá giữa hồ, làm tòa sen như của Phật Bà Quan Âm. Chùa xây xong, tượng Phật vàng lấp lánh được đặt bên trong, các sư đi quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua trường thọ. Chính vì thế nên chùa Một Cột còn có tên chữ là Diên Hựu (có nghĩa là phúc lành dài lâu)

Theo nhiều nhà nghiên cứu và cả các tài liệu sử, lối kiến trúc của chùa Một Cột đã có từ trước thời nhà Lí. Đó là ngôi chùa Nhất Trụ mà con gái vua Đinh Tiên Hoàng tu hành. Trải qua năm tháng, chùa Một Cột có bị phá hủy trong hai cuộc chiến chống Pháp, chống Mĩ và đã được trùng tu nhiều lần. Và kết cấu của chùa sau khi trùng tu vẫn giữ được cơ bản như trước. Ban đầu, chùa được làm bằng gỗ, bên trong đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Hiện nay, chùa Một Cột gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cột cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất), đường kính 1.2m có cột đá là hai khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ đá làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên, Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Xung quanh ao, nơi chùa Một Cột được dựng nên, được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh.

Trong quá khứ, chùa Một Cột với những đường nét trạm trổ tinh tế và hình ảnh “lưỡng long chầu nguyệt” trên mái chùa thể hiện khao khát được hòa bình, phúc lành dài lâu và ước mong chinh phục thiên nhiên vũ trụ của con người xưa. Còn ở hiện tại, chùa Một Cột trở thành một di sản văn hóa, một biểu tượng của thiền triết và Phật giáo của Việt Nam. Đây cũng là ngôi chùa nằm trong danh sách những điểm tham quan du lịch không thể bỏ lỡ của những vị khách lần đầu ghé thăm Hà Nội - thủ đô ngàn năm Văn hiến của người Việt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Mai Thy
29/08/2020 06:18:10
+4đ tặng

Chùa Một Cột được công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á vào năm 2012. Ngôi chùa Một Cột, hiện đang tọa lạc trên đường Đội Cấn, Ba Đình cũng là ngôi chùa cổ kính, nằm giữa lòng Hà Nội.

Theo Đại Sử Việt kí toàn thư, chùa Một Cột được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo I (1049) dưới thời vua Lý Thái Tông. Ông đã nằm mộng thấy Phật Quan Âm trên tòa sen đưua tay dắt vua lên tòa. Tỉnh dậy vua kể cho các quan nghe và được khuyên làm chùa, dựng cột đá giữa hồ, làm tòa sen như của Phật Bà Quan Âm. Chùa xây xong, tượng Phật vàng lấp lánh được đặt bên trong, các sư đi quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua trường thọ. Chính vì thế nên chùa Một Cột còn có tên chữ là Diên Hựu (có nghĩa là phúc lành dài lâu)

Theo nhiều nhà nghiên cứu và cả các tài liệu sử, lối kiến trúc của chùa Một Cột đã có từ trước thời nhà Lí. Đó là ngôi chùa Nhất Trụ mà con gái vua Đinh Tiên Hoàng tu hành. Trải qua năm tháng, chùa Một Cột có bị phá hủy trong hai cuộc chiến chống Pháp, chống Mĩ và đã được trùng tu nhiều lần. Và kết cấu của chùa sau khi trùng tu vẫn giữ được cơ bản như trước. Ban đầu, chùa được làm bằng gỗ, bên trong đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Hiện nay, chùa Một Cột gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cột cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất), đường kính 1.2m có cột đá là hai khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ đá làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên, Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Xung quanh ao, nơi chùa Một Cột được dựng nên, được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh.

Trong quá khứ, chùa Một Cột với những đường nét trạm trổ tinh tế và hình ảnh “lưỡng long chầu nguyệt” trên mái chùa thể hiện khao khát được hòa bình, phúc lành dài lâu và ước mong chinh phục thiên nhiên vũ trụ của con người xưa. Còn ở hiện tại, chùa Một Cột trở thành một di sản văn hóa, một biểu tượng của thiền triết và Phật giáo của Việt Nam. Đây cũng là ngôi chùa nằm trong danh sách những điểm tham quan du lịch không thể bỏ lỡ của những vị khách lần đầu ghé thăm Hà Nội - thủ đô ngàn năm Văn hiến của người Việt.

