Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở liên xô và các nước đông âu

Tại sao chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở liên xô và các nước đông âu 
giúp minh vs ạ ♥ 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
504
1
0
Trang Nguyen
02/10/2020 12:01:45
+5đ tặng
Nguyên nhân sụp đổ của XHCN ở Liên Xô và các nước ơ Đông Âu

- Trong một thời kì dài, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đem lại nhiều thành tựu to lớn nhưng càng ngày càng bộc lộ nhiều sai lầm thiếu xót dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Có nhiều lí do dẫn đến sự sụp đổ của XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:

+ Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. 

Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về mặt xã hội thì thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế XHCN. Tình trạng đó kéo dài đã khơi sâu lòng bất mãn trong quần chúng.

+ Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới khủng hoảng về kinh tế - chính trị. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới, và khi đã sửa chữa, thay đổi thì lại rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.

+ Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. Những sai lầm và sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong một số nước xã hội chủ nghĩa.

+ Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước ( cuộc tấn công hòa bình mà họ thường gọi là cuộc cách mạng nhung ) có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn.

- Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989 - 1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một tổn thất lớn trong phong trào cộng sản - công nhân quốc tế. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc. Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ tạm thời của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn và một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội - như V.I. Lenin đã nói: Nếu người ta nhận xét thực chất của vấn đề, thì có bao giờ người ta thấy rằng trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới nào lại đứng vững ngay được, mà lại không liên tiếp trải qua nhiều thất bại, nhiều sai lầm và tái phạm không ?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Elon Musk
02/10/2020 12:01:57
+4đ tặng

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu hay được phương Tây gọi Cuộc cách mạng năm 1989 (cũng được gọi là Mùa thu của Cộng sảnSự sụp đổ của khối Cộng sản chủ nghĩaCác cuộc cách mạng ở Đông Âu và Mùa thu của Quốc gia [2]) là sự sụp đổ mang tính hệ thống của các nhà nước theo mô hình chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô và Đông Âu.

Những sự kiện này bắt đầu từ Ba Lan vào năm 1989,[3][4] và tiếp tục ở Hungary, Đông Đức, Bulgaria, Tiệp Khắc và România. Một đặc tính phổ biến cho hầu hết các cuộc cách mạng này là việc sử dụng rộng rãi các chiến dịch của lực lượng đối lập chống lại chế độ độc đảng và góp phần gây áp lực với sự thay đổi [5]. Romania là nước Đông Âu duy nhất lật đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa của mình bằng bạo lực [6]. Sự kiện Thiên An Môn đã không thành công trong việc kích thích sự thay đổi chính trị lớn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hình ảnh mạnh mẽ của những người tham gia biểu tình đã cổ vũ phong trào ở những nơi khác trên thế giới.

Việc Liên Xô bị giải thể vào cuối năm 1991 dẫn đến kết quả là Nga và 14 quốc gia tuyên bố tách khỏi Liên Xô: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan. Chủ nghĩa xã hội sụp đổ tại Albania và Nam Tư từ năm 1990 đến 1992, chia thành năm nước kế tục: Slovenia, Croatia, Cộng hòa Macedonia, Bosnia và Herzegovina, và Cộng hòa Liên bang Nam Tư (gồm Serbia, Montenegro và Kosovo). Tác động này cũng được cảm thấy ở hàng chục quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Chế độ Xã hội Chủ nghĩa đã bị bỏ rơi ở các nước như Campuchia, Ethiopia, Mông Cổ và Nam Yemen... Sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến kết thúc Chiến tranh Lạnh.

1
0
Quách Trinh
02/10/2020 12:06:52
+3đ tặng
- Nguyên nhân sâu xa:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do sự chậm đổi mới đối với những bất cập trong mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội trước những biến đổi của hoàn cảnh lịch sử.
- ​Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp:
Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn tới sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức trong tiến trình cải tổ ở Liên Xô không được nhanh chóng sửa chữa và sự can thiệp của các thế lực thù địch đối với chủ nghĩa xã hội. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k