Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sau khi học xong đoạn trích tức nước vỡ bờ, em rút ra bài học gì trong cách ứng xử của nhân vật chị dậu

4 trả lời
Hỏi chi tiết
9.353
4
6
Lương Phú Trọng
25/09/2020 20:42:43
+5đ tặng

Trong bầu trời văn học hiện thực Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945, không thể không nhắc tới Ngô Tất Tố. Là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông dân và nông thôn Việt Nam, ông thấu hiểu được nỗi đau bị đẩy đến mức đường cùng của họ. Mỗi tác phẩm là một bức tranh sinh động về hiện thực lúc bấy giờ. Tác phẩm Tắt đèn là một bức tranh sắc nét nhất về hoàn cảnh cùng cực của người nông dân, qua nhân vật chị Dậu Ngô Tất Tố đã vẽ lại bức tranh vô cùng đau ấy….

Mở đầu đoạn trích là những biến động ghê gớm trong mùa thu sưu thuế ở làng quê Việt Nam và nhất là ở gia đình chị Dậu. Vào thời điểm mùa thu thuế lên tới đỉnh điểm, các quan lớn về tận làng để thúc thuế, bọn tay sai hung hãn lùng sục khắp các nhà để đòi thuế. Bọn chúng xong vào nhà người nợ sưu thuế đánh trói, kìm kẹp, tra khảo…. người dân khốn khó vô cùng. Chị Dậu đã bán khoai, bán cả đứa con gái ruột của mình, bán cả ổ chó mới đẻ để nộp sưu cho chồng, nhưng vô lý thay sưu đè thêm sưu bọn chúng ngang nhiên bắt chị nộp sưu cả người em đã chết từ năm ngoái.

 

Tuy vậy, nhưng anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế, chắc chắn bọn chúng sẽ chẳng bao giờ buông tha. Sau trận đòn đêm qua, ốm lại càng ốm hơn nếu lại bị trói thêm lần nữa thì mạng anh khó mà giữ được. Vừa xin được nắm gạo nấu cháo cho chồng, chị rón rén bước vào  và hồi hộp xem chồng ăn có ngon miệng không? Anh Dậu vừa run rẩy kề bát cháo lên miệng thì hai tên lính ‘sầm sập tiến vào” tay cầm  “roi song, tay thước và dây thừng”…… chúng là hiện thân của những đầy rẫy tai họa đang ập tới. Khi hai tên cai lệ xông vào vấn đề đặt ra với chị bây giờ là mạng số của chồng chị, trong tình thế hiểm nghèo ấy chị vẫn bình tĩnh để đối phó với bọn lính lệ, phẩm chất của chị lại hiện lên thật đẹp đẽ và rạng ngời đậm chất người phụ nữ Việt. Trong tình thế ấy, chị chỉ “ cố thiết tha” van xin  bọn chúng. Chúng luôn trong tư thế sẵn sàng đánh, trói bất cứ ai, trong tay đầy những ‘roi song, tay thước và dây thừng”…… với danh nghĩa người của quan, của nhà nước, chúng hô hét “ phép vua” để trừng trị những kẻ có tội. Và anh Dậu là người có tội – thiếu thuế, xưa nay những người nông dân chỉ biết làm nông an phận, làm sao có thể chống lại được phép nước, phép vua.

Người phụ nữ yếu ớt ấy sao có thể cãi lại được những tiếng quát, hét và những quả bịch vào ngực chị và nhảy chồm vào anh Dậu. Nhưng tức quá không thể chịu được nữa, chị liều mạng chống cự lại. Trước tiên chị chống lại bằng lí lẽ, với cái lẽ tự nhiên “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”  tư  thế của chị không còn là cúi đầu van xin nữa, mà là tư thế ngang tàng, hùng dũng cảnh cáo kẻ ác. Nhưng hai tên chó sói ấy đâu để ý đến lời của chị, chúng “ tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu” ngay lúc đó chị lại có một sức mạnh vô cùng, chị nghiến hai hàm răng lại như đang thách thức bọn chúng “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Câu nói của chị mạnh mẽ vô cùng, không còn dùng lí lẽ nữa chị dùng hành động. Chị lấy sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ: “Túm ngay cổ” tên cai lệ, “ấn dúi ra cửa” làm cho “hắn ngã chỏng queo”. Hành động của chị tự phát, chẳng qua đây cũng là do áp bức đến mức đường cùng mà ra, chị là nạn nhân của hàn cảnh lúc ấy. Từ đầu chị xưng “ con – ông” rồi đến “ tôi – ông” và cuối cùng là “ mày- tao” , hành động của chị từ cúi đầu – hiên ngang , dũng cảm – túm cổ, ấn dúi…. các hành động và cách xưng hô theo mức độ tăng dần, điều này càng thể hiện rõ sự căm thù của chị, sự phẫn  nộ lên đến đỉnh điểm.

Người đà bà lực điền đã dùng sức mạnh của mình để trừng trị hai tên cai lệ độc ác. Với hành động này của chị có thể ngồi tù ngay tức khắc, nhưng có lẽ cánh cửa nhà tù thực dân không thể làm chị run sợ, nhún mình chịu nhịn. Mặc cho chồng chị can ngăn, nhưng nỗi căm phẫn, uất ức của chị vẫn chưa nguôi giận chị nói : Thà ngồi tù, để chúng nó làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được….

C.Mác đã từng nói: “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh” câu nói ấy dường như là một định lý, một nguyên tắc mà tất cả các chủ nghĩa cộng sản đều phải công nhân nó. Trong hoàn cảnh này cũng vậy, bị đe dọa đến tính mạng chị đã vùng lên một cách dũng cảm để chống trả lại. Trong cái đêm tối giời tối đất, trong cái cảnh áp bức như vậy đã làm tỏa sáng lên hình ảnh người phụ nữ khỏe khoắn, dũng cảm đầy uy lực đậm chất người Việt Nam. Không sợ cảnh tù ngục, không chịu được sự áp bức mà người đàn bà ấy đã vùng lên đấu tranh để thoát khỏi màn đêm đang trói chặt gia đình chị. Ngô Tất Tố đã vẽ lên người phụ nữ Việt hiên ngang, dũng cảm và hết lòng yêu thương chồng con sẵn sàng dùng cả tính mạng của mình để bảo vệ quyền được sống của cả gia đình.

Tức nước vỡ bờ là một bức tranh hiện thực vô cùng đau lòng của nước ta trước những năm 1945, một bức tranh hiện thực đắt giá và vô cùng xúc động. Đoạn trích như là một bi kịch, diễn ra vô cùng căng thẳng và đầy kịch tính. Bi kịch đó không chỉ riêng gia đình chị mà cả là bi kịch chung của toàn xã hội lúc bấy giờ. Hình ảnh chị Dậu được vẽ lại một cách chân thực, sắc đáng với tấm lòng giàu tình thương mà vừa ngang tàng vừa cứng cỏi. Chị Dậu là hiện thân của người nông dân Việt Nam với tầm vóc lớn lao đáng kính phục, một người phụ nữ chịu đựng đầy rẫy bất công trong xã hội cũ.

Qua hình ảnh chị Dậu, Ngô Tất Tố đã  góp phần vào nhân vật người phụ nữ Việt trong kho tàng văn học nước ta, nêu cao được tấm lòng nhân ái, yêu thương gia đình, tận tụy, cam chịu những đắng cay tủi hờn của xã hội nhưng đến khi mà có áp bức thì lại vùng lên một cách mạnh mẽ. Chị Dậu là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và toàn thể người nông dân việt trong xã hội cũ nói chung.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
4
Tú Uyên
25/09/2020 20:43:37
+4đ tặng
Văn bản "Tức nước vỡ bờ" đã khắc họa sâu sắc tinh tế hình tượng chị Dậu - một người phụ nữ nông dân thời xưa. Tính cách và tâm hồn của chị rất đẹp, rất sáng, như một tia ánh kim mạnh mẽ vươn lên bầu trời đen tối của xã hội phong kiến. Mặc cho cuộc sống khốn khổ, áp bức đày đọa, giữa thời đại tàn ác, hung bạo, chị vẫn giữ được những đức tính cao đẹp, sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Trước hết, chị là một ngừoi phụ nữ hết mực yêu thương chồng : chị nấu cháo, múc cho chồng ăn,.. những cử chỉ nhẹ nhàng, an ủi , vỗ về, lo lắng,... Ta thấy được hình ảnh một người vợ đảm đang, hiền hậu, giàu tình cảm. Khi cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào hung hăng, chị bình tĩnh, van xin đến ba lần khất sưu. Lần thứ nhất, chị xưng "cháu" - "ông" , tự hạ thấp bản thân, mong chúng không bắt anh Dậu nhưng chúng càng lấn tới. Lần kế tiếp, chị xưng "tôi"-"ông", bắt đầu đòi ngang hàng nghiêm túc yêu cầu chúng, và một lẫn nữa vẫn thất bại. Lần cuối cùng, không kiềm lòng được nữa, chị nhận "bà" - "mày", coi chúng hạng thấp hèn nhất, rồi vùng lên chống lại, như dòng nước mang đầy uất hận mà đánh vỡ bờ. Dường như tình yêu thương chồng đã trở thành sức mạnh, từ một người phụ nữ chân yếu tay mềm mà trở nên mạnh mẽ hơn ai hết. Tôi khâm phục chị Dậu, một người phụ nữ hiền hậu ấy, giàu tình thương ấy mà lại có sức mạnh tiềm ẩn đến vậy, thực sự khâm phục! Qua cách xây dựng hình tượng nhân vật tinh tế từng phương diện, khía cạnh, tác giả đã làm sáng tỏ một quy luật : có áp bức- có chiến tranh. Chị Dậu là hình tượng đại diện cho những người nữ nông dân phong kiến đáng quý, là một hình tượng kiêu hãnh, đáng tự hào .
5
2
Trần Tài
25/09/2020 20:44:00
+3đ tặng

Tác giả Ngô Tất Tố là nhà văn của những người nông dân. Ông là nhà văn xuất sắc, tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám. Nói đến Tắt đèn là chúng ta nhớ đến nhân vật chị Dậu. Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương yêu chồng con, dũng cảm chống lại cường hào.

Với đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ông dã phản ánh lại cảnh thu thuế của xã hội ngày xưa đồng thời qua đó ông muốn lên án, phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến bất công vô nhân đạo. Cảnh Tức nước vỡ bờ dã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ điển hình biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.

Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán chó, bán khoai và đứt ruột bán đứa con bảy tuổi để đủ tiền nộp sưu cho chồng. Tưởng mọi chuyện đã xong và anh Dậu được về nhà nhưng bọn chúng lại còn bắt chị nộp thêm tiền sưu cho chú em chồng đã chết. Nộp một suất đã làm cho chị khổ lắm rồi nay nộp thêm suất nữa thì chị lấy đâu ra khoai, lấy đâu ra chó, lấy đâu ra con để bán mà nộp bây giờ? Anh Dậu bị ốm, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu như cái xác chết. Bọn cường hào cho người vác anh Dậu về trả lại cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất, đè nặng lên người chị làm cho chị khốn đốn vô cùng.

38
5
Quách Trinh
25/09/2020 20:45:56
+2đ tặng
Sau khi học xong đoạn trích tức nước vỡ bờ, em rút ra bài học trong cách ứng xử của Nhân vật Chị Dậu:
 
- Nghèo khó, khổ cực đến mấy cũng cần đứng lên đòi lại công lí cho chính mình.
 
Tự tin, dám đương đầu trước mọi thử thách trong cuộc sống 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k