2
2
Mai Thy
29/08/2020 06:18:27
+3đ tặng

Có ý kiến cho rằng: Trong nền văn hóa cổ nước ta có rất nhiều viên ngọc bị che lấp bởi lớp bụi thời gian mà nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm tòi, bảo vệ cho nó sáng mãi. Khu di tích lịch sử văn hóa chùa Dâu là một viên ngọc như thế.

Xây dựng từ những năm đầu Công nguyên, chùa Dâu lại mang một giá trị đặc biệt của trung tâm truyền giáo đạo Phật đầu tiên ở nước ta. Chùa Dâu nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh xưa thuộc Tống Khương, huyện Luy Lâu, quận Giao Chỉ.

Từ xa xưa người dân nơi đây thường sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm, dân gian vẫn thường gọi là vùng dâu hoặc kẻ dâu. Chất mộc mạc thôn dã và giản dị nơi đây đã góp phần không nhỏ tạo lên nét đẹp dân gian tự nhiên của chùa. Khoảng đầu Công nguyên một số nhà sư từ Ấn Độ đi theo đường biển vào Luy lâu để truyền đạo. Nhanh chóng chùa đã trở thành một trung tâm truyền giáo đạo Phật đầu tiên để từ đây lan rộng sang Lạc Dương (Trung Quốc) và một số nơi khác. Bấy nhiêu thôi cũng đã đủ làm cho chúng ta tự hào và trân trọng bởi ý nghĩa của giá trị văn hóa nơi đây.  Nhưng không dừng lại ở đó, chùa còn đào tạo được 500 vị tăng ni, dịch được 15 bộ kinh, làm được hàng chục bảo tháp có các vị cao tăng nổi tiếng đã đến đây trụ trì như Mâu Bát, Pháp Hiền,:) Chi Y Cương Nương, Khâu Đà La... Ban đầu chùa Dâu chỉ là một cái am nhỏ, sau phát triển lên thành một ngôi chùa với tên gọi đầu tiên là Cổ Châu tự (nghĩa là một viên ngọc quý). Đến thế kỷ thứ II sau Công nguyên (khoảng 187-226, thời Sỹ Nhiếp) hệ tư pháp được ra đời chùa Dâu thời bà Pháp Vân nên gọi là Pháp Vân tự.

Vào thế kỷ XIV (1313), có thể nói đây là đợt hưng công lớn nhất. Dưới đời vua Trần Nhân Tông, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã cho xây lên chùa to lớn như ngày nay: Chùa có hàng trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp mà bao đời nay khách từ muôn phương vẫn về đây chiêm ngưỡng. Hành động ấy, việc làm ấy của ông cha ta thời xưa đã thể hiện ý thức dân tộc, sự tôn trọng, đề cao văn hóa, bản sắc dân tộc.

Chùa Dâu được coi là nơi rất thiêng liêng nên đã có lần chùa được gọi là Diên Ứng tự (tức cầu gì được nấy). Điều đó đã được minh chứng qua các đời vua của triều đại xa xưa cũng từng về chùa Dâu như vua Lý Thánh Tông cầu tự (tức cầu con) và gặp được nguyên phi Ỷ Lan khi đi thuyền trên sông Dâu. Năm Đinh Tị 1737 có rất nhiều vua chúa cung tần mĩ nữ qua lại lễ Phật cầu đảo thăm chùa, vãn cảnh,...

