LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý cho suy nghĩ của em về thông điệp lá lành đùm lá rách

lập dàn ý cho suy nghĩ của em về thông điệp lá lành đùm lá rách
 

5 trả lời
Hỏi chi tiết
496
0
1
Vua Hai Tac
30/10/2020 21:16:02
+5đ tặng

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề và nêu câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”

B. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

- Nghĩa đen: Lá lành che chở, bao bọc lá rách khỏi những tác động xấu từ môi trường

- Nghĩa bóng:

+ Lá lành: Chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh trong xã hội

+ Lá rách: Chỉ những người có cuộc sống thiếu thốn, khiếm khuyến về cả vật chất, tinh thần, sức khỏe…

+ đùm: bao bọc, giúp đỡ, cưu mang, chia sẻ…

⇒ Nghĩa bóng: Những người có cuộc sống đầy đủ cần biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

2. Tại sao lại phải sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau?

- Câu tục ngữ là lời khuyên dạy của ông cha ta về lối sống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Đây cũng là một trong những phẩm chất quý báu của người dân Việt Nam.

- Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một mình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng, vì vậy, sự sẻ chia, đoàn kết là vô cùng cần thiết để xây dựng một xã hội tốt đẹp.

- Khi một người gặp phải hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn (vật chất, tinh thần, sức khỏe) thì những người xung quanh cần có sự đồng cảm, giúp đỡ, đùm bọc để họ có thể cố gắng vượt qua hoàn cảnh, nỗi đau. Có như vậy, xã hội mới trở nên văn minh và ngày càng phát triển.

- “Cho đi là nhận lại”, nếu chúng ta biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp khó khăn thì không chỉ tự ta thấy thoải mái trong lòng mà còn được những người xung quanh cũng sẽ tin tưởng, quý mến, và tôn trọng. Và chắc chắn trên con đường đời, nếu không may ta gặp khó khăn thì cũng sẽ có những bàn tay đưa ra giúp đỡ ta vượt qua tất cả.

(Lấy dẫn chứng thực tế: khi đồng bào miền Trung gặp bão lũ…)

- Ngược lại, nếu trước những sự khó khăn, thiếu thốn của người khác mà ta dửng dưng, vô cảm, ích kỉ thì chắc chắn sẽ bị nhận lại những “quả báo” khôn lường.

3. Làm thế nào để rèn luyện lối sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau?

- Rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống cao đẹp.

- Luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn bằng các hành động cụ thể, nghĩa cử cao đẹp.

- Kêu gọi giúp đỡ những cảnh ngộ khó khăn ở địa phương và trên khắp mọi miền đất nước.

4. Mở rộng vấn đề

- Phê phán những người có lối sống ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mình, vô cảm, dửng dưng trước những khó khăn, bất hạnh của người khác.

- Phê phán những người lợi dụng tình thương của mọi người để ỷ lại, lười biếng, chỉ muốn nhận sự giúp đỡ của người khác mà không biết cố gắng vươn lên.

C. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ, rút ra bài học và liên hệ bản thân

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
freefire my
30/10/2020 21:16:26
+4đ tặng
A. MỞ BÀI
- Tình cảm tương thân tương ái là một đặc điểm nổi bật trong quan niệm sống của con người xưa. Bên cạnh những câu tục ngữ ca dao thông dụng như “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng” hoặc “Thương người như thể thương thân”, nhân dân ta vẫn thường nhắc nhở: “Lá lành đùm lá rách”.
- Nội dung chứa đựng trong câu tục ngữ trên có thể xem như một bài học về đạo lí, phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày trước.

B. THÂN BÀI
1. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Nghĩa đen: Cho thấy một hiện tượng bình thường trong sinh hoạt hằng ngày: dùng lá cây để gói hàng, nếu lá bị rách, người ta lấy tấm lá lành bọc lại bên ngoài cho chắc chắn.
- Nghĩa bóng: Hình ảnh lá lành, lá rách tượng trưng cho con người ở những hoàn cảnh kliác nhau, lúc yên ổn, thuận lợi, lúc khó khăn, hoạn nạn. Bằng lối nói tượng trưng, câu tục ngữ ngụ ý khuyên ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ những người lâm cảnh ngộ gieo neo, cùng quẫn.

