Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay là gì? Việt Nam đã làm gì để hội nhập với xu thế phát triển chung của thể giới?

1. Xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay là gì? Việt Nam đã làm gì để hội nhập với xu thế phát triển chung của thể giới?
2. Chiến tranh lạnh là gì? Liên hệ ảnh hưởng của chiến tranh lạnh trong cách mạng Việt Nam
8 trả lời
Hỏi chi tiết
7.386
4
4
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
05/12/2017 21:06:09
2,
Chiến tranh Lạnh (1946–1989)  tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia vệ tinh của nó, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
19
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
05/12/2017 21:07:08
1,
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia-dân tộc. Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới.

Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng các thị trường quốc gia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất. Đây là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung.

Khẳng định hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời chỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế. Sự lựa chọn tất yếu này còn được quyết định bởi rất nhiều lợi ích mà hội nhập quốc tế tạo ra cho các nước. Dưới đây, xin nêu những lợi ích chủ yếu của hội nhập quốc tế mà các nước có thể tận dụng được:

Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế.

Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến.

Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.

Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.

Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước và không bị lề hóa.

Thứ bảy, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền.

Thứ chín, hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển.

Thứ mười, hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế để các nước tập trung cho phát triển; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới .

Tuy nhiên, hội nhập không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt các nước trước nhiều bất lợi và thách thức, trong đó đặc biệt là:

Một, hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậu quả về mặt kinh tế-xã hội.

Hai, hội nhập làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài và, do vậy, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế.

Ba, hội nhập không phân phối công bằng lơi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu-nghèo.

Bốn, trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngàng sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp. Do vậy, họ dễ có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường.

Năm, hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước (theo quan niện truyền thống về độc lập, chủ quyền) và phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định ở các nước đang phát triển.

Sáu, hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài.

Bảy, hội nhập có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp…

Như vậy, hội nhập đồng thời đưa lại cả lợi ích lẫn bất lợi đối với các nước. Tuy nhiên, không phải cứ hội nhập là đương nhiên hưởng đầy đủ tất cả các lợi ích và gánh mọi bất lợi như đã nêu trên.
2
4
Nguyễn Nhật Thúy ...
05/12/2017 21:07:55
-Các quốc gia trong cộng đồng quốc tế là những con tàu đang vượt sóng, mà một động cơ quan trọng là văn hóa, yếu tố xác định bản sắc của con tàu. Trước đợt sóng toàn cầu hóa và hội nhập liên tục xô bờ, từ người thuyền trưởng cho tới thuyền viên, thợ máy... phải nhanh nhạy trong nhận thức, chuyển biến kịp thời về tư duy, nhất là tư duy văn hóa để mỗi người trên cương vị của mình góp phần vận hành, chèo lái có hiệu quả hội nhập văn hóa, một trong ba trụ cột quan trọng của chính sách đối ngoại, vì hội nhập quốc tế nói chung, và hội nhập văn hóa nói riêng là sự nghiệp của toàn dân.
-Hiện nay, để thực hiện tốt hội nhập toàn diện, cần có một khung pháp lý hoàn chỉnh cho các hoạt động văn hóa và văn hóa đối ngoại. Trong văn hóa đối ngoại, lợi ích cùng giá trị tạo dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau phải có thời gian thể hiện và chiêm nghiệm, chứ chưa thể cân đo, đong đếm ngay được. Vì vậy trong hoạt động cụ thể, cần có những quy chế, quy định rõ ràng được làm gì, làm đến đâu. Nếu người làm công tác văn hóa đối ngoại mà chỉ lo cho "tròn vai", "xong việc" với những kết quả không tương xứng là không đáp ứng được yêu cầu.
4
1
Trịnh Quang Đức
05/12/2017 21:12:12
Chiến tranh thế giới là gì?
Chiến tranh thế giới hay còn gọi là chiến tranh lạnh,là một cuộc đối đầu về ý thức hệ, kinh tế và địa chính trị giữa 2 phe: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản sau Thế chiến thứ hai. Đây có lẽ là cuộc chiến tranh lạnh được nhiều người biết đến trong lịch sử của thế kỷ 20. Bản chất chung của cuộc chiến là sự mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên bang Xô Viết những năm sau chiến tranh của Thế chiến thứ hai.
8
0
Trịnh Quang Đức
05/12/2017 21:12:57
Xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay là gì? Việt Nam đã làm gì để hội nhập với xu thế phát triển chung của thể giới?
- Cơ hội và thách thức:

+ Cơ hội: xu thế hòa bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hóa kt tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển quốc tế. Mặt khác, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kt quốc tế.

+ Thách thức:

+) Những vấn đề toàn cầu như phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia... gây tác động bất lợi đối với nước ta.

+) Nền kt phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả 3 cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia; những biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác động nhanh và mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn thậm chí khủng hoảng kt tài chính.

+) Ngoài ra, lợi dụng toàn cầu hóa, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" chống phá chế độ chính trị và sự ổn định phát triển của nước ta.

Những cơ hội và thách thức trên có mối quan hệ, tác động qua lại, có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội ko tự phát huy tác dụng mà phụ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội, tận dụng cơ hội tốt cơ hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua thử thách, tạo ra cơ hội lớn hơn và ngược lại
1
2
NoName.136057
11/12/2017 19:51:32
1. Nêu nguyên nhân sự liên kiết khu vực?
2. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp đã thi hành những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục nào? Mục đích của thủ đoạn đó là gì?
=> Có ai giúp mình không ạ? Câu này có trong đề thi môn sử ở trường mình mà mình ko biet lm.
4
1
Ducanhdeptraibodoi
29/07/2018 13:39:53
Những xu thế phát triển của thế giới ngày nay bao gồm:
- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
- Xác lập một Trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm.
- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.
⟹ Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
1
0
NguyễnNhư
26/12/2023 23:59:38
1.
Một là xu thế hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế
Hai là sự tan rã của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm
Ba là sau "chiến tranh lạnh" và dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh các chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm
Bốn là từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều khu vực lại xảy ra những cuộc xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái
--> Xu thế chung ngày nay là hoà bình ổn định và phát triển kinh tế
2.
Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k