Với diện tích khoảng 1730m2 trên khu đất rộng bằng phẳng nằm cạnh sông Dâu, chùa được xây dựng mang đậm phong cách nghệ thuật, kiến trúc của thời Lý, Trần do được tu sửa vào thời kỳ này. Quan trọng nhất là tháp Hòa Phong, tháp có chín tầng song trải qua thời gian lịch sử lâu dài nay chỉ còn ba tầng có chiều cao khoảng 15m. Chân tháp hình vuông, trong lòng tháp có bốn bệ gạch bốn bên, trên mỗi bệ là một tượng hộ pháp bằng gỗ cao 1,6m. Ở tầng hai của tháp có biển đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Đặc biệt hơn nữa tháp dùng để đặt các xá lị, bên trên là một chiếc khánh đồng và một chiếc chuông đồng lớn có niên đại từ 1893. Màu thời gian đã bao phủ lên tháp những lớp rong rêu xanh màu cổ kính. Song có thể nói giá trị của tháp Hòa Phong trong quần thể di tích chùa Dâu là không nhỏ bởi đã gây sự chú ý đặc biệt của khách du lịch thăm quan từ bốn phương về đây.

Đến với chùa Dâu ngoài cảnh quan đồ sộ, chúng ta còn được chiêm ngưỡng những pho tượng quý giá như Pháp Vân, Kim Đồng, Ngọc Nữ, những bức phù điêu chạm khắc trên những bức trống, cốn, giá chiêng mà ngày nay ít khi có được. Tất cả đều được tạc và rèn đúc rất tinh xảo trong bàn tay các nghệ nhân đời xưa. Tiêu biểu đó là tượng Pháp Vân cao 1m85cm tạo trong thế ngồi ở tòa sen toàn thân sơn màu cánh dán. Với chân dung tai to, lông mày cong lá liễu, cổ cao ba ngấn tay phải dơ 5 ngón lên trời, trong lòng bàn tay có một viên ngọc sáng. Nét thanh thoát, mềm mại của bức tượng đã toát lên vẻ nhân từ, độ lượng của nhà Phật thiêng liêng, cao quý. Ta còn nhận thấy rằng tín ngưỡng phật giáo Ấn Độ đan xen trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam như thờ các vị thần: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Gửi gắm vào đó là những mong ước cho mùa màng bội thu, cơm no áo ấm cho mọi chúng sinh của nhân dân khi trời đất được mưa thuận, gió hòa.

Một điểm đáng nói nữa trong công trình kiến trúc của chùa Dâu là hình trạm trổ trên đá. Đó là phong cảnh thiên nhiên chim muông, hoa lá, đặc biệt là rồng. Theo một số nhà nghiên cứu thì một số hiện vật bằng đá, gạch đất nung trang trí có hình vẽ rồng phần lớn là kiến trúc nghệ thuật rồng có niên đại vào thời Lý Trần. Con rồng không chỉ là biểu tượng văn hóa quý trong di sản văn hóa vật thể mà còn hiện diện rất phong phú trong di sản văn hóa phi vật thể. Nó đi vào đời sống hôm nay như một nhu cầu văn hóa không thể thiếu trong các lễ hội. Ngày nay kiến trúc của chùa Dâu vẫn giữ nguyên như cũ: Nhà tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường, tòa Tam Bảo, Thượng Điện, Hạ Điện, Hậu Đường, hai dãy hành lang,... Tuy nhiên thì cầu chín nhịp và Điện Tam quan đã không còn. Hằng năm cứ vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, không ai bảo ai người dân từ thập phương đều kéo về nơi đây lễ Phật cầu may. Đó cũng là ngày hội chính của chùa Dâu, ngày mà bà Man Nương sinh hạ.

Hội Dâu mở trong 3 ngày: mồng 7, mồng 8, mồng 9 âm lịch với một quy chế rất chặt chẽ. 11 kiệu Phật được rước ra ngoài trời, đi khắp 12 làng xã trong Tổng Khương. Các kiệu Phật được phong áo rất lộng lẫy uy nghi. Gắn với lễ hội còn có các trò chơi dân gian như thi cướp nước, múa trống, múa gậy, múa sư tử. Ban đêm có hát chầu văn, hát chèo, hát trống quân,... Đi theo các pho tượng rước còn có các tán, long, tù và, trống chiêng... tất cả đã tạo nên cho ngày hội thêm đông vui, náo nhiệt.