2. Đánh giá vấn đề
- Câu tục ngữ đã biểu hiện tình cảm cao đẹp trong quan hệ giữa người và người, khuyên nhủ ta đừng ngoảnh mặt quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác, mà trái lại, nên biết quan tâm giúp đỡ che chở người gặp hoạn nạn cho qua bước khó khăn.
- Trong đời sống, hoàn cảnh con người thay đổi bất thường, khi thành, khi bại. Nếu có thái độ cảm thông, biết giúp nhau khi hoạn nạn thì đó chính là bước đầu tạo cơ sở đoàn kết thân ái, tránh được mầm móng chia rẽ, xung đột (Dẫn chứng: trong lớp học, tập thể biết quan tâm giúp đỡ bạn bè nghèo khó; ngoài xã hội, mọi người tích cực tham gia hoạt động cứu trợ những người nghèo khổ, cô đơn...).
- Tình cảm nhân đạo là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần phải có để làm nền tảng xây dựng một xã hội bình đẳng, thân ái. Thờ ơ trước nỗi đau của người khác là thái độ ích kỉ, vô lương tâm.
- Trong đời sống khó khăn hiện nay, hơn lúc nào hết, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau cần phải được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi người chúng ta.

3. Mở rộng, bổ sung vấn đề
- Câu tục ngữ được truyền lại qua nhiều thế hệ đã khẳng định truyền thống cao quý trong đạo làm người của dân tộc ta. Đó chính là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để chúng ta lầh lượt đánh thắng thù trong giặc ngoài.
- Tuy nhiên, cần đánh giá đúng tinh thần của câu “lá lành đùm lá rách”. Giúp đỡ người yếu đuối, khó khăn là bổn phận cần thiết nhưng hành động ấy không được xuất phát từ động cơ cá nhân, không phải lối ban ơn trịch thượng mà phải bắt nguồn từ tình cảm chân thành yêu thương, thông cảm giữa người và người.
- Người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại, sống nhờ vào tình thương của người khác để trở nên lười biếng, thụ động, cần vươn lên xứng đáng với người giúp đỡ che chở mình, có thế mới hình thành quan hệ bình đẳng, tốt đẹp.

c. KẾT BÀI
- Khẳng định ý nghĩa và giá trị câu tục ngữ.
- Liên hệ: Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết, tương trợ trong học tập lao động, sẵn sàng tham gia các công tác cứu trợ xã hội. Tuy nhiên, cần chống tư tưởng ỷ lại, khuyến khích tinh thần tự lực cánh sinh.
0
0
Nguyễn tuấn anh
30/10/2020 21:18:47
+3đ tặng

Một trái tim còn đập là trái tim biết yêu thương. Yêu thương con người chính là biểu hiện của chữ "tình" trong cuộc sống. "Tình người là đáng quý". Mọi người sống với nhau là trọng cái "tình", cái "nghĩa". Đó là bản sắc của con người Việt Nam mà ai ai cũng phải thừa nhận. Ngay từ khi còn nhỏ, ta đã được giáo dục về cái lẽ sống ấy. Biết yêu thương con người, biết đồng cảm với những người có hoàn cảnh éo le, bất hạnh, thiếu thốn hơn mình, biết giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh khi có thể dù chỉ nhỏ thôi cũng đủ để họ có một hi vọng lớn vào tương lai. Quả là thật đúng với tinh thần của câu nói: "Lá lành đùm lá rách" của thế hệ đi trước để lại.

