Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn theo cách quy nạp khoảng 12 câu phân tích giá trị thắt nút và mở nút của chi tiết nghệ thuật đó

viết đoạn văn theo cách quy nạp khoảng 12 câu phân tích giá trị thắt nút và mở nút của chi tiết nghệ thuật đó
 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.850
3
1
rastar
21/01/2021 22:07:03
+5đ tặng
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 15) theo cách diễn dịch, nêu cảm nhận của em về chi tiết "cái bóng" trên tường trong "Chuyện người con gái Nam Xương"( Nguyễn Dữ).
=> Tham khảo đoạn văn sau:
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chi tiết cái bóng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cách kể chuyện(1). “Cái bóng” có ý nghĩa thắt nút và mở nút câu chuyện(2). Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng tình cảm của người cha, nên hàng đêm Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó(3). “Cái bóng” đã nói lên tình yêu sâu nặng mà nàng dành chồng, bởi nàng coi mình là hình còn chồng là bóng, gắn bó không rời dù xa vời cách trở!(4). “Cái bóng” còn là tấm lòng của người mẹ, nhắc nhở con về người cha nó chưa từng gặp mặt(5). Ngờ đâu, lòng thủy chung và sự hi sinh âm thầm của nàng lại phải trả giá bằng cái chết bi thảm(6). Bé Đản mới ba tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thít và không bao giờ bế nó nên khi Trương Sinh hỏi đã trả lời: “Thế ông cũng là cha tôi ư?”(7). Lời nói của bé Đản về người cha khác ( chính là cái bóng ) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tuông của Trương Sinh và chàng lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi, đẩy nàng đến cái chết đầy oan ức(8). Ngòi bút nhà văn xót xa đau đớn, thể hiện sâu sắc trái tim nhân đạo của ông(9). Chung với tấm lòng dân gian, Nguyễn Dữ đau cùng nàng Vũ Nương tội nghiệp, bất hạnh: “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”….”(10). Bao nhiêu là đau đớn trong lời kêu than của Vũ Nương!(11).“Cái bóng” cũng là chi tiết mở nút câu chuyện(12). Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của mình trên tường(13). Bao nhiêu nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hóa giải nhờ “cái bóng”(14). Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết “cái bóng” đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức; giá trị tố cáo xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc, càng thêm sâu sắc hơn(15).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
Gonduc
21/01/2021 22:07:23
+4đ tặng
Đầu tiên, chiếc bóng có tính chất thắt nút chính là chiếc bóng mà Vũ Nương chỉ cho con bảo đó là cha trong quãng thời gian mà Trương Sinh đi lính. Ban đầu, xuất phát từ tình yêu thương con, Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha con, mong con không bị thiếu thốn tình yêu thương. Nhưng nàng đâu ngờ rằng, chính chiếc bóng đó đem đến bi kịch cho nàng sau này. Trương Sinh đã sẵn tính hay ghen, nay còn nghe lời con trẻ mà đổ oan cho vợ. Hình ảnh người đàn ông đêm nào cũng đến minh chứng cho sự ngoại tình vụng trộm, lén lút; mẹ Đản đi cũng đi, ngồi cũng ngồi thể hiện cho sự quyến luyến, gắn bó, thân mật; nhưng không bao giờ bế Đản cả thể hiện cho việc khác máu tanh lòng, không phải ruột thịt. Vì thế, chính chiếc bóng mà Vũ Nương chỉ cho con là chiếc bóng thắt nút, đem đến bi kịch của cuộc đời nàng, đẩy nàng vào nỗi oan không thể giãi bãy được, chỉ còn biết nương tựa vào ông trời. Còn chiếc bóng có tính chất gỡ nút cũng như giải oan cho Vũ Nương chính là chiếc bóng của Trương Sinh. Chàng sau khi hiểu ra tất cả, đã thấu hiểu được nỗi oan tình của vợ. Chỉ đáng tiếc là nàng cũng chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Qua đó, ta thấy được số phận bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, cũng như thấy được sự tài tình trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của Nguyễn Dữ. Tóm lại, trong Chuyện người con gái Nam Xương, chi tiết chiếc bóng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, vừa có ý nghĩa thắt nút, vừa có ý nghĩa mở nút cho câu chuyện.
2
2
Nguyễn Hà Linh
21/01/2021 22:07:30
+3đ tặng
Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, béĐản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. trong những ngày tháng xa chồng, nàg luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện.Vũ Nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng:1 đếm phòng không vắng vẻ, bé đản chỉ bóng cha mình trên vách nói rằng cha đản lại dến.Trương Sinh bây h mớ ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hya lưỡng ý của trương sinh. chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. nó góp fần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k