Về với chùa Dâu ta còn được nghe kể rất nhiều chuyện, truyền thuyết dân gian về Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, về sự tích giữa ông Khâu Đà La và bà Man Nương đầy ly kỳ, hấp dẫn. Trong hiện tại và tương lai chùa Dâu mãi là một nơi mang đậm màu sắc dân tộc Việt Nam, là một nơi mang nhiều ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Không biết tự bao giờ, hội Dâu đã thành lịch trong dân gian với những câu ca quen thuộc:

Mồng bảy hội Khám

Mồng tám hội Dâu

Mồng chín đâu đâu

Cũng về hội Gióng.

Đồng thời chùa Dâu - hội Dâu đã trở thành tiếng gọi tâm linh đối với tất cả mọi người:

Dù ai đi đâu, về đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Tháng tư, ngày tám, nhớ về hội Dâu. Ngược dòng lịch sử, bóc trần từng lớp bụi thời gian ta mới thấy hết được ý nghĩa và vẻ đẹp truyền thống của khu di tích văn hóa chùa Dâu. Tôi tin rằng cả ngày hôm nay và mai sau viên ngọc quý đó sẽ mãi được trường tồn và bảo vệ bởi những lớp người tiến bộ của xã hội chủ nghĩa. Để chùa Dâu xứng đáng với tên gọi là một trung tâm phật giáo đầu tiên của nước ta. Niềm tự hào ấy không chỉ của những người dân Kinh Bắc mà của cả dân tộc, của cả trang sử vẻ vang trong nét đậm đà bản sắc quê hương.

2
2
Mai Thy
29/08/2020 06:18:47
+2đ tặng

Làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội có đền Chèm là một trong những ngôi đền cổ nhất nước, đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.

Hàng ngàn năm nay, đền Chèm vẫn vững vàng tọa lạc trong một khu đất rộng cây cối xanh tươi ven sồng Hồng. Quy mô ngôi đền xứng đáng với tài đức của người anh hùng Lí Thân đã có nhiều công lao trong việc dẹp giặc ngoại xâm trong buổi đầu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tương truyền rằng, ông đã được An Dương Vương phong tước Đại Vương. Sau khi ông qua đời, nhân dân trong vùng lập đền thờ, tôn ông như một vị thánh.

Du khách đến thăm, từ xa nhìn lại đã thấy bốn cây cột trước mặt đền sừng sững in bóng trên nền trời xanh. Mái đền được lợp bằng ngói vảy cá, thời gian đã phủ lên một lớp rêu phong cổ kính. Các đầu đao cong vút nhẹ nhàng, thanh thoát tựa dáng rồng bay. Trên nóc tam quan, đôi rồng được cân bằng sứ rất đẹp được đặt ở thế lưỡng long chầu nguyệt, trông sinh động vô cùng!

Bên trong đền, hệ thống cột và xà ngang, xà dọc được chạm trổ khéo léo, tinh vi. Có thể nói các nghệ nhân xưa đã dồn cả tâm huyết của mình vào đó. Trên bàn thờ, chính giữa là chiếc lư đồng hồ ngàn tuổi, chứng minh cho kĩ thuật đúc đồng đạt tới trình độ cao của tổ tiên từ xa xưa. Trước bàn thờ là cặp hạc rất lớn đứng chầu.

Đi sâu vào gian sau, ta sẽ thấy có hai bức tượng sơn son thếp vàng dung mạo và tư thế uy nghi, đường bệ. Đó là tượng của Thượng Đẳng Thiên Vương Lí Thân và phu nhân là công chúa nước Tần tôn là Bạch Tinh Dư. Giai thoại kể rằng, sau khi giúp vua Tần phương Bắc đánh tan giặc Hung Nô, Lí Thân đã được vua Tần gả con gái cho và nàng đã theo chồng về phương Nam xa xôi, trở thành nàng dâu hiền thảo của đất Đại Việt.

 
Đền Chèm nổi tiếng linh thiêng nên mùa lễ hội năm nào cũng vậy, khách hành hương đổ về đây đông nườm nượp, dâng hương tưởng nhớ tới vị anh hùng cứu nước và cầu xin Ngài ban cho những điều tốt lành, may mắn. Đây cũng là biểu hiện truyền thống tốt đẹp Uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
2
2
Mai Thy
29/08/2020 06:19:12
+1đ tặng

Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam. 

Theo Đại Việt sử ký, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau - năm 1076, Vua Lý Nhân Tông quyết định khởi xây Quốc Tử Giám - một trường Nho học cao cấp nhất hồi bấy giờ nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chọn lựa đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học châu Á. 

Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kỳ thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 16 ( tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám - được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỷ 19. 

Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phố Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có tường vây bốn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào nǎm 1805). Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Tại khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị. Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Toà Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài "nguyên khí của nước nhà" đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh...

Điều đáng mừng là trong nǎm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi công xây dựng Thái học đường với giá trị 22 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2003 nhằm làm cho khu di tích Vǎn Miếu - Quốc Tử Giám ngày càng hoàn chỉnh hơn, đúng với tầm cỡ và vị trí của di tích. Công trình này mang tính yêu cầu của thời đại, đó là công trình mới nhằm tôn vinh nền văn hoá của dân tộc. Những người đời sau đến đây có được những giây phút tưởng niệm những người đã có công sáng lập và xây dựng nền giáo dục Việt Nam. 

Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích vǎn hoá hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

2
2
Mai Thy
29/08/2020 06:19:26

Thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên dải đất miềng Trung. Ngày 4 tháng 2 năm 1999, Cùng với tháp Chàm _ Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.Từ thế kỉ XVII, XVIII, có hàng trăng hàng nghìn người Hoa từ Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam…đến đồi bờ con sông Hoài sinh cơ lập nghiệp. Phố Hội An ngày một mở mang, đông vui. Ở đây hiện có những ngôi chùa cổ trên mấy trăm tuổi như: chùa Phúc Kiến, chùa Long Tuyển, chùa Triều Châu, chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm... Những lễ hội, những tập tục văn hóa xa xưa được lưu giữ mãi trong hồn người. Những chiếc áo vạt hò, quần chân què, nón mê, guốc gỗ ... của những người bán hàng rong như gợi nhớ gợi thương. Đặc biệt chiếc đèn lồng đủ mọi kích cỡ, dáng hình, màu sẵc treo dọc phố , treo trước cửa nhà, treo hai bên bàn thờ tổ tiên đã ăn sâu vào kí ức và làm nên một Hội An cổ kính, hưng thịnh và tấp nập xưa nay.

Đúng 17 giờ đêm 14 âm lịch hàng háng, có hàng trăm hàng nghìn đền lồng được thắp sáng lung linh như sao xa, dọc theo các phố Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai ... . Hãy tản bộ dọc bờ sông Hoài, ta sẽ cảm thấy tâm hồn thảnh thơi kì lạ. Hãy đến với một gánh hàng rong nhấm nháp một bát chè bắp Cẩm Nam thơm mát, nếm một bát mì Quảng béo ngậy, thưởng thức một tô Cao lầu đặc sản thơm đậm, ngọt ngào ... . Hương vị, sắc màu Hội An đó mãi nằm trong kí ức của du khách một lần được đến đây.

Hãy đến thăm chùa Long Tuyển, Chùa Cầu, thắp lên một nén nhang, ngắm hàng trăm tượng Phật, đọc và suy ngẫm những câu đối, hoành phi sơn sép thếp vàng. Những chiếc áo lam của bà con đi lễ hội chùa Cầu trong ánh đèn lồng, dưới bóng trăng rằm gợi nên bao cảm xúc dạt dào, lồng lộng trăng nước.Phố cổ Hội An, một không gian cổ kính, thanh bình. Con sông Hoài thơ mộng. Chùa Cầu tráng lệ, trang nghiêm. Màu thời gian nơi phố cổ gợi cho du khách tìm về vàng mộng ngàn xưa.