Đặc điểm chung của dòng văn học dân gian Việt Nam đó là hình ảnh được sử dụng để miêu tả hết sức bình dị, gần gũi với người dân. Trong câu nói này, người dân, những người lao động đã sử dụng hình ảnh "chiếc lá" để ví von, ẩn dụ cho cái ý nghĩa sâu thẳm bên trong. Thực sự rất thâm thúy! Hình ảnh chiếc " lá lành" và "lá rách" thực sự rất dễ để người nghe liên tưởng, tưởng tượng và thấu hiểu. Lá ở trên cành có cái lành cái rách giống như con người trong xã hội có kẻ giàu người nghèo, có những mảnh đời cơ cực bất hạnh. Lá rách là chiếc lá dễ bị tổn thương nhất trên cây. Chỉ cần một chút gió mạnh mưa giông, chiếc lá ấy cũng có thể rớt xuống lìa cành. Cũng giống như những mảnh đời éo le trong xã hội là những thành phần dễ bị tổn thương nhất. Họ không đủ sức để chống trọi với những sóng gió của cuộc đời. Một chiếc lá ngay từ khi mới mọc chồi đâu muốn trở thành chiếc lá rách yếu ớt. Con người ngay từ khi sinh ra cũng đâu muốn mình trở thành kẻ yếu thế. Nhưng những nhân tố khách quan đã đẩy họ đến bước đường đó. Có thể là họ đã gặp rất nhiều những sóng gió trước đây và không còn đủ sức để chống chọi thêm được nữa. Có thể là ngay từ đầu cuộc sống của họ đã khó khăn nhưng ngày càng khó khăn thêm mà không có lối thoát. Câu nói "lá lành đùm lá rách" được lấy từ hình ảnh những chiếc lá cứ đan xen vào nhau, không tách rời. Cứ tầng tầng lớp lớp lá đan vào nhau che phủ cả một khoảng nắng trên sân. Ít ai có thể thấy được những chiếc lá rách. Từ "đùm" có nghĩa là đùm bọc, chở che, bảo vệ. Câu nói này ngụ ý, hãy biết cảm thông, giúp đỡ khi có thể với những người có hoàn cảnh éo le hơn mình. Bởi cuộc sống là cho đi đâu chỉ nhận về. Người với người sống với nhau là để yêu thương. Hơn ai hết, những người bất hạnh cũng muốn mình có một tương lai tốt đẹp. Không ai muốn mình cứ đắm chìm mãi trong bất hạnh, mệt mỏi, chán trường. Nên nếu có thể hay dang rộng vòng tay giúp đỡ họ. Dù chỉ nhỏ thôi như một lời động viên an ủi cũng có thể làm họ cảm thấy vững tin, hi vọng vào tương lai tươi sáng. Ở Việt Nam chúng ta, có rất nhiều hoạt động được thực hiện trên tinh thần đó. Nhỏ nhất có thể nói đến như hoạt động phát cơm tại các bệnh viện của đội sinh viên tình nguyện. Lớn hơn có thể nói đến những mạnh thường quân chung sức ủng hộ cho những mảnh đời cơ cực, éo le, bị bệnh cần một khoản tiền lớn để chữa trị. Tron khuôn khổ nhà trường có thể kể đến các hoạt động nhỏ như mua tăm ủng hộ, quyên góp áo ấm… Những câu truyện cổ tích ngày xưa mẹ thường hay kể đã rất nhiều lần đề cập đến câu nói này. Chắc hẳn không ai có thể quên những hình ảnh bà tiên giả làm người đi đường nghèo khổ để thử lòng con người và cái kết là người đã giúp đỡ bà sẽ được hạnh phúc trong cuộc sống. Một cốt truyện quen thuộc nhưng ở trong đó là cả một triết lý sâu xa. Đó là cho đi sẽ được nhận về xứng đáng. Có cho thì mới có nhận. Hãy biết yêu thương con người, đồng cảm với mọi người. Bởi lẽ có như vậy thì tâm hồn bạn mới được thanh thản.

Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã được hình thành và truyền đi truyền lại biết bao đời nay. Nhưng nó vẫn chưa từng mất đi giá trị cũng như ý nghĩa của nó. Câu nói giáo dục con người biết cách san sẻ, sẻ chia khó khăn trong cuộc sống. Ngày nay, với nhịp độ phát triển kinh tế, dường như họ đã quên mất câu nói này. Bên cạnh những tấm gương, những hành động cũng như nghĩa cử đẹp thì lại là những mảng tối trong cách cư xử của con người. Một số bộ phận người trong xã hội bị chai lỳ cảm xúc và trở nên vô cảm. Thấy những người rơi vào hoàn cảnh éo le thì họ lại cười chê khinh miệt. Không những thế còn có thái độ không tốt với người giúp đỡ họ. Những người như vậy thực sự rất đáng phê phán.

Trong cuộc sống này, luôn có kẻ mạnh người yếu. Những người yếu thế trong xã hội là những người cần được bảo vệ, chở che và cần sự giúp đỡ, cảm thông của mọi người. Hơn ai hết, bạn hãy có một cái nhìn đồng cảm với những mảnh đời kém may mắn trong xã hội này. Và đừng bao giờ dễ dàng thốt ra những lời than vãn về cuộc sống của mình. Bởi lẽ còn rất nhiều người mong muốn có một cuộc sống như bạn. Nên hãy tập vươn lên đừng chùn bước và giúp đỡ mọi người xung quanh nếu có thể nhé.