Một tiếng chuông chùa ngân vang. Một giọng hò từ xa đưa lại trong bóng trăng thanh đêm rằm gợi thương gợi nhớ. Tình yêu Hội An càng trở nên thiết tha sâu lắng khi ta chợt nghe một tiếng hò từ xa đưa lại:

"Hội An bán gấm, bán điều,

Kim Bồng bán vải, Trà Nhiêu bán hàng"

Thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên dải đất miềng Trung. Ngày 4 tháng 2 năm 1999, Cùng với tháp Chàm _ Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.Từ thế kỉ XVII, XVIII, có hàng trăng hàng nghìn người Hoa từ Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam…đến đồi bờ con sông Hoài sinh cơ lập nghiệp. Phố Hội An ngày một mở mang, đông vui. Ở đây hiện có những ngôi chùa cổ trên mấy trăm tuổi như: chùa Phúc Kiến, chùa Long Tuyển, chùa Triều Châu, chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm... Những lễ hội, những tập tục văn hóa xa xưa được lưu giữ mãi trong hồn người. Những chiếc áo vạt hò, quần chân què, nón mê, guốc gỗ ... của những người bán hàng rong như gợi nhớ gợi thương. Đặc biệt chiếc đèn lồng đủ mọi kích cỡ, dáng hình, màu sẵc treo dọc phố , treo trước cửa nhà, treo hai bên bàn thờ tổ tiên đã ăn sâu vào kí ức và làm nên một Hội An cổ kính, hưng thịnh và tấp nập xưa nay.

Đúng 17 giờ đêm 14 âm lịch hàng háng, có hàng trăm hàng nghìn đền lồng được thắp sáng lung linh như sao xa, dọc theo các phố Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai ... . Hãy tản bộ dọc bờ sông Hoài, ta sẽ cảm thấy tâm hồn thảnh thơi kì lạ. Hãy đến với một gánh hàng rong nhấm nháp một bát chè bắp Cẩm Nam thơm mát, nếm một bát mì Quảng béo ngậy, thưởng thức một tô Cao lầu đặc sản thơm đậm, ngọt ngào ... . Hương vị, sắc màu Hội An đó mãi nằm trong kí ức của du khách một lần được đến đây.

Hãy đến thăm chùa Long Tuyển, Chùa Cầu, thắp lên một nén nhang, ngắm hàng trăm tượng Phật, đọc và suy ngẫm những câu đối, hoành phi sơn sép thếp vàng. Những chiếc áo lam của bà con đi lễ hội chùa Cầu trong ánh đèn lồng, dưới bóng trăng rằm gợi nên bao cảm xúc dạt dào, lồng lộng trăng nước.Phố cổ Hội An, một không gian cổ kính, thanh bình. Con sông Hoài thơ mộng. Chùa Cầu tráng lệ, trang nghiêm. Màu thời gian nơi phố cổ gợi cho du khách tìm về vàng mộng ngàn xưa.

Một tiếng chuông chùa ngân vang. Một giọng hò từ xa đưa lại trong bóng trăng thanh đêm rằm gợi thương gợi nhớ. Tình yêu Hội An càng trở nên thiết tha sâu lắng khi ta chợt nghe một tiếng hò từ xa đưa lại:

"Hội An bán gấm, bán điều,

Kim Bồng bán vải, Trà Nhiêu bán hàng"

1
0
Đặng Thu Trang
29/08/2020 06:26:46
-Phú Thọ là vùng đất cổ, nơi phát tích của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã để lại những truyền thống vô cùng quý giá còn in đậm nét trong tính cách của người dân Phú Thọ hôm nay; đó là giàu sáng tạo trong lao động, giàu lòng nhân ái trong lối sống, giàu khí phách đấu tranh trống kẻ thù, giàu lòng yêu nước, yêu quê hương…

Mỗi tên đất, tên làng, tên sông ở vùng đất này đều gắn với kỳ tích của thời dựng nước và giữ nước. Vì vậy, nói đến Phú Thọ là nói tới truyền thống nguồn cội của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Năm 1968 với phát hiện văn hóa Sơn Vi, các nhà khoa học đã tìm ra hệ thống người cổ cách ngày nay hàng vạn năm. Hàng trăm di tích khảo cổ thuộc văn hóa Sơn Vi đã phát hiện trên các gò, đồi trung du cho thấy người Sơn Vi đã biết chế tác công cụ để phục vụ cuộc sống của mình, khác với người vượn chỉ biết dựa vào tự nhiên. Trải qua hàng vạn năm, người Sơn Vi qua thời đại đồ đá mới, đã biết triển khai cuộc sống chiếm lĩnh các thung lũng để trồng trọt, tìm kiếm thủy sản, tạo lập cuộc sống.

Thời kỳ Hùng Vương con người đã bước vào thời đại đồng thau, biết trồng lúa nước, chế tạo đồ gốm, luyện kim. Hàng trăm di tích được phát hiện tập trung ở Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Cẩm Khê. Trong các di tích ấy được phân chia thành các giai đoạn phát triển liên tục từ sơ kỳ kim khí tới hậu kỳ đồng thau- sắt sớm. Đó là giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun, văn hóa Đông Sơn. Trong khoảng 2000 năm con người thời Hùng Vương đã tiến những bước vững chắc vào xã hội văn minh trên nền tảng kinh tế nông nghiệp với nghề gốm, luyện kim và đặc biệt là ra đời nhà nước đầu tiên- Nhà nước Văn Lang. Chính vào thời kỳ ấy, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ta đã hình thành, tạo cơ sở vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, bản sắc văn hóa ấy vẫn được giữ gìn và phát huy cho tới ngày nay. Trên cơ sở chính trị ổn định, kinh tế phát triển, sinh hoạt vật chất và tinh thần đều đạt trình độ nhất đinh, đã hình thành những yếu tố đặc trưng của một phong cách dân tộc mà các nhà sử học Việt Nam gọi là văn minh Sông Hồng. Trải qua hàng ngàn năm cư dân Văn Lang đã góp phần xây dựng cơ sở vật chất, tạo nền tảng dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam.

 

Từ lâu đời nay, cư dân Phú Thọ là con cháu người Việt cổ, họ bảo lưu nhiều phong tục tập quán cổ truyền và tiếp tục truyền thống đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước. Những cư dân nơi đây do giao lưu văn hóa, thương mại và thích ứng với hoàn cảnh để cải tiến công cụ sản xuất, đưa trình độ sản xuất ngày một phát triển cao hơn… một số vùng đã trở thành nơi đô hội, có làng nghề đúc, làng nghề gốm, nung gạch, đan lát… Cũng có nơi trở thành thị trường buôn bán sầm uất. Mặc dù bị bọn đô hộ áp bức nặng nề, nhưng do cần cù lao động và thông minh sáng tạo, lại biết đùm bọc bảo vệ lẫn nhau, nên cư dân nơi đây vẫn đẩy mạnh sản xuất, phát triển không ngừng mọi mặt và tiến bộ nhanh hơn bộ phận dân cư sống biệt lập lâu đời, với nền kinh tế tự cấp, tự túc ở vùng miền núi.

 

Từ thế kỷ X trở đi diễn ra sự phân lập người Mường và người Việt. Người Lạc Việt ở đồng bằng trung du đông hơn, điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi nên đã hình thành dân tộc Việt hiện đại, phân hóa với người Mường là bộ phận người Lạc Việt sống ở miền núi. Có thể nói con người Phú Thọ là những cư dân sống lâu đời trên vùng Đất Tổ của đất nước Việt Nam được phát triển ngày một đông trong quá trình lịch sử. Các thành phần cư dân sống trên đất Phú Thọ, cơ bản vẫn là làm nông nghiệp, lấy cây lúa nước làm kinh tế chủ đạo. Trước Cách mạng tháng Tám, nông dân chiếm 99%. Sau cách mạng đặc biệt từ năm 1954 tới nay, do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế- xã hội, từ nền nông nghiệp, chúng ta xây dựng nền công nghiệp xã hội chủ nghĩa, do đó thành phần công nhân và thị dân tăng lên, nhưng bản thân họ vẫn là người xuất thân từ nông dân, phẩm chất, phong cách, lề lối làm ăn sinh sống vẫn còn mang nhiều sắc thái nông dân. Phú Thọ ngoài hai thành phần chủ yếu là người Việt cổ và người Mường, còn có các thành phần dân tộc Dao, Cao Lan… chiếm số lượng ít nhưng đã hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc Phú Thọ. Đó là sự giao lưu, đan xen văn hóa tạo nên sắc thái riêng phong phú đa dạng trên cơ sở văn hóa truyền thống từ thời Hùng Vương. Chính các sắc thái đó ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành truyền thống tinh thần của nhân dân các dân tộc Phú Thọ. Đó là những phẩm chất tốt đẹp của cư dân vùng Đất Tổ, dòng dõi người Việt cổ Phùng Nguyên- Đồng Đậu- Gò Mun- Đông Sơn, những con người tham gia vào công cuộc chinh phục thiên nhiên vùng đất Ngã ba sông từ ngày đầu dựng nước, đã góp phần xương máu vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Họ đã cùng đồng bào cả nước viết lên truyền thống tốt đẹp: Lòng yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường bất khuất, niềm tin sâu sắc và mãnh liệt vào tài năng của mình.

Trên một ngàn di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến lớn nhỏ, trong đó có trên 300 di tích đã được Bộ Văn hóa và UBND tỉnh xếp hạng bảo vệ, hiện còn là minh chứng lịch sử hùng hồn, là niềm tự hào của người dân Phú Thọ. Đặc biệt Khu di tích lịch sử Đền Hùng- nơi có đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương và rất nhiều di tích vừa có giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc vừa là nơi tổ chức lễ hội truyền thống nhằm giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh người có công dựng nước, giữ nước như: Đình và chùa Hiền Quan, Đình Hùng Lô, Đào Xá, Hữu Bổ, chùa Xuân Lũng… dưới lòng đất Phú Thọ, hiện tại còn ẩn chứa bao bí mật, ẩn chứa những thông tin về nền văn minh Việt cổ và Đại Việt đang từng bước được các nhà khảo cổ học làm sáng tỏ từ văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên, Gò Mun, Đồng Đậu, Làng Cả… cách đây mấy ngàn năm.

 

Vì thế cho tới nay dòng văn hóa dân gian đặc sắc vùng Đất Tổ vẫn không ngừng phát triển, phản ánh một cách phong phú cuộc sống lao động, sản xuất, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Các giá trị văn hóa truyền thống ấy luôn được các thế hệ lưu giữ qua các truyền thuyết như: Truyền thuyết Hùng Vương, truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, các hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian như: hát Xoan ở Kim Đức, hát Ghẹo ở Thanh Uyên, Nam Cường; các trò diễn hội làng: Rước chúa Gái ở Chu Hóa – Hy Cương, trò Trám ở Tứ Xã, cướp Kén ở Dị Nậu, cướp Phết ở Hiền Quan… và rất nhiều ca dao, tục ngữ, truyện ngụ ngôn, cổ tích, truyện cười mang đặc trưng quê hương Phú Thọ. Là trung tâm Nhà nước Văn Lang xưa, nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, miền đất Phú Thọ là nơi hội tụ của 21 dân tộc anh em, mỗi dân tộc với một phong tục tập quán đa dạng cùng các loại hình văn nghệ dân gian phong phú ở Phú Thọ như: Hát Xoan, Ghẹo, Trống quân, chàm thau, đâm đuống, cồng chiêng, múa mỡi, trống đu, múa chuông… đã làm nên sự phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân vùng Đất Tổ. Nó được gìn giữ nâng cao các giá trị từ đời này qua đời khác trở thành di sản quý giá góp phần bồi đắp cho nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thêm phong phú, đặc sắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k