0
0
Macchiato
30/10/2020 21:22:22
+2đ tặng

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề và nêu câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”

B. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

- Nghĩa đen: Lá lành che chở, bao bọc lá rách khỏi những tác động xấu từ môi trường

- Nghĩa bóng:

+ Lá lành: Chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh trong xã hội

+ Lá rách: Chỉ những người có cuộc sống thiếu thốn, khiếm khuyến về cả vật chất, tinh thần, sức khỏe…

+ đùm: bao bọc, giúp đỡ, cưu mang, chia sẻ…

⇒ Nghĩa bóng: Những người có cuộc sống đầy đủ cần biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

2. Tại sao lại phải sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau?

- Câu tục ngữ là lời khuyên dạy của ông cha ta về lối sống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Đây cũng là một trong những phẩm chất quý báu của người dân Việt Nam.

- Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một mình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng, vì vậy, sự sẻ chia, đoàn kết là vô cùng cần thiết để xây dựng một xã hội tốt đẹp.

- Khi một người gặp phải hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn (vật chất, tinh thần, sức khỏe) thì những người xung quanh cần có sự đồng cảm, giúp đỡ, đùm bọc để họ có thể cố gắng vượt qua hoàn cảnh, nỗi đau. Có như vậy, xã hội mới trở nên văn minh và ngày càng phát triển.

- “Cho đi là nhận lại”, nếu chúng ta biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp khó khăn thì không chỉ tự ta thấy thoải mái trong lòng mà còn được những người xung quanh cũng sẽ tin tưởng, quý mến, và tôn trọng. Và chắc chắn trên con đường đời, nếu không may ta gặp khó khăn thì cũng sẽ có những bàn tay đưa ra giúp đỡ ta vượt qua tất cả.

(Lấy dẫn chứng thực tế: khi đồng bào miền Trung gặp bão lũ…)

- Ngược lại, nếu trước những sự khó khăn, thiếu thốn của người khác mà ta dửng dưng, vô cảm, ích kỉ thì chắc chắn sẽ bị nhận lại những “quả báo” khôn lường.

3. Làm thế nào để rèn luyện lối sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau?

- Rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống cao đẹp.

- Luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn bằng các hành động cụ thể, nghĩa cử cao đẹp.

- Kêu gọi giúp đỡ những cảnh ngộ khó khăn ở địa phương và trên khắp mọi miền đất nước.

4. Mở rộng vấn đề

- Phê phán những người có lối sống ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mình, vô cảm, dửng dưng trước những khó khăn, bất hạnh của người khác.

- Phê phán những người lợi dụng tình thương của mọi người để ỷ lại, lười biếng, chỉ muốn nhận sự giúp đỡ của người khác mà không biết cố gắng vươn lên.

C. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ, rút ra bài học và liên hệ bản thân

0
0
Tên gì nhỉ
30/10/2020 21:23:49
+1đ tặng
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”. kho tàn ca dao tục ngữ Việt Nam ta vô cùng phong phú. Những câu ca dao thục ngữ là lời ông ba ta dạy bảo, khuyên rang được lư truyền qua câu tục ngữ. những câu tục ngữ luôn là lời dạy của ông bà, và cách dạy về nhân cách của con người,dạy con người biết yêu thương những người xung quanh. Những điều đó được thể hiện qua câu “ Lá lành đùm lá rách”.
II. Thân bài: giải thích câu tự ngữ “ Lá lành đùm lá rách”
1. Giải thích câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” - Nghĩa đen: khi dùng chiếc lá này rách, ta có thể dung lá lành hơn đùm lá rách lại.
- Nghĩa bóng: “ lá lành” là người có cuộc sống giàu có, thuận lợi và yên ổn, còn “ lá rách” là người có cuộc sống nghèo khó, khổ cực và khó khan.
- Câu tục ngữ muốn khuyên ra nên yêu thương con người, đùm bọc họ khi họ khó khan, gian khổ.
2. Đánh giá về câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”
- Nhắc nhở chúng ta không nên chê bai, ghẻ lạnh đối với những người khó khan, mà chúng ta nên yêu thương, giúp đỡ học khi học gặp khó khan, đó mới là điều tốt đẹp.
- Trong cuộc sống luôn tồn tại nhiều hoàn cảnh khó khan, chính vì thế mà chúng ta nên giúp đỡ họ
- Lòng thương người, nhân ái của mỗi con người đều có, vậy mà ta hãy nên giúp đỡ mọi người xung quanh gặp khó khan - “ lá lành đùm lá rách” là một hình động rất cần thiết trong xã hội hiện nay.
3. Bình luận về câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” - Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta - Khi chúng ta giúp đỡ người khác thì tâm hồn ta sẽ trở nên thanh thản và yêu đời hơn
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”
- Câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” hoàn toàn đúng
- Chúng ta nên phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư